viết văn nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện thần mưa
viết khoảng 4 mặt giấy nhá mình cảm ơn
viết văn nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện thần mưa
viết khoảng 4 mặt giấy nhá mình cảm ơn
Giúp mình phân tích cảm nhận về vấn đề đưicj đề cập tới với ạ
liên hệ việc bạo lực học đường ngay trong trường học
Đề: Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Chân quê của Nguyễn Bính Chân quê (Nguyễn Bính)
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi!
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân!
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em, Van em!
Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 đến 10 dòng trình bày suy nghĩ về sức mạnh của ý chí con người
Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có một ý chí hơn người. Ý chí chính là sự dũng cảm, là nghị lực phi thường, là bản lĩnh của con người vượt qua mọi khó khăn và thử thách để vươn tới thành công. Biểu hiện của ý chí đó là những tấm gương dám sống, dám thành công. Ý chí nghị lực tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người có ý chí và nghị lực là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám nghĩ, dám làm, dám sống. Thứ hai, ý chí nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử thách, rèn cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững tin vào tương lai. Bên cạnh đó, ý chí nghị lực giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự tin với công việc mình làm. Dù thất bại vẫn vui vẻ và khắc phục lại chứ không hề nản chí. Ngày nay, xã hội càng phát triển, nhiều cơ hội được mở ra nhưng ta vẫn thấy có những biểu hiện trái ngược. Bên cạnh những con người thành công, ta thấy rất nhiều bạn trẻ bây giờ thấy khó khăn thì nản chí. Thấy thất bại thì hủy hoại chính mình. Sống thiếu niềm tin, thiếu ý chí, sống hèn nhát và gục ngã. Đây là vấn đề cần lên án. Ý chí, nghị lực là thước đo phẩm giá của con người. Mỗi chúng ta hãy rèn luyện để có ý chí và nghị lực sống. Sống không hèn nhát và yếu đuối. Muốn vậy ngay từ bây giờ bạn hãy là chính bạn với những ước mơ và khát vọng và rèn luyện để vươn tới thành công.
Câu 5: Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ảnh hưởng của truyền hình thực tế đến giới trẻ.
Câu 5: Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ảnh hưởng của truyền hình thực tế đến giới trẻ.
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buym - đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cổ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Theo SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 156).
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả? (0,5 điểm) 015
Câu 2. Trong đoạn thơ, tìm từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng. (0.5điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp nhân hóa được thể hiện trong hai câu thơ cuối. (1.0 điểm)
Câu 4. Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống đúng đắn như thế nào? Tìm câu tục ngữ có ý nghĩa diễn đạt phù hợp với thái độ sống đó. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ ý nghĩa của đoạn thơ trong phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 đến 15 dòng), trình bày suy nghĩ về lòng khoan dung của con người trong cuộc sống.
Tham khảo
I,
Câu 1: - Đoạn thơ trích trong tác phẩm: Ánh trăng
- Tác giả: Nguyễn Duy
Câu 2: Từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng: rưng rưng.
Câu 3: - Biện pháp nhân hóa: im phăng phắc
- Tác dụng: cái lặng im “phăng phắc” của ánh trăng vừa bao dung, độ lượng vừa vô cùng nghiêm khắc. Nó như một lời cảnh báo giúp con người ăn năn, thức tỉnh.
Câu 4: - Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống phải trân trọng, biết ơn quá khứ thủy chung, tình nghĩa.
- Câu tục ngữ phù hợp: Uống nước nhớ nguồn.
II, Oán giận cùng với nản lòng chỉ có thể làm vật cản trở trên bước đường tiến đến thành công của bạn. Khoan dung, tha thứ cho người khác thực ra cũng là đang trải đường cho bản thân mình để cuộc sống này thêm ý nghĩa.
Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là lòng khoan dung? Khoan dung là một đức tính tốt của con người. Khoan dung là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải. Người có lòng khoan dung luôn biết yêu thương, đồng cảm, thấu hiểu với những người xung quanh bởi vậy mà đức Phật cũng đã dạy nhân loại: “ Tài sản lớn nhất của con người chính là lòng khoan dung”. Biểu hiện của lòng khoan dung không phải là một điều gì bí ẩn mà nó hiện ra ngay trong cuộc sống con người. Chúng ta có thể tha thứ những lỗi lầm cho bạn bè để tình bạn trở nên gắn bó lâu dài, khoan dung với người thân, với những người xung quanh ta và với chính bản thân mình có như thế thì xã hội mới trở nên gắn bó và trở thành một khối chỉnh thể thống nhất, đoàn kết.
