Nhân vật đối với văn bản trong lòng mẹ
Nhân vật đối với văn bản trong lòng mẹ
Viết đoạn văn ngắn (15 đến 20 dòng) " Cảm nghĩ ngày đầu tiên đi học "
Giúp mk với các bạn mk đang cần gấp lắm mai mk thi rồi giúp mk với
Tham khảo
Cái ngày bước vào ngôi trường tiểu học lần đầu tiên là một kí ức đẹp trong em. Buổi sáng cuối thu hôm ấy, mẹ chở em đến trường. Mẹ dặn dò, động viên em rất nhiều nên em cũng bớt lo lắng đôichút. Cảm giác háo hức, hồi hộp xen lẫn lo lắng vẫn còn in lại rất rõ rệt. Mẹ thấy em vui vẻ như vậy nên rất vui. Mẹ kể cho em nhiều thứ lắm, nhất là lần đầu mẹ đến trường giống em bây giờ. Mẹ bảo rằng khi ấy mẹ rất lo sợ nhưng khi vào trường thì cứ như một thế giới mới vừa chào đón mẹ vậy. Em im lặng lắng nghe kĩ từng chút. Lâu lâu, em cất tiếng hỏi những thắc mắc mà chỉ có cái lứa tuổi đó mới có thể nghĩ ra được. Nào là "Mẹ ơi, cô giáo có dữ ko ? Cô giáo có đánh con hay các bạn có ăn hiếp con ko ?" mẹ thì thở dài và mỉm cười trc sự ngây ngô, ngốc nghếch của em. Khi mẹ bảo rằng sắp đến trường rồi, tim em bỗng đập nhanh hơn bình thường. Em ôm chặt lấy mẹ, rúc đầu vào tấm lưng người như sợ bị ai đánh. Mẹ cứ mỉm cười, thì thầm câu hát :"Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em đến trường. Em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương". Khi mẹ đỡ em xuống xe, em vẫn ôm mẹ như đứa con nít lên 3. Mẹ nói với em rằng: "Con ơi, đừng lo sợ j cả. Bước qua cánh cổng này, một thế giới mới hoàn toàn thuộc về con rồi đó. Nơi đấy, con sẽ gặp đc nhìu bạn mới, thầy cô mới. Con sẽ học đc rất nhiều kiến thức hay, những bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Hãy cho mẹ thấy con đã lớn và có thể bước đi bằng đôi chân của chính mình nào bé yêu. Mẹ tin con sẽ làm đc tất cả". Nghe xong, em vội quẹt đi nc mắt, nở một nụ cười thật tươi với mẹ. Mẹ hài lòng nắm tay em đi tới cổng trường. Sau đó, mẹ hôn em một cái rồi buông lỏng tay của mình. Nhớ lại những câu nói lúc nãy, em lấy hết can đảm bước vào ngôi trường mới với câu nói "mẹ tin con sẽ làm đc tất cả" cứ vang vảng bên tai. Mẹ ơi, hãy yên tâm nhé. Con sẽ bước đi, bằng đôi chân nhỏ bé này. Cho dù đây chỉ là bước khởi đầu nhg đến một lúc nào đó, con sẽ tự tin quyết định ước mơ và tương lai của mình. Hãy tin con, mẹ nhé!!!
Trong cả trường hợp dưới đây, những trường hợp nào em cần phải viết văn bản báo cáo ? Hãy nêu một vài tình huống khác theo em, cần phải viết văn bản báo cáo
- Thông báo với các bạn về tình hình của lớp
- Viết văn bản gửi Giám hiệu nhà trường về tình hình của lớp
- Bày tỏ tình cảm với người thân
- Đề đạt nguyện vọng gửi thầy Hiệu trưởng
- Viết thư cho người thân báo cáo về tình hình học tập của em
- Thông báo với các bạn về tình hình của lớp
- Viết văn bản gửi Giám hiệu nhà trường về tình hình của lớp
- Bày tỏ tình cảm với người thân
- Đề đạt nguyện vọng gửi thầy Hiệu trưởng
- Viết thư cho người thân báo cáo về tình hình học tập của em
Ngoài ra một số trường hợp cần viết báo cáo như:
+) Báo cáo về kết quả học tập của bản thân
+) Báo các về kết quả về kì thi ( HSG , cuối học kì , kì I .....)
+) Báo cáo về vệ sinh của lớp trong tuần
...............
Viết bài văn nghị luận cho đề:
1. Sức mạnh của lời động viên
2.Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu ước mơ?
3.Trang phục và văn hóa ?
