Đây là phiên bản do Thảo Phương
đóng góp và sửa đổi vào 27 tháng 6 2021 lúc 9:45. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácBài 1: Cặp công thức đúng của magie nitrua và nhôm nitrua là:
A. Mg3N2 và AlN B. Mg2N và AlN3
C. MgN và Al3N D. Mg3N và Al2N3
Bài 2: Một oxit nitơ có tỉ khối hơi so với H2 là 54. Thành phần % khối lượng của oxi trong oxit đó là:
A. 46,67% B. 25,92% C. 74,074% D. 53,33%
Bài 3: Dãy nào dưới đây gồm các chất mà nguyên tố nitơ có khả năng vừa thể hiện tính oxi hóa vừa tính khử khi tham gia phản ứng hóa học?
A. NH3, N2O5, N2, NO2 B. NH3, NO, HNO3, N2O5
C. N2, NO, NO2, N2O5 D. NO2, N2, NO, N2O3
Bài 4: Phần trăm khối lượng của N trong một oxit của nó là 30,43%.Tỉ khối của A so với He bằng 23. Xác định CTPT của oxit đó là:
A. N2O B. N2O4 C. N2O5 D. NO2
Bài 5: Nguyên tố M tạo được hợp chất khí với hiđro có dạng MH3, trong đó H chiếm 17,64% khối lượng. Tính % khối lượng của nguyên tố M trong oxit cao nhất?
A. 25, 926% B. 36,842% C. 43,662% D. 53,36%
Bài 6: R có oxit cao nhất là R2O5, trong hợp chất của R với hiđro có 17,64% khối lượng H. Nguyên tố R là:
A. S B. P C. N D. Cl
Bài 7: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Hai câu trên mô tả cho phương trình hóa học nào sau đây?
A. N2 + O2→ 2NO B. 2NH3+ CO2→ (NH2)2CO + H2O
C. 2NO + O2 → 2NO2 D. (NH2)2CO + 2H2O→ (NH4)2CO3
Bài 8: Trong các oxit của nito thì oxit được điều chế trực tiếp từ phản ứng của nitơ với oxi là:
A. NO2 B. NO C. N2O D. N2O5
Bài 9: Cho 2,64 gam kim loại tác dụng với N2 tạo nên 2,92 gam nitrua. Công thức của nitrua đó là:
A. Ba3N2 B. Sr3N2 C. AlN D. Đáp án khác
Bài 10: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam P bằng oxi dư rồi cho sản phẩm vào 200 gam dung dịch NaOH 5%. Tính tổng khối lượng muối thu được?
A. 16,2 B. 25,1 C. 32,8 D. 29,6
Bài 11: Khí nitơ có thể được tạo thành bằng phản ứng hóa học nào sau đây?
A. Đốt cháy NH3 trong oxi khi có mặt chất xúc tác Pt
B. Nhiệt phân NH4NO3
C. Nhiệt phân AgNO3
D. Nhiệt phân NH4NO2
Bài 12: Người ta sản xuất khí nitơ trong công nghiệp bằng cách nào đây?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
B. Nhiệt phân NH4NO3
C. Dùng phương pháp dời nước
D. Nhiệt phân HNO3
Bài 13: Để sản xuất nitơ trong công nghiệp, người ta chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Phương pháp này có thể dùng sản xuất một khí khác, khí đó là:
A. O2 B. CO2 C. H2 D. N2
Bài 14: Trộn 200 ml dung dịch Ca(H2PO4)2 1M với 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 31 B. 45 C. 54,4 D. 54
Bài 15: Người ta điều chế khí N2 từ phản ứng nhiệt phân muối amoni nitrit theo phương trình NH4NO2 → N2+ 2H2O. Biết khi nhiệt phân 32 gam muối thu được 10 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng này là:
A. 6,67% B. 75,00% C. 68,75% D. 80%
Bài 16: Cho dung dịch có chứa 0,25 mol KOH vào dung dịch có chứa 0,1 mol H3PO4. Muối thu được sau phản ứng là:
A. K2HPO4 và K3PO4 B. K2HPO4 và KH2PO4
C. K3PO4 và KH2PO4 D. KH2PO4 và K2HPO4 và K3PO4
Bài 17: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do:
A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ, phân tử không phân cực
B. Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nitơ
C. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử còn một cặp electron chưa tham gia liên kết
D. Trong phân tử N2 chứa liên kết 3 rất bền
Bài 18: N2 phản ứng với O2 tạo thành NO ở điều kiện nào dưới đây?
