Đây là phiên bản do tinh tranvan
đóng góp và sửa đổi vào 29 tháng 4 2021 lúc 20:29. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác
- Cuối thế kỷ III TCN, nước Văn Lang không còn yên bình, vua quan không chăm lo việc nươc, đời sống nhân dân muôn vàn khó khăn.
- Giữa lúc đó, năm 218 TCN, Vua Tần đánh xuống phương Nam. Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần đã kéo đến vùng Bắc Văn Lang. Cuộc kháng chiến bùng nổ.
- Trước tình hình như vậy, người Tây Âu và Lạc Việt hợp lại, cử Thục Phán chỉ huy. Người Việt trốn vào rừng, ngày ở yên, đêm ra đánh.
- Kết quả: Năm 209 TCN, Người Việt đánh tan quân Tần, giết chết Hiệu úy Đồ Thư, quân Tần rút về nước.
- Năm 207 TCN, Thục Phán hợp nhất đất đai Tây Âu và Lạc Việt, lập ra nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa – Đông Anh - Hà Nội ngày nay), đây là nơi đông dân, nằm ở trung tâm đất nước, gần với sông Hồng, có sông Hoàng chảy qua. Sông Hoàng là nơi nối với sông Hồng ở mạn Bắc và sông Cầu ở mạn Nam.
- Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương không có gì thay đổi, đừng đầu là An Dương Vương, giúp vua có Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia thành nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu. Làng, chạ vẫn do Bồ chính cai quản.
=> Nhìn chung, bộ máy nhà nước thời An Dương Vương đã chặt chẽ hơn, quyền lực nhà vua cũng cao hơn.
- Nước ta cuối thời Hùng Vương và đầu thời Âu Lạc đã có những tiến bộ đáng kể.
+ Nông nghiệp: Lưỡi cày đồng dùng phổ biến, lúa gạo, rau, củ... nhiều hơn, chăn nuôi, đánh cá, săn bắn phát triển.
+ Thủ công nghiệp: Đồ gốm, dệt vải phát triển, đặc biệt là ngành xây dựng và luyện kim. Giáo, mác, mũi tên đồng, cuốc sắt,...được sử dụng ngày càng nhiều.
+ Xã hội: Dân số tăng, phân biệt giữa các tầng lớp sâu sắc.