Bài 14. Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thủy sản

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

a. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản:

- Chất thải của hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Hoạt động sản xuất công nghiệp

- Nước thải sinh hoạt, y tế,…

nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt

b. Biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản

- Xử lí các nguồn nước thải.

- Kiểm soát môi trường nuôi thủy sản:

+ Thực hiện chế độ ăn hợp lí cho thủy sản.

+ Sử dụng ao lắng.

sử dụng ao lắng
Sử dụng ao lắng

+ Sử dụng chế phẩm sinh học.

+ Lọc sinh học.

+ Sử dụng thực vật thủy sinh.

+ Sử dụng hóa chất.

II. KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

a. Nguồn lợi thủy sản

- Nguyên nhân suy giảm:

+ Khai thác thủy sản quá mức.

+ Sử dụng ngư cụ cấm.

đánh bắt cá bằng kích điện
Đánh bắt cá bằng kích điện

+ Khai thác thủy sản mang tính hủy diệt.

+ Xả thải.

- Hậu quả:

+ Ô nhiễm môi trường sống của thủy sản.

+ Chặn đường di cư của thủy sản.

b. Các khu vực cần được bảo vệ

- Nơi tập trung các loài thủy sản và môi trường sống của chúng.

- Khu vực tập trung sinh sản.

- Khu vực tập trung con non sinh sống.

- Đường di cư của các loài thủy sản.

bãi đẻ của rùa
Bãi ương giống rùa

c. Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- Khai thác hợp lí thủy sản.

- Tái tạo nguồn lợi thủy sản.

- Bảo vệ đường di cư của các loài thủy sản.

- Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.

- Bảo vệ rừng ngập mặn, phát triển khu bảo tồn biển, khu bảo tồn nội địa.

khu bảo tồn biển
San hô tại khu bảo tồn biển Phú Quốc