\(Ca^{+2},O^{-2},Mg^{+2},Cl^{-1},Al^{+3},Na^{+1},S^{-2},K^{+1}\)
cho 4,4 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kỳ liên tiếp vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đktc)
a. xác định tên 2 kim loại và tính % khối lượng hỗn hợp của chúng trong hỗn hợp ban đầu.
b.Nếu ban đầu khối lượng đã dùng 200g HCl. tính nồng độ % của các muối trong dung dịch X.
a)
Gọi công thức chung của 2 kim loại là X , X thuộc nhóm IIA nên X có hóa trị II
Ta có PTHH : X + 2HCl → XCl2 + H2
nH2 = \(\dfrac{3,36}{22,4}\)= 0,15 mol = nX
=> Mx = \(\dfrac{4,4}{0,15}\) = 29,3 (g/mol)
Hai kim loại thuộc 2 chu kỳ liên tiếp => 2 kim loại đó là Mg(24) và Ca(40)
Đặt số mol của Mg là x mol và Ca là y mol ta có hệ pt
\(\left\{{}\begin{matrix}24x+40y=4,4\\x+y=0,15\end{matrix}\right.\)=> x = 0,1 , y = 0,05
%mMg = \(\dfrac{0,1.24}{4,4}\).100 = 54,54% , %mCa = 100 - 54,54 = 45,46%
b) Khối lượng dung dịch sau phản ứng = mKim loại + mHCl - mH2
mdd = 4,4 + 200 - 0,15.2 = 204,1 gam
C%MgCl2 = \(\dfrac{0,1.95}{204,1}\).100 = 4,65%
C%CaCl2 = \(\dfrac{0,05.111}{204,1}\).100 = 2,72%
a) 2Fe+2H2O(hơi ẩm) +O2(k.khí) \(\underrightarrow{\tau}\)2Fe(OH)2
b) 2Fe+2H2O(hơi ẩm)+O2(k.khí)+4CO2 \(\underrightarrow{\tau}\)2Fe(HCO3)2
Fe(HCO3)2 (ẩm) \(\underrightarrow{\tau}\) Fe(OH)2 +CO2 (30oC)
c) 4Fe(OH)2 + O2(k.khí) + (2n-4)H2O\(\underrightarrow{\tau}\) 2(Fe2O3.nH2O)
(Fe2O3.nH2O) \(\underrightarrow{\tau}\) 2FeO(OH) + (n-1) H2O
d)Fe(OH)2 + Fe2O3.nH2O\(\underrightarrow{\tau}\)Fe3O4+ (n-1)H2O
(Cái dấu \(\underrightarrow{\tau}\) có nghĩa là phản ứng xảy ra chậm )
Cho 13,8 gam kim loại kiềm R tác dụng vs nc vừa đủ , thu đc 6,72 lít khí hidro ở đktc . Xác định kim loại R ( chiều em thi r mn ơi giúp em vs)
Vì R là kim loại kiềm nên R thuộc nhóm IA
\(n_{H_2}=\frac{6,72}{22,4}=0,3 (mol)\)
\(2R+H_2O->R_2O+H_2\)
0,6← 0,3 (mol)
⇒ \(M_R=\frac{m_R}{n_R}=\frac{13,8}{0,6}=23 (g/mol)\)
⇒ R là natri (Na)
Để a gam bột Fe ngoài không khí sau 1 thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 75,2g gồm FeO,Fe ,Fe2O3,Fe3O4.Cho hỗn hợp A phản ứng hết với H2SO4 đậm đạc nóng thu đc 6,72l khí SO2 (đktc).tính a ?
hỗn hợp X gồm \(FeS_2\) và \(Cu_2S\) tác dụng hoàn toàn với dd \(HNO_3\) đun nóng sau phản ứng thu được NO duy nhất và dd dịch chỉ chứa muối sunfat. tính thể tích NO thu được ở nhiệt độ \(27,3^oC\), 1 \(atm\) khi có 30 g hh X tham gia
Để m gam bột sắt ngoài không khí một thời gian thu được 6g hỗn hợp các chất rắn.Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp đó bằng dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc)và muối Fe(NO3)3 .TÌm m
Ta có sơ đồ phản ứng :
Fe + O2 → Oxit , (Fe dư ) Fe(NO3) + NO + H2O
Gọi số mol Fe ban đầu là x mol , số mol oxi phản ứng là y mol
Fe → Fe+3 + 3e O2 +4e → 2O-2
N+5 + 3e → N+2
Áp dụng ĐLBT eletron ta có : 3x = 4y + 0,05.3 (1)
Áp dụng ĐLBT khối lượng : 56x + 32y = 6 (2)
Giải hệ pt gồm (1),(2) => x = 0,09 , y = 0,03
=> mFe = 0,09.56 = 5,04 gam
Giải thích: Hòa tan 5,4 g kim loại M trong dung dịch HCl dư rồi cô cạn thì thu được 26,7 g muối khan kim loại. M là:A.Kẽm B.Nhôm C.Đồng D.Sắt
Giả sử kim loại M có hóa trị n
PTHH : M + nHCl → MCln + n/2H2
Gọi số mol HCl phản ứng là x mol => nH2 =\(\dfrac{x}{2}\)mol
Áp dụng ĐLBT khối lượng : mM + mHCl = mMCln + mH2
=> 5,4 + 36,5x = 26,7 + x
<=> x= 0,6 mol
=> nM = \(\dfrac{0,6}{n}\)=> nguyên tử khối của M =\(\dfrac{5,4.n}{0,6}\)=9n
=> n = 3 và MM = 27( g/mol) => M là nhôm (Al)
Em cần hỗ trợ câu nào em nhỉ?