Soạn văn lớp 8

TS
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
CN
10 tháng 4 2022 lúc 7:02
Bình luận (0)
VH
10 tháng 4 2022 lúc 7:07

tham khảo

Thế Lữ được biết đến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình ông đã để lại cho thơ ca Việt Nam bao áng thơ đặc sắc. "Nhớ rừng" là một trong những tác phẩm như thế.

Bài thơ được viết năm 1934, đến năm 1935 được in trong tập "Mấy vần thơ" và được xuất bản. Trong bài thơ, Thế Lữ đã mượn lời nhân vật chính là con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để nói lên sự tù túng, căm hờn khi bị kìm hãm tự do.

 

Mở đầu bài thơ là nỗi căm hờn, phẫn uất đến cực độ của con hổ:

"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua"

Con hổ vốn luôn được mệnh danh là chúa sơn lâm vậy mà nay lại bị nhốt trong "cũi sắt". Nó đang bị mất tự do, bị kiểm soát bởi con người, không còn được tung hoành ngang dọc. "Khối căm hờn" là sự u uất, căm hận đến tột độ của con hổ, cách sử dụng "khối căm hờn" không chỉ gợi mức độ nặng nề của tâm trạng mà còn gợi cảm giác sự tù túng này đã tích tụ trong hổ từ rất lâu khiến nó muốn "gậm", muốn cắn nát, muốn nhai vụn sự uất ức trong lòng mình. Hoàn cảnh sống của hổ được gợi mở ngay từ câu thơ đầu tiên nối tiếp đó là tư thế "nằm dài" chẳng bao giờ có của một chúa sơn lâm nơi rừng xanh. Ấy vậy mà nay hổ phải sống trong cũi sắt, ngày qua ngày sống một cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt. Chính nó cũng phải tự thấy xót xa cho thân phận của mình:

"Nay xa cơ bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự"

Hổ xót xa khi mình vốn là chúa sơn lâm tung hoành ngang dọc, nay lại bị nhốt trong cũi sắt, trở thành một "trò lạ mắt", một "thứ đồ chơi" và đặc biệt còn phải chịu ngang hàng cùng với những con vật tầm thường khác. Hổ đã không còn là mình, không còn được sống cuộc sống của mình, nó đã đánh mất cái tôi kiêu ngạo, uy phong của mình để sống một cuộc đời nhàm chán. Đây là tâm trạng điển hình của bất kỳ ai bị rơi vào tình trạng kìm hãm sự tự do. Đặt thời gian ra đời bài thơ vào tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, năm 1934 là năm đất nước đang chịu bao xiềng xích nô lệ ta càng thấy đồng điệu với tâm trạng đau khổ, tù túng của nhân dân ta trong cảnh bị đô hộ, kìm kẹp bởi thế lực thực dân.

Từ hoàn cảnh sống đó, hổ nhớ về những năm tháng tung hoành của mình:

"Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa"

Cuộc sống hiện tại phải tù túng, bức bách đến mức nào thì mới khiến hổ phải "sống mãi trong tình thương nỗi nhớ", phải mãi nhớ về những ngày tháng tự do của mình. Ngay sau đó, bức tranh về cảnh núi non bạt ngàn cùng bóng dáng của chúa sơn lâm được Thế Lữ miêu tả vô cùng sinh động:

 

"Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả, cây già

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,

Với khi thét khúc trường ca dữ dội,

Các động từ mạnh "gào", "hét", "thét" đã thể hiện sự dự dỗi của thiên nhiên, núi rừng. Nhưng bức tranh đó dù có hùng tráng đến đâu cũng chỉ làm nền cho sự xuất hiện của hổ:

"Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Trong đêm tối, mắt thần khi đã quắc,

Là khiến cho mọi vật đều im hơi"

Bằng giọng thơ đanh thép, Thế Lữ đã khắc hoạ lên một chúa sơn lâm bất khả xâm phạm với những bước chân mạnh mẽ, với tấm thân lượn lượn sóng cùng đôi mắt sáng quắc trong đêm tối. Tư thế oai hùng đó của hổ không chỉ khiến cho mọi vật đều phải sợ hãi mà chính nó cũng có thể tự hào về bản thân mình:

"Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi"