Giúp mk vs. Mai mk ktra 1 tiết r 😢😢😢
Đề 1
Mở bài:Người xưa từng khuyên rằng:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Lời nói tuy vô hình nhưng lại có tác động to lớn đối với chúng ta. Sức mạnh Của lời nói vượt xa những gì ta có thể nghĩ tới được. Bằng lời nói, ta có thể người khác thấy vui vẻ và hạnh phúc. Cũng bằng lời nói, ta có thể khiến người khác căm ghét và hận thù.
Thân bài: Lời nói là gì?Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ nói tạo thành một ý hoặc một văn bản hoàn chỉnh nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó. Trong lời nói, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa còn có thái độ giao tiếp và hàm ý của nó. Bởi thế, xét đoán một lời nói trọn vẹn không phải là điều dễ dàng.
Sức mạnh của lời nói:Không ai có thể phủ nhận được vai trò và sức mạnh của lời nói trong đời sống giao tiếp của con người. Nó không chỉ là một phương tiện giao tiếp, biểu lộ tâm tư, tình cảm mà còn là một phương tiện hữu hiệu để thực hiện các mục đích khác trong cuộc sống này.
Lời nói gắn kết con người lại với nhau. Những lời nói tốt đẹp chẳng khác gì phép màu khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, được động viên mà vui vẻ. Lời nói sẻ chia tình cảm, giúp người khác hiểu mình và mình thêm hiểu người khác. Nó đâu chỉ là một phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin hay thực hiện các giao kết xã hội mà còn là phương tiện để con người bày tỏ tình cảm, thấu hiểu lẫn nhau.
Một lời nói đúng đắn có thể xua đi căng thẳng, hàn gắn được vết thương ở trong lòng. Lời nói tuy dễ thực hiện nhưng chứa đựng sức mạnh lớn lao. Khi xảy ra xung đột, một người biết nhượng bộ, dùng lời lẽ mềm dẻo để hòa giải tất sẽ không có bạo lực xảy ra. Việc lớn sẽ thành việc nhỏ, việc nhỏ trở thành không có. Không ai muốn xảy ra bạo lực hay gây tổn thương cho người khác. Nếu biết nói lời dễ nghe thì những điều đáng tiếc có thể đã không xảy đến.
Khi người khác buồn phiền, một lời động viên đúng lúc có thể khiến họ vui lên, vơi bớt nỗi buồn đau. Họ cảm thấy được đồng cảm sẻ chia. Từ đó, tăng cường ở họ sức mạnh vươn lên và niềm tin vào cuộc sống. Khi người khác buồn phiền, đừng quay lưng lại với họ. Cũng không cần bạn phải làm gì lớn lao. Hãy kiên nhẫn nghe họ tỏ bày và có lời khuyên đúng đắn. Lời nói chân thành, đúng lúc chẳng khác gì phép màu, làm tái sinh sự sống trong một tinh thần vốn đã héo khô.
Sức mạnh của lời nói thật không sao có thể đo đếm được. Bởi thế mà người xưa đã dùng lời nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng người để gắn kết con người lại với nhau trong một mục đích, một nhiệm vụ, một chí hướng. Chỉ bằng bài Hịch tướng sĩ văn ngắn ngủi mà Trần Hưng Đạo đã kích động được lòng quân, giúp họ nhận thấy lỗi lầm, nhìn rõ nhìn vụ mà một lòng cùng chủ tướng quyết tâm đánh giặc cứu nước. Cũng chỉ bằng lời nói màNguyễn Trãi đã hàng phục biết bao thủ lĩnh, tướng sĩ bốn phương, giúp nghĩa quân Lam Sơn tăng cường sức mạnh mà không tốn một binh một lính nào.
Đôi khi ta cũng buộc phải nói dối. Dẫu biết rằng nói dối là xấu, đi ngược lại với đạo đức và chuẩn mực làm người. Nhưng, trong một hoàn cảnh nào đó, ta phải buộc lòng nói dối để bảo vệ chân lí, bảo vệ con người. Bởi vậy, không nên cố chấp rằng người tốt nhất quyết không nói lời sai trái. Nếu lời nói dối có thể đem đến lợi ích lớn hơn lời nói thật thì đó lại là lời nói chân thành từ trái tim, lời nói của lương tri, thật đáng trân trọng.