A. điều kiện thường B. nhiệt độ cao khoảng 1000C C. nhiệt độ cao khoảng 10000C D. nhiệt độ khoảng 30000C
Bài 19: Trộn 30 ml NO với 30 ml O2. Hỗn hợp sau phản ứng có thể tích (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất) là:
A. 60 ml B. 300 ml C. 45 ml D. 90 ml
Bài 20: Người ta điều chế khí N2 từ phản ứng nhiệt phân muối amoni đicromat theo phương trình (NH4)2Cr2O7 → Cr2O3+ N2+ 4H2O. Biết khi nhiệt phân 32 gam muối thu được 20 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng này là:
A. 90% B. 94,5% C. 91% D. 80%
Bài 21: Trong phòng thí nghiệm để điều chế nito, người ta nhiệt phân NH4NO2, nhưng thực tế do chất này kém bền khó bảo quản nên người ta thường trộn hai dung dịch X và Y lại với nhau. Đó là:
A. NaNO2 và NH4Cl B. KNO2 và NH4NO3
C. NaNO2 và NH4NO3 D. KNO2 và NH4Cl
Bài 22: Nhiệt phân dung dịch hòa tan m gam hỗn hợp NH4Cl và NaNO2 có tỉ lệ số mol NH4Cl : NaNO2= 2:3 thu được 5,6 lít N2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 22,4 gam B. 26,17 gam C. 78,5 gam D. 39,25 gam
Bài 23: Nhiệt phân hoàn toàn 16 gam NH4NO2 trong bình kín dung tích 10 lít rồi đưa nhiệt độ bình về 1270C. Khi đó áp suất khí trong bình là:
A. 8,2 atm B. 0,82 atm C. 2,46 atm D. 1,64 atm
Bài 24: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch Al2(SO4)3. Hiện tượng quan sát được là:
A. Có kết tủa keo trắng xuất hiện, sau đó kết tủa lại tan tạo dung dịch trong suốt
B. Có kết tủa keo màu trắng xuất hiện
C. Có kết tủa màu xanh nhạt xuất hiện, sau đó kết tủa lại tan dần
D. Không có hiện tượng gì
Bài 25: Amoniac phản ứng được với nhóm chất nào sau đây trong điều kiện thích hợp?
A. O2, CuO, Cu(OH)2, HNO3, NH4HSO4
B. Cl2, CuO, Ca(OH)2, HNO3, Zn(OH)2
C. Cl2, O2, HNO3, AgNO3, AgI
D. Cl2, HCl, Zn(OH)2, Al(OH)3
Bài 26: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước
B. Dung dịch NH3 là một bazơ yếu
C. Phản ứng tổng hợp NH3 là phản ứng thuận nghịch
D. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O
Bài 27: Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo.Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch H2SO4 loãng B. Dung dịch NaCl
C. Dung dịch HCl D. Dung dịch NH3
Bài 28: Cho các phản ứng:
a)NH3+ HCl → NH4Cl
b) 4NH3+ 3O2 → 2 N2+ 6 H2O
c) 3NH3+ 3 H2O + AlBr3→ Al(OH)3+ 3NH4Br
d) NH3+ H2O ↔ NH4++ OH-
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. NH3 là bazơ trong phản ứng a, c, d và là chất khử trong phản ứng b
B. NH3 là bazơ trong phản ứng a, c, d và là chất oxi hóa trong phản ứng b
C. NH3 là bazơ trong phản ứng a, d và là chất khử trong phản ứng b, c
B. NH3 là axit trong phản ứng a, c, d và là chất khử trong phản ứng b
Bài 29: Cho 2,13 gam P2O5 vào dung dịch có chứa 1,6 gam NaOH, thêm nước vào cho vừa đủ 400 ml. Tính CM của các muối trong dung dịch thu được?
