Với một đoạn thơ ngắn vẻn vẹn hai khổ mà nhà thơ đã dựng lại một bức tranh nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê nhà. Những hình ảnh sang thu thân quen, giản dị mà tươi tắn, sống động. Cách tác giả cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về cảm nhận về quang cảnh trời đất lúc vào thu đã giúp chúng ta hiểu phần nào về mùa thu đầu sau khi đất nước thống nhất.
Tìm từ láy ở khổ thơ thứ 2 và phân tích tác dụng của từ láy
Từ lày trong khổ thơ thứ hai: "dềnh dàng", "vội vã"
-->tác dụng: đã phần nào thể hiện sinh động nhịp thở của đất trời khi sang thu
gợi lên hình ảnh dòng sông không còn mang dòng chảy vội vã, hối hả mà giờ đây đi chậm lại để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu.
bên cạnh đó cho thấy sự đối lập giữa hình ảnh đàn chim và dòng sông. Nếu dòng sông lững thững, dềnh dàng để cảm nhận thời tiết mát mẻ, dịu dàng thì đàn chim lại vội vã, hối hả đi tìm thức ăn và sửa soạn lại tổ ấm của mình để đón chờ mùa đông khắc nghiệt sắp đến
bài thơ sang thu có rất nhiều hình ảnh thơ hay em thích nhất hình ảnh nào? vì sao?
Gợi ý cho em:
Em thích nhất hình ảnh trong câu thơ:
''Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se''
Hai câu thơ tuy đơn giản nhưng thể hiện sự tinh tế, nhạy bén trong quan sát và giác quan của tác giả khi ông đã cảm nhận được mùa thu ở làng quê bằng những dấu hiệu quen thuộc như: hương ổi chín, gio se lạnh. Câu thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương cũng như tình yêu thiên nhiên tha thiết từ những điều giản đơn.
_mingnguyet.hoc24_
Sắp xếp 12 câu thơ sau sao cho đúng thứ tự của bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh:
1. Có đám mây mùa hạ
2. Vẫn còn bao nhiêu nắng
3. Trên hàng cây đứng tuổi
4. Chim bắt đầu vội vã
5. Phả vào trong gió se
6. Bỗng nhận ra hương ổi
7. Vắt nửa mình sang thu
8. Sương chùng chình qua ngõ
9. Hình như thu đã về
10. Sấm cũng bớt bất ngờ
11. Đã vơi dần cơn mưa
12. Trên hàng cây đứng tuổi
Khổ 1: 6- 5- 8-9
Khổ 2: - 4-1-7
Khổ 3: 2- 11- 10- 12
Câu số 3 và số 12 trùng nhau em nhé nên thiếu 1 câu
Tham khảo:
DÀN Ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
+ Tác giả: Thanh Hải thường viết về thien nhiên và lòng yêu cuộc sống. Thơ ông bình dị, nhẹ nhàng nhưng đậm chất triết lí về cuộc đời thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết
+ Tác phẩm: là một tác phẩm hay, độc đáo, mới lạ về đề tài mùa thu.
- Giới thiệu khổ thơ đầu: Cảnh sắc giao mùa khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu.
* Thân bài;
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn, thử thách, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại với đời
- Những tín hiệu vô hình trong thiên nhiên:
+ Hương ổi: mùi hương bình dị đặc trưng của mùa thu miền Bắc
+ Động từ “phả”: sự lan tỏa, trộn lẫn:
+ Gió se: gió hơi lạnh, khô, là gió heo may của mùa thu
+ Sương: hiện tượng ngưng tụ hơi nước khi thời tiết chuyển lạnh vào buổi tối và sáng sớm.
+ Động từ “chùng chình”: chuyển động chậm rãi, thong thả -> đây là hình ảnh nhân hóa tạo sự sinh động cho sự vật
-> Bức tranh thiên nhiên hiện ra với nhiều vẻ đẹp: êm đềm dân dã với những tín hiệu đặc trưng của mùa thu làng quê
- Cảm xúc của nhà thơ trước bức tranh thiên nhiên:
+ Cảm nhận bằng nhiều giác quan với sự rung động tinh tế (phả, chùng chình,);
+ bâng khuâng vấn vương trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng (bỗng, hình như...)
+ Câu hỏi tu từ “Hình như thu đã về”: sự ngỡ ngàng, khó tin, tâm hồn thi sĩ cũng như biến chuyển cùng đất trời.
⇒ Tác giả chỉ cảm nhận được qua khứu giác, cảm giác chứ không nhìn thấy, không cầm nắm được. Đây là một điểm đặc biệt cho thấy sự tinh tế trong cảm xúc của tác giả.
- nghệ thuật:
+ Thể thơ 5 chữ nhẹ nhàng mà suy tư sâu lắng
+ hệ thống hình ảnh có hồn mà gần gũi
* Kết bài:
- Tổng kết vấn đề
( bổ sung thêm câu nghi vấn bạn đưa vào bài là: Câu hỏi tu từ có trong bài thơ “Hình như thu đã về” có phải chăng thể hiện sự ngỡ ngàng, khó tin, tâm hồn thi sĩ cũng như biến chuyển cùng đất trời?)