Chuyện kể rằng, một năm vào mùa hạ, Tào Tháo thống lĩnh quân đội đi đánh Trương Tú. Đường hành quân rất khó khăn. Trời nóng như đổ lửa, bầu trời không một gợn mây. Mặt đất nóng giẫy, oi bức vô cùng. Quân đội của Tào Tháo đã hành quân nhiều ngày, tướng sĩ đều rất mệt mỏi. Những binh sĩ thân thể cường tráng dần dần cũng khó mà trụ nối. Để động viên tướng sĩ tiếp tục trụ vừng, Tào Tháo nói:“Phía trước kia có một rừng mơ rộng lớn rất sai quả, hãy mau lên đường, đi hết trái núi này sẽ đến rừng mơ đó!”
Các binh sĩ nghe vậy, nước miếng tứa ra đầy miệng, như là đã ăn được quả mơ thực. Bởi thế mà, tinh thần phấn chấn hơn, bước chân cũng nhanh hơn rất nhiều. Người nọ dìu người kia đi mau về phía trước. Sau đó, cho dù không tìm thấy rừng mơ, nhưng nhờ sự khích lệ của ý chí, cuối cùng họ cũng đến được nơi có nước.
Quả thực, Tào Tháo biết mình sai. Nhưng trước tình thế ấy không nói dối là không được. Cái tài của chủ tướng là biết khích lệ lòng quân đạt đến mục đích. Tướng sĩ biết Tào Tháo nói dối nhưng đã cảm thấy phấn chấn, có động lực bước tời và cuối cùng tìm được ngườn nước. Lúc này mới hay, nếu không nhờ cái rừng mơ giả dối ấy chắc có lẽ mình đã bỏ mạng trên đường mất rồi. Trong lòng cũng không có oán trách gì.
Hay câu chuyện của đức Phật và người thợ săn đem lại cho ta nhiều suy nghĩ. Chuyện cũng kể rằng, một hôm đang dạo bộ trong rừng, đức Phật nhìn thấy một con hươu chạy đến, rồi rẽ hướng vào rừng. Một bên đùi có mũi tên cắm sâu, máu chảy rất nhiều. Lát sau, có một người thợ săn chạy đến, gặp đức Phật hỏi người có thấy con hươu nào chạy qua không. Đức Phật bình thản chỉ về hướng khác: “Ở hướng đó”. Người thợ săn cảm ơn đức Phật rồi hối hả chạy theo hướng tay người chỉ.
Không nói dối là một trong năm giới cấm mà đức Phật luôn tâm niệm thực hiện trì giới. Nhưng ngay trong tình thế này, phật đã buộc phải phạm giới để cứu lấy con hươu. Lúc cần cứu vật, đúng sai không cần phân biệt nữa. Nói dối mà cứu được vật, thiện căn lớn hơn là nói thật mà phạm tội sát sinh. Tránh được cái tội này nhưng lại phạm vào cái tội khác lớn hơn, nghiêm trọng hơn.
Ngược lại, có người không biết lời nói lời tốt đẹp hay cố tình dùng lời lẽ thô bỉ để sỉ nhục, gây tổn thương cho người khác thì đó là một hành động xấu xa, thật đáng lên án.
Lời nói không tử tế có thể gây ra những vết thương lớn, không thể nào hàn gắn nổi. Một lời nói bất cẩn có thể nhóm lên xung đột. Một lời nói tàn nhẫn có thể phá hỏng một cuộc đời. Một lời nói cay độc chẳng khác gì là bạo lực tinh thần. Tác hại chẳng khác gì những hành động xâm phạm thân thể người khác.
“Lời nói không là dao
mà cắt lòng đau nhói
lời nói không là khói
mà mắt lại cay cay”.
Lời nói của những người xung quanh ta sẽ định hình tính cách của ta. Mỗi ngày một ít, cứ từ từ xâm chiếm, gậm nhấm tâm hồn ta. Rồi đến một ngày, nó chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn con người.
Chuyện kể rằng, có một đứa trẻ dù năng lực yếu kém nhưng luôn được mẹ động viên và ủng hộ. Cậu ấy cảm thấy có động lực và không ngừng vươn lên. Khi trưởng thành, cậu ấy là ông chủ của một công ty.
Một cậu bé khác ở gần ấy. Dù là một cậu bé thông minh nhưng mẹ cậu ấy luôn có thái độ gắt gỏng trước những sai lầm của con. Bà chỉ biết chê bai và trừng phạt cậu bé. Không khi nào khen ngợi hay tha thứ cho cậu. Lúc nào, cậu ấy cũng thấy có một áo lực vô hình ghê gớm bao quanh mình. Không ai ủng hộ cậu ấy, cả thế giới dường như quay lưng với cậu. Cậu vô cùng chán nản, buông bỏ học hành. Lớn lên, cậu gia nhập băng cướp và gây nên nhiều trọng án.
