Đây là phiên bản do Vy Nguyễn Đặng Khánh
đóng góp và sửa đổi vào 14 tháng 3 2021 lúc 18:13. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácBA ĐỊNH LUẬT NEWTON
I) Định luật I Newton
1. Định luật: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không. Thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
2. Quán tính
➤ Định luật I được gọi là định luật quán tính và chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính
II) Định luật II Newton
1. Định luật: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
\(\vec{a}=\dfrac{\vec{F}}{m}\) hay \(\vec{F}=m.\vec{a}\)
Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng \(\overset{\to }{\mathop{{{F}_{1}}}}\,,\overset{\to }{\mathop{{{F}_{2}}}}\,,...,\overset{\to }{\mathop{{{F}_{n}}}}\,\) thì \(\overset{\to }{\mathop{F}}\,\)là hợp lực của các lực đó.
\(\overset{\to }{\mathop{F}}\,=\overset{\to }{\mathop{{{F}_{1}}}}\,+\overset{\to }{\mathop{{{F}_{2}}}}\,+...+\overset{\to }{\mathop{{{F}_{n}}}}\,\)
2. Khối lượng và mức quán tính
a) Định nghĩa: Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
b) Tính chất của khối lượng:
3. Trọng lực. Trọng lượng
a) Trọng lực: kí hiệu là \(\overrightarrow{P}\), là lực của Trái Đất tác dụng vào vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do
- Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống và đặt vào một điểm đặc biệt của mỗi vật, gọi là trọng tâm của vật
- Công thức của trọng lực
\(\vec{P}=m.\vec{g}\) |
b) Trọng lượng của vật: kí hiệu là P, là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật. Trọng lượng của vật được đo bằng lực kế
- Công thức tính trong lượng của một vật
\(P=m.g\) |
III) Định luật III Newton
1. Sự tương tác giữa các vật
Khi một vật tác dụng lên vật khác một lực thì vật đó cũng bị vật kia tác dụng ngược trở lại một lực. Ta nói giữa 2 vật có sự tương tác.
2. Định luật
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
\(\overrightarrow{F_{BA}}=-\overrightarrow{F_{AB}}\) |
➤ Độ lớn: FBA = FAB
3. Lực và phản lực
- Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.
- Cặp lực và phản lực có đặc điểm sau :