Kể tên những địa danh của chiến khu Việt Bắc
Kể tên những địa danh của chiến khu Việt Bắc
cho đoạn thơ sau
mình về mình có nhớ ta
.......
cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ...
cảm nhận của anh /chị về cảnh chia tay và tâm trạng của người ra đi trong đoạn thơ và nhận xét về cách dùng đại từ mình ta trong đoạn thơ
Dàn ý hai câu thơ "ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang"
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.”
- Xuân sang, sắc màu thay đổi, không gian Việt Bắc ngập tràn màu trắng tinh khiết trong lành của hao mơ. Hai chữ “trắng rừng” tách riêng thành một nhịp tạo cảm giác bung nở mãnh liệt của hoa mùa xuân, biểu hiện một sức sống dâng trào trong từng cành hoa, ngọn lá.
- In sâu vào nỗi nhớ của người về xuôi là hình ảnh con người Việt Bắc lao động cần mẫn “đan nón chuốt từng sợi giang” để phục vụ cho cuộc sống và còn để dành tặng người cán bộ che mưa che nắng trên đường hành quân vất vả. Chỉ một hành động nhỏ nhưng đã toát lên sự kiên nhẫn, khéo léo của con người Việt Bắc, cảm nhận được cả những đóng góp thầm lặng của người Việt Bắc cho kháng chiến.
=> Nét vẽ chất chứa tấm lòng gắn bó, am hiểu sâu sắc về Việt Bắc của thi nhân vì thế hai câu thơ đã lưu giữ được cả sắc xuân lẫn tình xuân.
Cùng viết về nỗi nhớ nhưng mỗi nhà thơ lại có một cách khám phá, thể hiện của riêng mình.
Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr. 89)
Trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu viết:
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”.
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr. 110)
Cho em xin cái kết đoạn cho 2 câu thơ sau Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắc lưng
ta về mình có nhớ ta... ân tình thủy chung . có ý kiến cho rằng tố hữu đã tạo nên 1 bức tranh tứ bình bằng thơ đặc sắc , bằng cảm nhận về đoạn thơ anh chị hãy bình luận ý kiến trên
Bạn tham khảo nhé:
Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng tiêu biểu của phong trào thơ ca Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Những tác phẩm của ông như một vũ khí nhằm chống lại quân xâm lược, động viên, khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân.
Bài thơ "Việt Bắc" được tác giả viết trong những ngày tác giả đóng quân ở vùng Việt Bắc. Bài thơ thể hiện tình quân dân gắn bó, thiết tha sâu sắc, khi chia tay kẻ ở người đi biết bao lưu luyến, lúc chia tay được tác giả viết lên thành những vần thơ nhiều cảm xúc, nghẹn ngào tâm tư tình cảm.
Xuyên suốt trong bài thơ là những dòng tâm sự, thể hiện tình cảm giữa mình và ta, giữa quân và dân chứa chan, sâu sắc. Tác giả Tố Hữu là người đã tham gia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nên những vần thơ của ông vô cùng giản dị, mộc mạc gần gũi, khi đọc bài thơ lên ta có thể cảm nhận được sự thiêng liêng, nặng trĩu tâm tư trong tình cảm của người chiến sĩ
Bài thơ Việt Bắc được viết theo thể thơ lục bát truyền thống gần gũi, với người nghe. Trong bài thơ nghệ thuật so sánh, ẩn dụ được tác giả Tố Hữu sử dụng rất linh hoạt tài tình thể hiện sự tinh tế trong phong cách ngôn ngữ của tác giả. Đặc biệt bài thơ còn xúc động lòng người khi tác giả phác họa lên một bức tranh tứ bình về thiên nhiên con người Việt Bắc vô cùng tươi đẹp.