Hai cậu bé ấy không có gì khác nhau, nhưng tương lai lại hoàn toàn khác nhau. Chỉ một lí do lớn nhất đó là hai bà mẹ đã có những lời nói khác nhau trong giáo dục con mình.
Câu chuyện cuộc đời của nhà bác học vĩ đại Edison lại càng cho ta thấy sức mạnh của lời nói và tấm lòng của người mẹ. Từ nhỏ, Edison là một cậu bé kém cỏi. Cậu học rất kém và có những câu hỏi ngớ ngẩn khiến thầy giáo của cậu rất phiền lòng. Một hôm, thầy giáo của cậu gợi mẹ cậu đến dẫn cậu về và gửi cho bà một bức thư. Về đến nhà, bà giở bức thư ra xem và sửng sốt. Thấy mẹ lo lắng, Edison đã hỏi thầy giáo đã viết gì trong bức thư ấy. Rát nhanh chóng, mẹ Edison đọc bức thư: “Con trai bà là một thiên tài. Chúng tôi không đủ sức dạy cậu bé. Bà hãy đưa cậu bé về nhà và để câu ấy tự nghiên cứu”.
Thực tế là Edison bị đuổi học. Người mẹ đã giấu điều đó suốt bao nhiêu năm và âm thầm khích lệ ông tự học ở nhà. Khi đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng, người mẹ cũng qua đời từ lâu, trong một lần dọn dẹp ngôi nhà, Edison đã phát hiện ra sự thật ấy. Ông đã khóc rất nhiều sau đó.
Kết bài:Mỗi lời nói của chúng ta đều ẩn chứa một sức mạnh vô hình. Một lời động viên đúng lúc có thể giúp cho những người đang trong cơn bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn. Nhưng cũng có những lời nói có thể giết chết một người đang trong cơn tuyệt vọng. Hãy biết nói lời dễ nghe, đúng đắn và chân thành để bản thân được vui vẻ và gây được điều vui vẻ ở người khác. Cuộc sống ngắn ngủi, cớ gì phải gây cho nhau những tổn thương không nên có. Lời nói chẳng mất tiền mua và luôn sẵn có trên môi. Thế nên, hãy biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Đề 2
Trong giao tiếp hàng ngày, một số chúng ta thường quên đi hay bỏ qua sức mạnh của ngôn từ. Chúng ta thường không chú tâm lắm đến tác động về mặt cảm xúc mà một từ, một lời nói có thể tạo ra làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Khi nói chúng ta có khuynh hướng vội vàng thốt ra mà không biết đến hiệu lực tại lời Chúng ta không nghĩ rằng một lời thốt ra có thể kết nối, hàn gắn, yêu thương, mang 2 hay nhiều người đến gần nhau trong sự đồng cảm, hay ngược lại làm họ tan nát, đẩy trái tim họ xa nhau.
Chỉ một từ ngữ có thể khơi dậy niềm vui, hứng thú, ngạc nhiên, đồng tình, tích cực, mong đợi và tin tưởng. Ngược lại ngôn từ có thể gây sợ hãi, tức giận, tiêu cực, nghi ngờ, tiếc nuối, và buồn đau. Việc chọn từ ngữ cho lời ăn tiếng nói trong một số trường hợp có thể làm thay đổi vĩnh viễn một mối quan hệ và hành trình bạn đang đi. Chúng ta quên rằng dù ta cố gắng đến đâu, một lời khi đã thốt ra, không thể lấy lại. Kết quả của lời nói, như mũi tên lao đi vun vút- nhưng mũi tên bắn đi có thể không trúng đích và không gây tổn hại, nhưng tác dụng tốt hay xấu trong thông điệp lời nói của chúng ta có hiệu quả gần như tức thì.
Có những lời đùa cợt tưởng như vô hại, nhưng người nói nào ngờ một hai từ trong câu nói vui ấy rất vô tình đã chạm vào một nỗi đau thầm kín của người nghe. Lại có những lời châm chọc mỉa mai cố ý làm đau lòng người khác cho bỏ tức hay bỏ ghét, quả thực có tác dụng như vũ khí sát thương tâm hồn.
Thử hỏi có bao nhiêu trong số người nghe những câu đùa hay châm chọc ấy có bản lĩnh biết mình biết người, không cố chấp sẽ không nóng mặt hay tự ái mà bỏ qua cho câu đùa cợt vô tâm ấy? Ngược lại, đã có nhiều người quá nóng nảy, nổi khùng lên và “ăn miếng trả miếng” để rồi dẫn đến những phản ứng đáng tiếc của cả hai.
