Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 22
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


H24
H24

Chủ đề:

Ôn tập cuối học kì I

Câu hỏi:

undefinedundefinedundefinedundefinedundefinedundefinedundefined

H24
H24
H24

Chủ đề:

Chương III- Quang học

Câu hỏi:

Câu 1 :Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật là đúng?

A. Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.

B. Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

C. Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

D. Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật.

Câu 2 :Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ :

A. luôn nhỏ hơn vật. B. luôn lớn hơn vật.

C. luôn cùng chiều với vật. D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật

Câu 3:Ảnh của một vật thật qua thấu kính phân kỳ

A. luôn nhỏ hơn vật. B. luôn lớn hơn vật.

C. luôn ngược chiều với vật. D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật

Câu 4 : Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.

B. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật.

C. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật.

D. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo.

Câu 5: Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính nhỏ hơn khoảng tiêu cự, qua thấu kính cho ảnh :

A. ảo, nhỏ hơn vật. B. ảo, lớn hơn vật

C. thật, nhỏ hơn vật D. thật, lớn hơn vật.

Câu 6: Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính phân kì tại tiêu điểm ảnh chính, qua thấu kính cho ảnh A’B’ ảo :

A. bằng hai lần vật B. bằng vật. C. bằng nửa vật D. bằng ba lần vật.

Câu 7 : Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính bằng hai lần tiêu cự, qua thấu kính cho ảnh A’B’ thật, cách thấu kính :

A. bằng khoảng tiêu cự. B. nhỏ hơn khoảng tiêu cự.

C. lớn hơn hai lần khoảng tiêu cự. D. bằng hai lần khoảng tiêu cự.

Câu 8:Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính bằng nửa khoảng tiêu cự, qua thấu kính cho ảnh :

A. ảo, bằng hai lần vật. B. ảo, bằng vật.

C. ảo, bằng nửa vật. D. ảo, bằng bốn lần vật.

Câu 9 : Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính lớn hơn hai lần khoảng tiêu cự, qua thấu kính cho ảnh :

A. thật, nhỏ hơn vật. B. thật lớn hơn vật.

C. ảo, nhỏ hơn vật. D.ảo lớn hơn vật.

Câu 10: Chọn câu trả lời đúng.Một vật ở ngoài tiêu cự của một thấu kính hội tụ bao giờ cũng có ảnh:

A. Ngược chiều với vật. B. ảo

C. Cùng kích thước với vật. D. Nhỏ hơn vật

Câu 11: Chọn câu trả lời đúng.ảnh của một vật thật được tạo bởi thấu kính phân kì không bao giờ:

A. Là ảnh thật B. Là ảnh ảo

C. Cùng chiều D. Nhỏ hơn vật

Câu 12 : Chọn câu trả lời đúng. Độ phóng đại ảnh âm(k<0) tương ứng với ảnh

A. Cùng chiều với vật; B. Ngược chiều với vật;

C.Nhỏ hơn vật; D. lớn hơn vật;

Câu 13: Chọn câu trả lời sai: Đối với thấu kính phân kì :

A. Tia sáng qua quang tâm O sẽ truyền thẳng

B. Tia sáng tới song song với trục chính thì tia ló sẽ đi qua tiêu điểm chính F’

C. Tia sáng tới có phương kéo dài qua tiêu điểm vật chính F thì tia ló song song với trục chính.

D. Tia sáng tới qua tiêu điểm ảnh chính F’ thì tia ló không song song với trục chính.

Câu 14 :Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính phân kì, cách thấu kính hai lần khoảng tiêu cự, qua thấu kính cho ảnh :

A. ảo, nằm trong khoảng tiêu cự. B. ảo, cách thấu kính bằng khoảng tiêu cự.

C. ảo, cách thấu kính hai lần khoảng tiêu cự. D. ảo, cách thấu kính lớn hơn hai lần khoảng tiêu cự.

Câu 15 :Vật sáng AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính lớn hơn hai lần khoảng tiêu cự, qua thấu kính cho ảnh :

A. thật, nhỏ hơn vật. B. thật lớn hơn vật.

C. ảo, nhỏ hơn vật. D. ảo lớn hơn vật.

Câu 16: Chọn phát biểu đúng. Với thấu kính hội tụ, ảnh sẽ cùng chiều với vật sáng khi