Lòng khoan dung dễ dàng dẹp đi những chướng ngại vật trong tâm hồn và trước mắt mình để cuộc sống rộng mở là một cuộc sống trải đầy hoa hồng,bằng phẳng. Khi xóa bỏ những hận thù , những ganh tị không đáng ở trong lòng tâm hồn sẽ trở nên nhẹ nhõm hẳn, thoải mái và bỗng dưng cảm thấy cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Như chúng ta đã biết, xã hội “ nhân vô thập toàn” không ai là hoàn hảo và không mắc những sai lầm cả, những lúc như thế cần có lòng khoan dung thì như những chiếc chìa khóa gỡ bỏ tất cả những rắc rối của bản thân với mọi người. Nếu như có lòng khoan dung con người sẽ xích lại gần nhau hơn, sẽ trở nên gắn bó, thân thiết với nhau nhiều hơn, biết tha thứ, dung nạp lẫn nhau. Khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con, tô đậm thêm phần người, phẩm giá làm người. Nó làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn mà như chúng ta đã biết sự gìn, trân trọng.Không những thế lòng khoan dung còn đem lại cho cuộc sống con người sự bình yên,hòa thuận. Trong gia đình, thì vợ chồng cũng cần nhẫn nhịn, khoan dung cho nhau thì mới xây dựng nên được một gia đình gắn bó, bền chặt. Như chúng ta đã biết sau khi những chiến thắng kết thúc, Việt Nam chúng ta cũng không quên mở lòng khoan dung, tha thứ, chuẩn bị lương thảo, thuyền bè cho kẻ thù trở về nước. Đây cũng có thể hiểu là những mưu kế tinh anh của ta. Có những lúc ta cần bao dung cho chính bản thân mình thì mới có thể bao dung cho người khác được. Ta bao dung người, yêu thương, độ lượng, tha thứ người thì một lúc nào đó sẽ được người hay người khác tha thứ cho ta.
Tuy nhiên trong cuộc sống không phải ai ta cũng khoan dung. Có những người xấu muốn hãm hại ta, ta không thể khoan dung cho họ được, hay những kẻ ác, những tội phạm chuyên giết người thì ta cũng không thể nhân nhương. Như vậy,lòng khoan dung phải được đặt đúng lúc, đúng chỗ. Sự khoan dung, nếu được dùng đúng chỗ và đúng lúc thì còn có tác dụng mạnh mẽ hơn sự trừng phạt, bởi nó tác động rất mạnh đến nhận thức mỗi con người. Cuộc sống của con người sẽ trở nên tẻ nhạt, bản thân mỗi con người sẽ trở nên ích kỉ nếu không có lòng khoan dung. Bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình lòng khoan dung. Không vì những lợi ích cá nhân mà trở nên ích kỉ, phải luôn yêu thương, gắn bó đoàn kết với nhân loại. Trong cuộc sống cũng có một số người sống thờ ơ, vô cảm, luôn chắp nhặt những chuyện vặt vãnh, chỉ biết đến lợi ích cá nhân. Những người như thế cũng khiến cho xã hội tụt hậu so với bạn bè thế giới.
Tục ngữ Ba Lan đã khẳng định: “ Sự khoan dung là món trag sức của đức hạnh”. Chúng ta hãy sống chậm lại một chút, lắng nghe thấu hiểu bản thân và những người xung quanh, biết tha thứ cảm thông thì cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp và ý nghĩa biết bao.
Câu 1:Đoạn thơ được trích từ tác phẩm Ánh Trăng.Tác giả là Nguyễn Duy
Câu 3:
Chỉ :
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Nhân hóa ánh trăng như biết "im phăng phắc" biết làm cho ta "giật mình" .
Tác dụng:
+Làm sinh động,gần gũi với con người
+Tăng sức gọi hình gợi cảm
+Làm câu văn trở nên giàu cảm xúc hơn
Câu 4:
Tham khảo:
- Đoạn thơ là lời nhắc nhở thầm kín về thái độ sống, về tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao và nghĩa tình với thiên nhiên đất nước bình dị mà hiền hậu.
Giúp em với ạ em sắp thi rồi🥺
TẬP LÀM VĂN:
1. Từ tư tưởng nhân nghĩa của tác phẩm Đại Cáo Bình Ngô em có suy nghĩ gì về cách sống nhân nghĩa trong cuộc sống? (Đoạn văn)
2. Viết đoạn văn ngắn khoảng 15-20 dòng bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với tổ quốc?
3. Viết đoạn văn ngắn khoảng 15-20 dòng bày tỏ suy nghĩ về niềm tự hào dân tộc?
(GIÚP MÌNH LÀM CÁI DÀN Ý CŨNG ĐƯỢC Ạ HUHU)