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
"Ta" và "mình" thể hiện tình quân dân, nhưng với ngôn ngữ mộc mạc, thể hiện sự gắn bó như người thân trong một gia đình, như những người bạn tri kỷ lâu năm. Nay phải cách xa biết bao tâm sự, bao nhiêu lưu luyến không nỡ rời đi
Tác giả Tố Hữu đã vô cùng khôn khéo khi dẫn dắt người đọc tới những cảnh đẹp vô cùng nên thơ lãng mạn của núi rừng Việt Bắc, vẽ lên một mùa đông ấm áp, nhưng ngập tràn tình yêu thương, niềm tin của những con người phúc hậu nơi đây.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Thiên nhiên Việt Bắc mở ra khiến cho người đọc ngẩn ngơ, bởi vẻ đẹp rất trữ tình của núi rừng Tây Bắc. Những bông hoa chuối đỏ tươi nở lên giữa mùa đông lạnh giá làm cho khung cảnh thiên nhiên tuy lạnh giá nhưng vô cùng sinh động, ấm áp lòng người bởi sắc đỏ của hoa chuối rừng chính nét quyến rũ rất riêng của núi rừng Việt Bắc. Hình ảnh người con gái đi hái măng, lấy nấm với con dao sắc nhọn là vũ khí phòng thân, công cụ làm việc thể hiện sự sinh động của con người trong công việc thường nhật của mình
Đồng thời ánh nắng mùa đông là cho không khí trở nên ấm áp hơn bao giờ hết, không phải là màu u ám, ảm đạm mà chúng ta thường thấy trong những bài thơ khác miêu tả về mùa đông. Mùa đông trong thơ của Tố Hữu vẫn đẹp, vẫn sinh động hấp dẫn lòng người hơn bao giờ hết.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Trong hai câu thơ này tác giả đã linh hoạt chuyển đổi thời gian từ mùa đông sang mùa xuân. Từ hình ảnh hoa chuối rừng đỏ tươi sang sắc hoa mơ trắng trong tinh khiết, thể hiện không khí mùa xuân đang ngập tràn trên mảnh đất Tây Bắc.
Hoa mơ chính là dấu hiệu báo trước khi mùa xuân tới, bởi loại hoa này thường chỉ ra vào mùa xuân, giống như hoa đào và hoa mai. Hình ảnh một rừng hoa mơ trắng thơm ngát quyến rũ, làm say đắm lòng người được gợi mở trong câu thơ làm cho người đọc ngây ngất trước cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đây. Hình ảnh người con gái chuốt từng sợi giang để làm dây gói bánh chưng, bánh tét, làm nón lá khiến cho không khí mùa xuân càng gần gũi ấm áp hơn bất kỳ lúc nào
Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng luôn gắn liền với những con người nơi đây. Khi tác giả Tố Hữu nhớ về thiên nhiên núi rừng Việt Bắc tác giả luôn nhớ về những con người, những hoạt động của con người nơi đây thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả với mảnh đất gắn bó suốt 15 năm.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Sang mùa hè tiếng ve kêu là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Mùa hè là mùa sôi động, nó khác hẳn với sự ấm áp của mùa đông, sự tinh khôi của màu xuân, khi mùa hè tới rừng núi Việt Bắc râm ran tiếng ve kêu, màu vàng của hổ phách kết hợp với tiếng ve khiến cho thiên nhiên nơi đây. Tiếng ve đã phá vỡ sự tĩnh lặng, thể hiện sự chuyển biến thời gian mạnh mẽ.
Bức tranh thiên nhiên về mùa hè của núi rừng Việt Bắc sáng rực màu vàng của hổ phách, huyên náo tiếng ve kêu. Ở mỗi bức tranh tác giả luôn kết hợp thiên nhiên với bóng dáng con người, thể hiện sự kết hợp khôn khéo giữa con người và thiên nhiên nơi đây.
Giữa không gian bao la của núi rừng Việt Bắc tác giả đã khôn khéo kết hợp thiên nhiên có hình ảnh người con gái hái măng rừng, một hành động quen thuộc, gần gũi nhưng được Tố Hữu vẽ lên thật dịu dàng, nên thơ.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Hình ảnh mùa thu trên núi rừng Việt Bắc thật dịu dàng, nên thơ trữ tình hình ảnh ánh trăng hòa bình, sáng trong nên thơ thể hiện sự tròn đầy, chung thủy trước sau như một của người dân nơi đây với cách mạng, với những chiến sĩ anh dũng đã hy sinh thân mình để bảo vệ dân tộc, bảo vệ mảnh đất thân yêu này.
Qua đoạn thơ này ta thấy tác giả Tố Hữu là người vô cùng sâu sắc, tinh tế trong ngôn ngữ cũng như trong quan sát. Ông đã khéo léo gợi lên bức tranh tứ bình thiên nhiên, con người Việt Bắc vô cùng tươi đẹp khiến người đọc ám ảnh khó quên.
phân tích 2 câu thơ sau:
"Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo."
Bạn tham khảo nhé:
Thứ ba, chúng ta thấy được hình ảnh của những ngày tháng làm việc. Từ "ngày tháng cơ quan" cho thấy một cách nói vui hóm hỉnh, lạc quan. Những người cán bộ dù trong hoàn cảnh khó khăn của núi rừng vẫn luôn giữ được tâm thế lạc quan, vui tươi của một người chiến sĩ cách mạng cụ Hồ trên rừng núi Việt Bắc.
phân tích 2 câu sau:
"Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo."
Xuân Diệu cho rằng: Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình. Hãy làm sáng tỏ ý kiến ấy qua đoạn thơ sau:
- Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…