Bài 14: Bài thực hành 2

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

Thí nghiệm 1. Tính oxi hóa của axit nitric đặc và loãng.

Cách tiến hành: Chuẩn bị 2 ống nghiệm sạch (1) và (2), cho vào 2 ống nghiệm các hóa chất sau:

  • Ống nghiệm 1: 0,5ml dung dịch HNO3 đặc (68%) và một mảnh đồng nhỏ.
  • Ống nghiệm 2: 0,5ml dung dịch HNO3 loãng (15%) và một mảnh đồng nhỏ.

Nút các đầu ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH. Đun nóng nhẹ ống nghiệm thứ 2. Quan sát màu của khí bay ra và màu của dung dịch trong mỗi ống nghiệm.

Hiện tượng: 

  • Ống nghiệm 1: Có khí màu nâu đỏ bay lên, dung dịch trong ống nghiệm chuyển dần thành màu xanh.
  • Ống nghiệm 2: Có khí không màu bay lên, sau đó khí chuyển sang màu nâu đỏ, dung dịch cũng chuyển dần sang màu xanh.

Giải thích: HNO3 đặc có tính oxi hóa mạnh hơn HNO3 nên đã oxi hóa Cu thành \(\overset{+2}{Cu}\) và bị khử thành NO2 màu nâu đỏ. Còn HNO3 loãng vì có tính oxi hóa yếu hơn nên đã bị Cu khử thành khí NO không màu sau đó phản ứng với oxi trong không khí chuyển thành khí NO2 màu nâu đỏ. Dung dịch trong hai ống nghiệm có màu xanh của ion Cu2+.

Phương trình hóa học:

​Cu     +   4HNO3 đặc   →   Cu(NO3)2   +   2NO2   +   2H2O

3​Cu + 8HNO3 loãng \(\underrightarrow{t^o}\) 3Cu(NO3)2   +  2NO   +   4H2O

Thí nghiệm 2. Tính oxi hóa của kali nitrat nóng chảy

Cách tiến hành: Cho một ít tinh thể KNO3 vào ống nghiệm rồi đốt cho nóng chảy. Khi muối bắt đầu nóng chảy và có các bọt khí xuất hiện vẫn tiếp tục đốt nóng ống nghiệm, đồng thời dùng kẹp sắt đốt một mẩu than gỗ đến khi than nóng đỏ thì thả vào ống nghiệm chứa KNO3 nóng chảy.

Hiện tượng: Than nóng đỏ sẽ bùng cháy trong KNO3 nóng chảy, có tiếng nổ lách tách.

Giải thích: Đó là do KNO3 bị nhiệt phân giải phóng khí oxi. Cacbon cháy trong oxi mãnh liệt hơn trong không khí.

Phương trình hóa học:

2KNO  \(\underrightarrow{t^o}\)   2KNO2   +   O2

C   +   O2   \(\underrightarrow{t^o}\)   CO2

Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học

Cho 3 mẫu phân bón: amoni sunfat, kali clorua và supephotphat kép. Phân biệt 3 loại phân bón trên.

Cách tiến hành: 

  • Bước 1: Lấy mỗi mẩu một mẩu bằng hạt ngô vào từng ống nghiệm riêng biệt. Cho vào mỗi ống nghiệm 4 - 5 ml nước cất và lắc nhẹ cho đến khi các chất tan hết.
  • Bước 2: Lấy khoảng 1 ml dung dịch của mỗi loại phân bón vừa pha chế vào từng ống nghiệm riêng. Cho vào mỗi ống nghiệm 0,5 ml NaOH rồi đun nóng nhẹ. Đặt vào đầu mỗi ống nghiệm một mẩu giấy quỳ tím ẩm.

➜ Nhận biết được amoni sunfat vì ống nghiệm chứa amoni sunfat sẽ có khí bay lên và làm xanh quỳ tím ẩm. Hai ống nghiệm còn lại không có hiện tượng gì.

(NH4)2SO4   +   NaOH   →  Na2SO4   +   NH3   +   H2O

NH4+   +   OH-   →   NH3   +   H2O

  • Bước 3: Lấy 1 ml dung dịch vừa pha chế của 2 loại phân bón còn lại vào ống nghiệm khác. Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào từng ống.

➜ Ống nghiệm đựng dung dịch kali clorua có xuất hiện kết tủa trắng, ống nghiệm đựng dung dịch supephotphat kép không có hiện tượng.

KCl    +    AgNO3     →    AgCl (màu trắng)    +  KNO3 

Ag+   +    Cl-     →    AgCl

II. TƯỜNG TRÌNH

Thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượngGiải thích - PTHH

Thí nghiệm 1. Tính oxi hóa của axit nitric đặc và loãng

Cho vào ống nghiệm (1) 0,5ml dung dịch HNO3 đặc và một mẩu đồng nhỏ.

Cho vào ống nghiệm (1) 0,5ml dung dịch HNO3 loãng và một mẩu đồng nhỏ. Đun nóng.

Ống nghiệm 1: Có khí màu nâu đỏ bay lên, dung dịch trong ống nghiệm chuyển dần thành màu xanh.

Ống nghiệm 2: Có khí không màu bay lên, sau đó khí chuyển sang màu nâu đỏ, dung dịch cũng chuyển dần sang màu xanh.

Ống nghiệm 1: HNO3 đặc có tính oxi hóa mạnh đã oxi hóa Cu kim loại thành Cu và bị khử thành NO2 có màu nâu đỏ

Ống nghiệm 2: HNO3 loãng, nóng đã oxi hóa Cu và giải phóng khí NO là 1 khí không mài, sau đó NO bị oxi hóa thành khí NO2 có màu nâu đỏ.

​Cu     +   4HNO3 đặc   →   Cu(NO3)2   +   2NO2   +   2H2O

3​Cu + 8HNO3 loãng \(\underrightarrow{t^o}\) 3Cu(NO3)2   +  2NO   +   4H2O

Thí nghiệm 2. Tính oxi hóa của kali nitrat nóng chảy

Cho một ít tinh thể KNO3 vào ống nghiệm rồi đốt cho nóng chảy.  Sau thả vào ống nghiệm chứa KNO3 nóng chảy một mẩu than nung đỏ.Than nóng đỏ sẽ bùng cháy trong KNO3 nóng chảy, có tiếng nổ lách tách.

Đó là do KNO3 bị nhiệt phân giải phóng khí oxi. Cacbon cháy trong oxi mãnh liệt hơn trong không khí.

 

2KNO  \(\underrightarrow{t^o}\)   2KNO2   +   O2

C   +   O2   \(\underrightarrow{t^o}\)   CO2

Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học

 

Nhận biết dung dịch amoni sunfat bằng dung dịch NaOH.

 

Ống nghiệm chứa amoni sunfat sẽ có khí bay lên và làm xanh quỳ tím ẩm.

 

(NH4)2SO4   +   NaOH   →  Na2SO4   +   NH3   +   H2O

NH4+   +   OH-   →   NH3   +   H2O

Nhận biết kali clorua bằng dung dịch bạc nitrat AgNO3.Ống nghiệm đựng dung dịch kali clorua có xuất hiện kết tủa trắng,

KCl    +    AgNO3     →    AgCl (màu trắng)    +  KNO3 

Ag+   +    Cl-     →    AgCl

Còn lại là dung dịch supephotphat kép.Ống nghiệm đựng dung dịch supephotphat kép không có hiện tượng. 

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Thảo Phương đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (27 tháng 6 2021 lúc 9:30) 0 lượt thích