Bài 15. Bài toán về chuyển động ném ngang

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG

I. Khảo sát chuyển động của vật ném ngang

1. Chọn hệ trục toạ độ và gốc thời gian

  • Chọn hệ trục toạ độ Đề-các xOy, trục Ox hướng theo véc tơ vận tốc \(\vec{v_0}\), trục Oy hướng theo véc-tơ trọng lực \(\vec{P}\)
  • Chọn gốc thời gian lúc bắt đầu ném vật.

2. Phân tích chuyển động ném ngang

v O x y M Mx My v v x y

  • Mx và My là hình chiếu của chuyển động M trên các trục Ox và Oy gọi là các chuyển động thành phần.
  • Chuyển động của vật trên trục Ox: 

         \(a_x=0\)

         \(v_x=v_0\) (1)

         \(x=v_0.t\) (2)

  • Chuyển động của vật trên trục Oy:

         \(a_y=g\)

         \(v_y=g.t\)  (3)

         \(y=\dfrac{1}{2}g.t^2\) (4)

II. Xác định chuyển động của vật

1. Dạng của quỹ đạo và vận tốc của vật

  • Phương trình quỹ đạo:

         (2) \(\Rightarrow t = \dfrac{x}{v_0}\)

  • Thế vào (4) ta được: \(y = \dfrac{g}{2{{v}_{o}}}{{x}^{2}}\)
  • Phương trình vận tốc: \(v =\sqrt{v_x^2+v_y^2} = \sqrt{v_{o}^{2}+{{(gt)}^{2}}}\)

2.Thời gian chuyển động

  •  Gọi \(h\) là độ cao của vật.
  •  Vật chạm đất khi \(y=h\Rightarrow \dfrac{1}{2}g.t^2=h\Rightarrow t=\sqrt{\dfrac{2h}{g}}\)

3. Tầm ném xa

  \(L = x_{max}\) vào lúc \(t =\sqrt{\dfrac{2h}{g}}\) 

 \(\Rightarrow L = v_0.\sqrt{\dfrac{2h}{g}}\)