Bài 11. Những chuyển biến về xã hội

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
1 coin

1. Sự phân công lao động được hình thành như thế nào?

- Sản xuất nông nghiệp lúa nước ngày càng phát triển. Do đó, số người làm nông nghiệp tăng lên và có sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà:

+ Đàn ông: một phần làm nông nghiệp, ngoài ra còn săn bắt, đánh cá, chế tác công cụ như đúc đồng, làm đồ trang sức (nghề thủ công).

+ Phụ nữ: làm việc nhà, sản xuất nông nghiệp, làm gốm, dệt vải.

=> Địa vị của người đàn ông ngày càng quan trọng.

2. Xã hội có gì đổi mới?

- Do sản xuất phát triển, cuộc sống của con người ngày càng ổn đình, từ đó, hình thành hàng loạt làng bản gọi là chiềng chạ; nhiều chiềng chạ có quan hệ chặt chẽ với nhau hợp thành bộ lạc.

- Do vị trí của người đàn ông ngày càng cao hơn cả trong sản xuất và trong gia đình, làng bản.

=> Chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ.

-  Làng bản biết bầu người quản lý, thường là những người già, có nhiều kinh nghiệm, có sức khỏe.

- Nhờ sản xuất phát triển, của cải dư thừa => Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo.

3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?

- Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp cùng với đó là sự phân công lao động đã thúc đẩy sự phát triển xã hội và kinh tế

=>  Từ thế kỷ VIII – I TCN, có nhiều nền văn hóa phát triển cao như: Óc Eo (An Giang), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Đông Sơn (Bắc Bộ – Bắc Trung Bộ).

- Văn hóa Đông Sơn có công cụ, vũ khí bằng đồng: lưỡi cày, lưỡi rìu,... => đồ đồng thay thế đồ đá đã góp phần tạo nên sự chuyển biến trong xã hội..

- Cư dân văn hóa Đông Sơn gọi là cư dân Lạc Việt.

 

Khách