Ai cũng biết câu ca dao này :
“ Lời nói không mất tiền mua.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Đây chính là sức mạnh của hiệu lực tại lời. Việc làm, các mối quan hệ gia đình và xã hội, đời sống tình cảm của chúng ta có thể bị ảnh hưởng và thay đổi nhiều từ cách ăn nói của chúng ta.
Lời nói và nụ cười là hai thứ dễ cho đi và hiệu quả nhanh nhất. Một câu nói nhẹ nhàng và ngọt ngào sẽ như một làn gió mát thổi vào lòng ai đó trong một ngày oi ả. Có người nói mà ta nghe từ cách xa qua điện thoại hay tiếp nhận lời bằng email vẫn có thể tưởng như nghe thấy tiếng cười hay nhìn thấy nụ cười trên môi mắt họ. Trong khi đó một câu nói nặng nề chua cay có thể khiến người nghe đau lòng và buồn bã không chỉ một ngày mà có khi “ đau nặng từng lời nói” nhiều ngày bởi không phải ai cũng dễ buông bỏ và hỉ xả. Cuộc sống con người rất mong manh trong cõi trần gian vô thường. Còn nhìn thấy nhau, gặp nhau sao không nói với nhau những lời tử tế, chân thật. Để rồi khi xa nhau hay phải chia lìa ta sẽ không thấy ân hận, dằn vặt và ray rức nghĩ lại khi còn gần nhau, khi người ta còn sống mình không nói được lời yêu thương.
Cũng xin nói rằng đắc nhân tâm bằng lời nói là tốt nhưng lời nói ấy phải chân thành. Nói những lời tốt lành nhưng đừng giả dối, đầu môi chót lưỡi. Những lời tâng bốc để mua lòng người, những viên thuốc độc bọc đường sẽ gây hại nhưng sớm muộn rồi người ta sẽ nhận biết bản chất giả dối, tác hại của chúng. Trong khi đó nhiều khi lời nói thẳng, nói thật có thể khiến người nghe không vừa ý. Vẫn biết “Lời thật mất lòng” nhưng nếu ta chọn cách nói và thời điểm nói thích hợp và chân thành thì lời thật ấy có thể vẫn được người nghe tiếp thu và suy nghĩ để sửa đổi. Về phía người nghe cũng nên bình tĩnh suy xét lời nói đến tai ta. Khi ta nghe, ta cố gắng để hiểu hoàn cảnh, thời gian và nguyên cớ của lời nói. Có người nói một lời thẳng thắn, không phải là lời khen ngợi, mà là lời nhắc nhở hay chỉ ra cho ta cái sai sót của ta, ta nên biết tiếp thu lời thực ấy. Còn có người cách nói năng không được nhẹ nhàng êm ái, nhưng tâm họ rất lành và họ nói không chút ác ý. Với những người ấy ta cần hiểu bản chất của lời nói và tâm tính người nói để chắt lọc và bỏ qua những phần chưa hay của lời họ nói.
Ngoài ra một điều quan trọng là “ Lời nói phải đi đôi với việc làm”. Đừng thuyết giảng, dạy đời người ta phải yêu thương con người, anh em, bạn hữu…. mà hành động của mình thì mâu thuẫn đến độ mình không yêu thương ngay đến gia đình mình, những người sống quanh mình. Như thế là người hai mặt và đạo đức giả như kiểu Nhạc Bất Quần trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Nhưng dưới ánh mặt trời không có gì có thể che đậy được và dòng chảy của thời gian sẽ giúp người ta nhận ra bản chất của lời nói, cũng như nhân cách của một con người.
Mong sao tất cả chúng ta luôn có tâm an hoà và biết nói lời thật dễ nghe, những lời đẹp không giả dối, để đem niềm vui đến cho người và đến lượt mình niềm vui của việc cho đi và nhận lại ái ngữ.
Nguyễn Du- một trái tim lớn,một nghệ sĩ lớn .hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn trích trao duyên .Lập dàn bài rồi viết bài nha
Một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn, ấy là thiên tài Nguyễn Du. Nguyễn Du thường nói đến cái Tâm và cái tài và đề cao: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ Tài. Nhưng ở Nguyễn Du, người ta thấy sự cân xứng, hài hoà: một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn. Tâm lớn mà Tài cũng lớn. Đọc Nguyễn Du nhất là Truyện Kiều, người ta thấy đó là những lời lời châu, ngọc hàng hàng gấm thêu, và người ta cũng thấy rằng tất cả lời ngọc ý vàng ấy đều được viết ra từ một tấm lòng đau đớn cho thân phận con người, cho thời thế và cho nhân thế – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Ngọc của nghệ thuật Nguyễn Du đúng là kết tinh từ vết thương lòng của một con trái chìm nổi trong'biển đời!