Sự khẳng định chắc chắn rằng mình là chúa tể muôn loài đã cho thấy sự tự tin cũng như bản lĩnh không ai có thể sánh bằng của hổ. Chính cuộc sống tự do, khí thế oai hùng đó càng khiến nó cảm thấy phẫn uất, tù túng với cuộc sống bị giam cầm kia. Và tất cả đã làm nên một khát khao tự do cháy bỏng trong hổ. Nó nhớ đến "những đêm vàng bên bờ suối", nhớ đến "những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn", nhớ đến những buổi bình minh rực rỡ ánh nắng, nhớ tiếng chim ra rộn rã khắp cánh rừng... Tất cả những điều đó không chỉ là nỗi nhớ, nó còn là nỗi đau của một chúa sơn lâm khi bị giam chân trong cũi sắt tù túng, ngột ngạt. Nhưng thiên nhiên có tươi đẹp đến mấy, dáng vẻ kia có oai hùng đến đâu cũng chỉ là một thời đã qua, để rồi giờ đây hổ phải thốt lên rằng: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?". Từ quá khứ vàng son, Thế Lữ khiến hổ giật mình nhìn lại hoàn cảnh bây giờ của mình. Câu thơ khiến người đọc không khỏi xót xa trước tình cảnh của hổ. Nỗi nhớ đó khiến hổ chỉ biết "ôm niềm uất hận ngàn thâu" trước những cảnh "không đời nào thay đổi" tẻ nhạt, vô vị. Hổ nhớ nơi "rừng thiêng ta từng ngự trị", nhớ "nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa". Bao nhiêu nỗi nhớ là bấy nhiêu uất hận kìm nén của hổ. Càng đọc ta càng thấy thương cho thân phận của một chúa sơn lâm. Càng ngẫm ta càng thấy nó giống với tình cảnh của nhân dân ta lúc bấy giờ.

Người ta vẫn thường nói văn học phải bắt nguồn từ cuộc sống, phải phản ánh cuộc sống để từ văn học người đọc có thể nhìn thấy mọi sự ở đời. "Nhớ rừng" của Thế Lữ đã làm được điều ấy. Nhà thơ đã mượn lời của hổ để nói lên sự tù túng, ngột ngạt của chính mình cũng như của cả dân tộc Việt Nam trước bao xiềng xích nô lệ, trước tình cảnh khốn khổ cực cùng. Có thể nói, bằng thể thơ tự do cùng những hình ảnh thơ kì vĩ, tráng lệ, Thế Lữ đã xây dựng thành công hình ảnh một chúa sơn lâm đầy ám ảnh trong lòng độc giả.

 

Người ta nói "Nhớ rừng" là khát vọng sống, khát vọng tự do quả không sai bởi bài thơ còn ẩn chứa trong đó khát vọng tự do của cả một dân tộc đồng thời nó cũng kín đáo thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DL
11 tháng 2 2022 lúc 13:40

bn tk:

Hổ- ngay từ ngoại hình thôi cũng đã thấy tự nó rất kiêu hãnh và oai hùng với chữ Vương ở trên trán như một lời cảnh báo cho mọi muông thú trong rừng " Ta là chúa, là vua của các người" đến tính cách hoang dã, mạnh mẽ, dữ dằn ko chịu khuất phục của nó đã thấy nó là một vị chúa sơn lâm đầy uy quyền và sức mạnh. Chính vì thế, sự nhục nhằn tù hãm, sự bí bách, sự không được sống là chính mình, được vùng vẫy trong giang sơn của mình khi đặt dưới con mắt, khi hóa thân vào nỗi niềm của một loài vua của các loiaj như vậy thật đau đớn, chua xót biết bao nhiêu.

Khi người nghệ sĩ dùng một thứ không - phải - là - mình và nhất là dùng một con vật hoang dã để nói về cuộc đời con người thì thực sự không dễ dàng gì. Đúng là trong cái bối cảnh xã hội đầy biển đổi, chỉ có những người nghê sĩ là có cảm nhận tinh tế bậc nhất mà chúng được thể hiện đầy đủ trong thơ văn, ca từ. Thế Lữ đã tạo một cảm giác bất ngờ cho độc giả khi đọc chuyện con hổ mà lại có thể ngẫm ra được mình. Một chú cọp ngông nghênh đang bị nhốt, một chú cọp hoài xưa, một chú cọp.... một kiếp người...

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
24 tháng 12 2021 lúc 12:24

Tham khảo :

Nghi vấn :
a) Mẹ về rồi ư ?
b) Nam đi bơi hả ?
c) Ngày mai là thứ tư nhỉ ? 
d) Đây là quyển truyện của Nam à ?
Cầu khiến :
a) Mẹ về đi .
b) Nam đi bơi nào .
Cảm thán :
a) Mẹ về rồi ạ .
c)Trời ơi , ngày mai là thứ tư .

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
H24
25 tháng 11 2021 lúc 21:14

Làm ngập đường xá khi trời mưa.

Bình luận (0)
H24
25 tháng 11 2021 lúc 21:15

- Nó làm ko thể thoát đc nước

- Nơi muỗi sinh sôi 

Bình luận (0)
H24
25 tháng 11 2021 lúc 21:15

 Bao bì ni lông vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
LT
24 tháng 11 2021 lúc 20:40

Tham Khảo 

Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ chính là sự khái quát về nghĩa từ ngữ theo những cấp độ khác nhau ( rộng - hẹp) rộng II. Luyện tập 1. Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát và cụ thể của các nhóm từ sau đây a. b. Phương tiện vận tải: xe, xe máy, xe hơi, thuyền, thuyền thúng, thuyền buồm Tính cách: hiền, ác, hiền lành, hiền hậu, ác tâm, ác ý

Bình luận (0)
5N
DT
Xem chi tiết