A. vật thật đặt trong khoảng tiêu cự. B. vật thật đặt ngoài khoảng 2 lần tiêu cự.

C. vật thật đặt ngoài khoảng tiêu cự. D. vật thật đặt ngay tiêu điểm vật chính.

Câu 17: Trong các nhận định sau, nhận định đúng về đường truyền ánh sáng qua thấu kính hội tụ là:

A. Tia sáng tới đi qua tiêu điểm ảnh chính thì ló ra song song với trục chính;

B. Tia sáng song song với trục chính thì ló ra đi qua tiêu điểm vật chính;

C. Tia tới qua tiêu điểm vật chính thì tia ló đi thẳng;

D. Tia sáng qua thấu kính bị lệch về phía trục chính.

Câu 18: Tìm phát biểu sai về thấu kính hội tụ:

A. Một tia sáng qua thấu kính hội tụ khúc xạ, ló ra sau thấu kính sẽ cắt quang trục chính.

B. Vật thật qua thấu kính cho ảnh thật thì thấu kính đó là thấu kính hội tụ.

C. Vật thật nằm trong khoảng tiêu cự (trong OF) cho ảnh ảo lớn hơn vật, cùng chiều với vật.

D. Một chùm sáng song song qua thấu kính hội tụ chụm lại ở tiêu điểm ảnh sau thấu kính.

Câu 19: Một vật sáng AB được đặt trước một TKPK có tiêu cự f một khoảng d = thì tạo được ảnh A’B’:

A. ở vô cực B. ngược chiều với vật

C. ảo và bằng nửa vật D. thật và bằng vật

Câu 20: Qua thấu kính, nếu vật thật cho ảnh cùng chiều thì thấu kính

A. không tồn tại. B. chỉ là thấu kính hội tụ.

C. chỉ là thấu kính phân kì. D. có thể là thấu kính hội tụ hoặc phân kì đều được.

Câu 21: Khi dùng công thức số phóng đại với vật thật qua một thấu kính, ta tính được độ phóng đại k<0, nhận xét về ảnh là

A. ảnh thật, ngược chiều vật. B. ảnh thât, cùng chiều vật.

C. ảnh ảo, cùng chiều vật. D. ảnh ảo, ngược chiều vật.

Câu 22: Vật thật qua thấu kính hội tụ cho ảnh thật nhỏ hơn vật khi vật phải đặt trong khoảng nào trước thấu kính ? Tìm kết luận đúng.

A. 2f < d < f B. f < d < 2f

C. f < d < ¥ D. 0 < d < f

Câu 23: Một thấu kính cho ảnh có độ cao bằng vật (không kể chiều) thì vật phải ở cách thấu kính một khoảng: A. f B. 2 C. 2f D. 0,5

Câu 24: Một vật sáng đặt trước một thấu kính vuông góc với trục chính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính nhỏ hơn 3 lần vật. Kết luận nào sau đây là đúng

A. Thấu kính hội tụ B. Có thể là thấu kính hội tụ hoặc phân kì.

C. Thấu kính phân kì D. Không thể kết luận được

Câu 25: Tìm câu đúng khi nói về ảnh A’B’ của vật AB trước TKHT:

A. d < f: ảnh A’B’ là ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật

B. f < d <2f : ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật.

C. d>2f : ảnh ảo, ngược chiều, bé hơn vật

D. d = f : ảnh ảo, cùng chiều, cao bằng phân nửa vật

Câu 26: Vật sáng AB đặt trước thấu kính cho ảnh A’B’ lớn hơn AB. Tìm câu đúng:

A. Với TKHT, A’B’ luôn luôn là ảnh ảo B. Với TKHT, A’B’ là ảnh ảo

C. Với TKHT, A’B’ là ảnh thật D. Với TKHT, A’B’ có thể là ảnh ảo hoặc ảnh thật

Câu 27: Ảnh của một vật thật được tạo bởi một TKHT không bao giờ:

A. là ảnh thật lớn hơn vật B. cùng chiều với vật

C. là ảnh ảo nhỏ hơn vật D. là ảnh thật nhỏ hơn vật

Câu 28: Số phóng đại ảnh qua một thấu kính có độ lớn nhỏ hơn 1 tương ứng với ảnh:

A. thật B. cùng chiều với vật C. nhỏ hơn vật D. ngược chiều với vật

Câu 29: Số phóng đại ảnh qua một thấu kính có giá trị dương tương ứng với ảnh:

A. thật B. cùng chiều với vật C. lớn hơn vật D. ngược chiều với vật

H24

Chủ đề:

Chương I. Các loại hợp chất vô cơ

Câu hỏi:

Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. K2O. B. CuO. C. CO. D. SO2.

Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. CaO, B. BaO, C. Na2O D. SO3.

Câu 3: Sắt (III) oxit (Fe2O3) tác dụng được với:

A. Nước, sản phẩm là axit. B. Axit, sản phẩm là muối và nước.

C. Nước, sản phẩm là bazơ. D. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.

Câu 4: Dãy chất sau là oxit lưỡng tính:

A. Al2O3, ZnO, PbO2, Cr2O3. B. Al2O3, MgO, PbO, SnO2.

C. CaO, ZnO, Na2O, Cr2O3. D. PbO2, Al2O3, K2O, SnO2

Câu 5: Dãy oxit vừa tác dụng nước, vừa tác dụng với dung dịch kiềm là:

A.CuO, Fe2O3, SO2, CO2. B. CaO, CuO, CO, N2O5.

C. SO2, MgO, CuO, Ag2O. D. CO2, SO2, P2O5, SO3.

Câu 6: Sản phẩm của phản ứng phân hủy canxicacbonat bởi nhiệt là:

A. CaO và CO B. CaO và CO2 C. CaO và SO2 D. CaO và P2O5

Câu 7: Hòa tan hết 12,4 gam Natrioxit vào nước thu được 500ml dung dịch A . Nồng độ mol của dung dịch A là: A. 0,8M B. 0,6M C. 0,4M D. 0,2M

Câu 8: Hòa tan hết 5,6 gam CaO vào dd HCl 14,6% . Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là:

A. 50 gam B. 40 gam C. 60 gam D. 73 gam

Câu 9: Để thu được 5,6 tấn vôi sống với hiệu suất phản ứng đạt 95% thì lượng CaCO3 cần dùng là :

A. 9,5 tấn B. 10,5 tấn C. 10 tấn D. 9,0 tấn

Câu 10: Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí:

A Bari oxit và axit sunfuric loãng B. Bari hiđroxit và axit sunfuric loãng

C. Bari cacbonat và axit sunfuric loãng D Bari clorua và axit sunfuric loãng

Câu 11: Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 3 dung dịch của 3 chất: HCl, Na2SO4, NaOH . Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt chúng?

A. Dung dịch BaCl2 B. Quỳ tím C. Dung dịch Ba(OH)2 D. Zn

Câu 12: Khi cho từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp gồm HCl và một ít phenolphtalein. Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là:

A. Màu đỏ mất dần. B. Không có sự thay đổi màu

C. Màu đỏ từ từ xuất hiện. D. Màu xanh từ từ xuất hiện.

Câu 13: Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các chất chứa trong các ống nghiệm mất nhãn: HCl, KOH, NaNO3, Na2SO4.

A. Dùng quì tím và dung dịch CuSO4. B. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch BaCl2.

C. Dùng quì tím và dung dịch BaCl2. D. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch H2SO4.

Câu 14: Cho 100 ml dung dịch H2SO4 2M tác dụng với 100 ml dung dịch Ba(NO3)2 1M. Nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng lần lượt là:

A. H2SO4 1M và HNO3 0,5M. B. BaSO4 0,5M và HNO3 1M. C. HNO3 0,5M và Ba(NO3)2 0,5M. D. H2SO4 0,5M và HNO3 1M.

Câu 15:. Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước:

A. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2 B. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH

C. Fe(OH)3; Cu(OH)2; KOH; Mg(OH)2 D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2

Câu 16: Dãy các bazơ làm phenolphtalein hoá đỏ:

A. NaOH; Ca(OH)2; Zn(OH)2; Mg(OH)2 B. NaOH; Ca(OH)2; KOH; LiOH

C. LiOH; Ba(OH)2; KOH; Al(OH)3 D. LiOH; Ba(OH)2; Ca(OH)2; Fe(OH)3

Câu 17:. Sục 2,24 lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Dung dịch thu được sau phản ứng chứa: A. NaHCO3 B. Na2CO3 C. Na2CO3 và NaOH dư D. NaHCO3 và NaOH dư