Chúng ta đã nói đến trái tim của Nguyễn Du – trái tim mang trong nó một nỗi đau vĩ đại. Đọc thơ Nguyễn Du thấy trái tim ấy dành tình thương cho tất cổ: từ những người ông tận mắt chứng kiến đến những người được nghe kể, truyền tụng, từ người sống ở những thời đại khác, chân trời khác, từ người sang cho đến người hèn, từ trẻ thơ cho đến người già phụ nữ… Ông thương người mẹ lang thang cầu bơ cầu bất, lê mình đi ăn xin cho ba đứa con, thương những đứa tiểu nhi tấm bé, lỗi giờ sinh lìa cha, thương người ca kỹ ở đất Thăng Long, người hát rong ở đất Thái Bình… Ở đây là nỗi xót xa cho những Tiểu Thanh, Đạm Tiên, ở kia là nỗi đau đớn nghẹn lòng dành cho Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Văn Thiên Tường, Tỷ Can, Liễu Tử Hậu… Trái tim của Nguyễn Du thật dễ động, dễ tổn thương, sự đồng cảm của nó là không biên giới, không dễ tổn thương, sự đồng cảm của nó là không biên giới, không thời gian. Mọi nỗi buồn đau, thông khổ của kiếp người vang động đến đều có thể làm cho trái tim ấy rỉ máu. Ngòi bút của Nguyễn Du chấm vào thứ máu ấy mà viết nên những trang thơ.
Nhưng nhìn thật sâu vào, ta sẽ thấy ông xót xa nhất cho con người trong cảnh dâu bể, trong những đổi thay trớ trêu không lường của cuộc đời. Trong những cơn dâu bể, thân phận con người thật là mỏng manh, bị quăng quật, bị dập vùi, bị dày xéo, bị xoay vần đến xác xơ, tan tác. Cả xã hội phong kiến lần định mệnh mù quáng tai quái đều vào hùa với nhau để hành hạ con người. Mà trong cảnh bể dâu kia, thân phận bi kịch điển hình nhất là những người tài sắc. Họ như những bông hoa nở trong giống tố. Trong đó, danh nhân cũng hoá nạn nhân, vàng ngọc cũng hoá đất bùn…
Thương xót và căm phẫn, trái tim Nguyễn Du đã phẫn nộ trước những thế lực chà đạp con người, huỷ hoại tài năng. Đó là loài hổ báo, ruồi xanh, thuồng luồng… Trong bài Phản chiêu hồn, ông đã viết về cảnh đời nước Sở, (và có lẽ không chỉ của nước Sở), thuộc về một lũ thượng quan ngựa xe vênh váo, chúng không để lộ nanh vuốt nhưng cắn xé thịt người ngọt xớt như đường. Ông khuyên hồn của Khuất Nguyên đừng về mặt đất này mà hãy mau mau và hãy yên lòng thu tinh thần về với Thái Hư. Bởi:
Đời sau ai ai cũng là thượng quan
Mặt đất đâu đâu cũng là sông Mịch La
Cá rồng không ăn thịt, hùm sói cũng ăn mất.
Một mặt đất như thế làm gì có đất sông cho những tâm hồn cao khiết như Khuất Nguyên, những tài hoa như Đỗ Phủ, Liễu Tử Hậu!… Không chỉ phẫn nộ trước những thế lực xã hội, ông còn phẫn nộ với cả những thế lực siêu hình đã chụp lên đầu con người những định mệnh tàn nhẫn mù quáng:
– Chém cha cái số hoa đào
Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi!
– Phận sao phận bạc như vôi
– Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi.
(Cổ kim hán sư thiên nan vấn).