A. 0,01 và 0,02 B. 0,025 và 0,05
C. 0,0375 và 0,0375 D. 0,015 và 0,015
Bài 30: Cho lượng khí NH3 đi từ từ qua ống sứ chứa 32 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn A và 2,24 lít khí N2 (đktc). Chất rắn A phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:
A. 180 B. 200 C. 100 D. 150
Bài 31: Dẫn V lít khí NH3 đi qua ống sứ đựng lượng dư bột CuO (m gam) nung nóng thu được (m-4,8) gam chất rắn X và V’ lít khí Y (đktc). Giá trị của V’ là:
A. 4,48 B. 2,24 C. 1,12 D. 3,36
Bài 32: Cho vào bình kín thể tích không đổi 0,2 mol NO và 0,3 mol O2, áp suất trong bình là P1. Saukhi phản ứng hoàn toàn đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất là P2. Tỉ lệ của P1 và P2 là:
A. P1= 1,25P2 B. P1= 0,8P2 C. P1=2P2 D. P1= P2
Bài 33: Hợp chất X có các đặc điểm sau:
(1)Là chất khí ở nhiệt độ thường, nhẹ hơn không khí
(2)Được thu bằng phương pháp đẩy không khí
(3)Bị hấp thụ bởi dung dịch HCl đặc tạo khói trắng
X là chất nào trong các chất sau?
A. NH3 B. N2 C. SO2 D. O2
Bài 34: Có các so sánh NH3 với NH4+:
(1)Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa -3
(2) NH3 có tính bazơ, NH4+ có tính axit
(3) Phân tử NH3 và ion NH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị
(4) NH3 và NH4+ đều tan tốt trong nước
Số so sánh đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Bài 35: Hấp thụ V lít khí NH3 (đktc) vào dung dịch Al2(SO4)3 dư thu được m gam kết tủa. Đem nung m gam kết tủa này đến khối lượng không đổi thu được (m-1,08) gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 1,56 gam B. 6,24 gam C. 3,12 gam D. 0,78 gam
Bài 36: Sục khí NH3 dư vào 200 ml dung dịch hỗn hợp chứa AlCl3 1M và CuCl2 0,5M sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa, lọc kết tủa đem nung nóng đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng là bao nhiêu?
A. 10,2 gam B. 20,4 gam C. 18,2 gam D. 28,4 gam
Bài 37: Dẫn 1,344 lít khí NH3 vào bình chứa 0,672 lít khí Cl2 (đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:
A. 1,07 gam B. 2,14 gam C. 1,605 gam D. 3,21 gam
Bài 38: Cho lượng khí NH3 đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn A và một khí B. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl 1M. Tính thể tích khí N2 (đktc) được tạo thành sau phản ứng:
A. 0,224 lít B. 0,448 lít C. 0,336 lít D. 0,112 lít
Bài 39: Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 32 gam bột CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí Y. Thể tích khí Y sinh ra là:
A. 2,24 B. 1,12 C. 3,36 D. 1,344
Bài 40: Hòa tan 14,2 gam P2O5 trong 250 g dung dịch H3PO4 9,8%. Nồng độ % của dung dịch axit H3PO4 thu được là:
A. 5,4 B. 14,7 C. 16,7 D. 17,6
Bài tập tự luận :
Bài 1:Viết phương trình thực hiện dãy biến hóa (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
a.N2 → NO → NO2 → HNO3 → Cu(NO3)2 → NO 2
b.Ca3(PO4)2 → P→ P2O5 → H3PO4 →K3PO4
Bài 2 : Rót dung dịch chứa 11,76 gam H3PO4vào dung dịch chứa 16,80 gam KOH.Sau phản ứng, cho dung dịch bay hơi đến khô. Tính khói lượng muối khan thu được.(Cho K=39, H=1, O=16,P=31)
Bài 3: Khi hòa tan 30 gam hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO31 M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 (l) khí NO duy nhất (ở đktc).Tính khối lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu.