Bài 15. Bài toán về chuyển động ném ngang

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0

BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG

I. Khảo sát chuyển động của vật ném ngang

1. Chọn hệ trục toạ độ và gốc thời gian

  • Chọn hệ trục toạ độ Đề-các xOy, trục Ox hướng theo véc tơ vận tốc \(\vec{v_0}\), trục Oy hướng theo véc-tơ trọng lực \(\vec{P}\)
  • Chọn gốc thời gian lúc bắt đầu ném vật.

2. Phân tích chuyển động ném ngang

v O x y M Mx My v v x y

  • Chuyển động của các hình chiếu Mx và My trên các trục Ox gọi là các chuyển động thành phần của vật M
 Trên trục OxTrên trục Oy
Dạng chuyển độngthẳng đềurơi tự do
Gia tốc\(a_x\)=0\(a_y\)\(g\)
Vận tốc\(v_x=v_0\)\(v_y=g.t\)
Phương trình\(x=v_0.t\)\(y=\dfrac{1}{2}g.t^2\)

II. Xác định chuyển động của vật

1. Dạng của quỹ đạo và vận tốc của vật

Phương trình quỹ đạo:

\(y=\dfrac{g}{2.v_0^2}.x^2\)

➢ Quỹ đạo của vật là 1 nửa đường Parabol 

 

 

2.Thời gian chuyển động

- Thời gian chuyển động của vật bị ném ngang bằng thời gian rơi tự do từ cùng một độ cao h

  •  Gọi \(h\) là độ cao của vật.
  •  Vật chạm đất khi \(y=h\Rightarrow \dfrac{1}{2}g.t^2=h\Rightarrow t=\sqrt{\dfrac{2h}{g}}\)

3. Tầm ném xa (Tính theo phương ngang)

\(L=v_0.t=v_0.\sqrt{\dfrac{2h}{g}}\)

4. Vận tốc của vật tại một điểm trên quỹ đạo: có độ lớn bằng:

\(v=\sqrt{v_0^2+\left(gt\right)^2}\)

 

Khách

DQ
18 tháng 3 2021 lúc 11:33

Vì nội dung bài này không khác nhiều phiên bản giáo viên đã tạo ra nên không được thưởng nhé.

Chúc em học tốt và mong em tiếp tục chia sẻ các kiến thức hữu ích khác.

· Trả lời (0)
Xem thêm bình luận...