Và trong trái tim kia, ta thấy cái phần thông thiết nhất, ông đã dành cho thân phận bi kịch của những người đàn bà tài sắc. Họ là những kẻ hồng nhan bạc mệnh, tài hoa bạc mệnh. Đặc biệt là những kĩ nữ. Những kẻ ca kỹ có lẽ là nạn nhân bi đát nhất, thương tâm nhất trong cuộc đời đầy lang sói, hùm beo, nhan nhản những bọ buôn thịt bán người, trong cái cõi đời lắm biến thiên dâu bể này. Đó là những cô cầm hai mươi năm trước tài sắc nổi tiếng Long thành, vương hầu công tử, quan lại xúm xít quanh mình, thế mà nay đã thành một bà già tàn tạ: Tóc hoa râm mặt võ mình gầy bị bỏ quên ngay bên tiệc rượu. Đó là người sĩ đất La Thành, người hát rong ở Thái Bình. Đó là Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi – Nổi danh tài sắc một thì, thế mà nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương, giờ chỉ còn sè sè nấm đất bên đường… Đó là Tiểu Thanh: Son phấn có thần chôn vẫn hận – Văn chương không mệnh đốt còn vương… Và hơn tất cả, đó là Thuý Kiều: Làn thu thuỷ nét xuân sơn – Mây ghen thua thắm liễu hờn kém xanh, lại pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. ấy thế mà thật bạc mệnh: Khi sao phong gấm rủ là – Gió sao tan tác như hoa giữa đường, cả một kiếp người truân chuyên chìm nổi: Thanh Lâu hai lượt, thanh y hai lần. Bị dày xéo xuống tận bùn đen nhơ bẩn. Mỗi lần muốn ngoi lên vượt thoát kiếp sống ô nhục lại bị đạp xuống đau hơn, sau hơn, bế tắc hơn…
Viết về những con người ấy, đối với Nguyễn Du, cũng là viết về mình, cùng một lứa bên trời lận đận cả thôi! Vừa là lòng nhân ái của một con người dành cho một con người. Nhưng cũng là nỗi niềm của kẻ tri kỷ, nỗi niềm của kẻ cùng hội cùng thuyền, đồng bệnh tương lai! Thương người như thể thương thân. Nguyễn Du thấy mình ở trong họ, thấy họ ở trong mình. Cho nên lời thơ ông chân thành đến tận đáy lòng. Ông đã truyền được tất cả những đau đớn của trái tim vào những điều viết để thành những tiếng thơ ai động đất trời.
Nguyễn Du là ngòi bút thiên tài. Truyện Kiều vốn được sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết tài tử giai nhân không mấy tiếng tăm của Thâm Tâm Tài Nhân là Kim Vân Kiều truyện. Nhưng bằng một bút lực phi thường, ông đã sáng tạo thành một kiệt tác bất hủ. Truyện Kiều thực là một thế giới sống động, Nguyễn Du đáng được xem là một đấng hoá công đã sáng tạo nên thế giới ấy. Từ những nhân vật còn sơ lược, nhạt mờ, thậm chí tầm thường, thế mà thi hào đã thổi vào đó một sức sống mới tảo a một sức vóc mới, biến chúng thành những hình tượng bất hủ. Chẳng những các nhân vật chính diện: Thuý Kiều, Thuý Vân, Kim Trong, Từ Hải, Thúc Sinh… mà ngay đến cả những nhân vật phản diện cũng sắc nét, chân thực có ý nghĩa điển hình to lớn: Tú Bà, Hoận Thư, Sở khanh, Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến… Có thể nói, Truyện Kiều là hình ảnh thu nhỏ của cả một xã hội đen tối thời phong kiến.
Là một nghệ sĩ lớn, Nguyễn Du không chỉ tài hoa trong khắc họa nhân vật mà còn hết sức tài hoa trong việc mô tả thiên nhiên. Có thể gặp trong Truyện Kiều những bức tranh tuyệt bút mà nền thơ ca có thể có. Mùa xuân thì: cỏ non xanh tận chân trời – Cành lê trắng điểm một vài bông hoa – Dưới cầu nước chảy trong veo – Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha. Mùa hạ thì: Dưới trăng quyên đã gọi hè – Dầu tường lửa lựu lập lèo đơm bông. Mùa thu thì: Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san – Long lanh đáy nước in trời – Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng… Bức tranh nào cũng lộng lẫy mỹ lệ, hình tượng thơ như long lanh trên mặt đá quý, bức tranh nào cũng ánh lên cái thần thái của nó.