Phép nối bạn tự làm nhe.
mọi người viết giúp e một câu bị động và phép nối trong bài "sang thu" ở khổ thơ thứ 2
e cảm ơn
Mùa thu trong một thoáng "Sang thu" đã được Hữu Thỉnh thi vị hoá một cách ưu ái.
Nhà thơ đã rất tình trong việ sử dụng động từ "vắt". Bởi "vắt" là động từ biểu thị trạng thái của những tấm lụa mỏng .......
mọi người viết giúp e một câu bị động và phép nối trong bài "sang thu" ở khổ thơ thứ 2
e cảm ơn
Đề 2: Cảm nhận bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (không chép trên mạng)
giúp tớ với ạ, mai tớ thi rồiiiii
Nêu suy nghĩ của em về giá trị nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ cuối trong bài "Sang thu"-Hữu Thỉnh
Hữu Thỉnh là một nhà thơ trưởng thành từ quân đội. Thơ ông nhẹ nhàng sâu lắng ông mang đến cho người đọc bao cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo. Ông viết nhiều về những con người ở nông thôn, về mùa thu đặc biệt là bài thơ Sang thu đó là sự chuyển biến nhẹ nhàng giữa mùa hạ và mùa thu được tác giả gợi lên bằng những hình ảnh quen thuộc.
Tiêu biểu là khổ thơ cuối của bài thơ tác giả đã cho người đọc thấy được những suy ngẫm mang tính triết lý về mùa thu về đời người:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Hình ảnh mùa thu hiện ra đậm đà hơn. Vẫn là nắng mưa sấm chớp của mùa hạ nhưng mức độ là khác nhau nó đã giảm dần, nhạt dần qua hai cụm từ "vẫn còn" và "vơi dần". Nắng ở đây vẫn còn nhưng không gay gắt như đầu mùa hạ hay mưa cũng vơi dần đi không còn rào rào xối xả mà thay vào đó là sự nhẹ nhàng còn lại của mùa hạ đón chào mùa thu. Nếu hai câu thơ trước là hình ảnh mang nghĩa tả thực, thì hai câu thơ cuối còn là hình ảnh ẩn dụ ấn tượng, giàu ý nghĩa. Về nghĩa tả thực, hình tượng sấm là hiện tượng thường xuất hiện trước và sau những cơn mưa lớn trong mùa hạ, cây đúng tuổi là những cây già đã sống lâu năm thân to sần sùi cao lớn nhưng dưới con mắt của Hữu Thỉnh nó không chỉ đơn giản đến vậy.
Sấm trong thơ ông chỉ những thăng trầm gian nan của cuộc đời, những khó khăn vất vả giúp chúng ta trưởng thành hơn trong cuộc đời vững vàng hơn còn cây đứng tuổi chỉ những con người từng trải, đã được ném bao nhiêu mùi vị của cuộc đời: mặn, ngọt, đắng, cay của cuộc đời và tất nhiên những con người ấy khi trải qua những khó khăn ấy sẽ không còn vấp ngã lung lay trước sóng gió của cuộc đời.
Hai câu thơ trên tác giả còn muốn gửi gắm đến người đọc ca ngợi tinh thần bất khuất, kiên cường, mạnh mẽ chống giặc của dân tộc ta quyết tậm bảo vệ bờ cõi nước nhà.
Qua bài thơ người đọc thấy rõ được sự tinh tế của nhà thơ về sự chuyển đổi của trời đất giữa cuối hạ và đầu thu đồng thời ông còn muốn gửi gắm đến mọi người những triết lý sâu xa về mùa thu về cuộc đời.
Cảm nhận về khổ cuối của bài thơ Sang thu mẫu 2Sang thu là bài thơ ngũ ngôn của Hữu Thỉnh, từng được nhiều người ưa thích, gồm có ba khổ thơ; mỗi khổ thơ bốn câu là một nét thu đẹp êm đềm của đất trời, tạo vật trong buổi đầu thu – thu mới về, thu chợt đến. Và cái cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu:
Vẫn còn bao nhiêu nắng.
Đã vơi dần cơn mưa.
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ – mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ: “vẫn còn", “đã vơi dần”, “cũng bớt bất ngờ" gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn mùa thu, vương vấn hàng cây và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. “Sấm" và “hàng cây đứng tuổi'' là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài Sang thu. Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi" là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Hữu Thỉnh viết bài thơ Sang thu vào đầu những năm 80 của thế kỉ trước. Lúc bấy giờ, đất nước ta tuy đã được độc lập và thống nhất, nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách mới về kinh tế, về xã hội. Hai câu kết bài thơ mang hàm nghĩa khẳng định bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của nhân dân ta trong những năm tháng gian khổ, khó khăn ấy.
Sang thu là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh, được in trong tập thơ Từ chiến hào tới thành phố xuất bản vào tháng 5 – 1985. Bao cảm xúc dâng đầy, những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ không sử dụng bút màu để vẽ nên những cảnh thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang… đầy thi vị.
Viết 1 đoạn văn 10-12 câu theo cách T-P-H phân tích khổ cuối của bài thơ Sang Thu. Trong đó có sd phép thế và thành phần tình thái