Nguyễn Du cũng là một bậc thầy về ngôn ngữ. Chưa có ở đâu mà tiếng Việt lại đẹp đẽ, trong trẻo giàu có hoàn hảo như trong Truyện Kiều. Chỉ một câu: Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương, có thể thấy chữ thoắt thần tình thế nào trong việc thể hiện cái bi kịch bạc mệnh bất ngờ của kiếp tài hoa ngắn ngủi của Đạm Tiên. Hay một câu: Cậy em em có chịu lời – Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Chỉ với bốn chữ cậy, chịu, lạy, thưa ta đã thấy sự chính xác đến tuyệt vời của chữ nghĩa Nguyễn Du trong việc thể hiện nỗi niềm đau đớn, cảnh ngộ trớ trêu của Thuý Kiều. Xuân Diệu là một thi sĩ hiện đại, cũng là một bậc thầy của ngôn ngữ, nhưng đã phải ngả mũ trước từng câu từng từ nhỏ nhất của Nguyễn Du. Ông thấy chữ nhuốm là tinh diệu: Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san, chữ chĩu là thần tình: Giọt sương chĩu nặng cành xuân la đà. Chữ thú là đầy bản lĩnh: Giang hồ quen thú vẫy vùng…
Có thể nói tiếng Việt của chúng ta được giàu có và đẹp đẽ như ngày nay, có một phần rất lớn thuộc về công lao gọt giũa, tinh luyện của những nghệ sĩ lớn như Nguyễn Du.
Là một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn – Nguyễn Du xứng đáng được coi là một thiên tài, một danh nhân văn hoá, không chi của Việt Nam mà còn là của chung nhân loại. Việc UNESCO tổ chức kỷ niệm 200 năm sinh thi hào Nguyễn Du trên phạm vi thế giới là một đánh giá xứng đáng đối với tầm cỡ củã ông. Ông thuộc về những người có thể làm vinh dự cho mọi nền văn hoá.
I/ Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm được cách làm bài nghị luận văn học: Vận dụng kiến thức làn rõ một nhận định
- Bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, dẫn chứng chọn lọc
II/ Yêu cầu về kiến thức
1. Giải thích nhận định
- Trái tim lớn: tấm lòng giàu yêu thương của Nguyễn Du với con người, với cuộc đời
- Nghệ sĩ lớn: Tài năng lỗi lạc của đại thi hào
=> Khẳng định hai yếu tố làm nên thành công của Nguyễn Du trong Truyện Kiều: tâm và tài; nhấn mạnh hơn “tâm’’ – trái tim , tấm lòng
2. “Trái tim lớn“ , “nghệ sĩ lớn’’ qua đoạn thơ Trao duyên
2.1.Tài năng của Nguyễn Du
- Sáng tạo một tình huống bi kịch đầy éo le: bi kịch tình yêu tan vỡ
- Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật: tinh tế, sâu sắc (qua đối thoại, qua độc thoại...)
- Ngôn ngữ: sử dụng từ thuần việt, lối nói dân gian, biện pháp tu từ... - Thể thơ: lục bát với giọng điệu trầm lắng, xót xa
2.2.Tấm lòng yêu thương của Nguyễn Du
- Đồng cảm sâu sắc với bi kịch của con người đặc biệt là người tài hoa bạc mệnh.
- Đồng tình với khát khao tình yêu, hạnh phúc của tuổi trẻ; ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của Thúy Kiều: vị tha, nhân hậu, tinh tế
- Lên án xã hội đã vùi dập tình yêu, hạnh phúc của con người
3. Bàn luận ( Mối quan hệ giữa tài và tâm)
- Tình cảm là gốc, là cốt lõi của thơ ca
- Tài năng: tạo nên sức lay động của tình cảm, khiến tình cảm đến được với trái tim người đọc.
- Sự kết hợp của trái tim và nghệ sĩ, của tâm và tài làm nên sức hấp dẫn, vẻ đẹp của đoạn thơ cũng là của tác phẩm Truyện Kiều
hành trang nghĩa làđồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa ,vậy từ hành trang được vũ khoan dùng trong chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới có nghĩa như vậy không ?vì sao
Gợi ý:
“Hành trang” được Vũ Khoan dùng trong bài viết có nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kỹ năng, thói quen… để đi vào một thế kỷ mới. Như vậy nghĩa từ “hành trang” trong bài rộng hơn so với nghĩa từ “hành trang” nhưng trên cơ sở nét nghĩa giống nhau là các thứ trang bị khi đi xa, khác nhau vật dụng vật chất và vật dụng tinh thần. Đây là sự phát triển nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ.
NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH
Đề bài: Chứng minh rằng "văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có
Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ em hãy chứng minh sự giản dị của Bác
Mn ơi giúp mk với mk đang cần gấp
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
k nha
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước. Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:”Không có gì quý hơn độc lập tự do” hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, Thành công thành công đại thành công”
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người.
Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho… Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này…
Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.
Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.
Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.
Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông…”
Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên – “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người.
Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho… Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này…
Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.
Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.
Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.
Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông…”.
Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên – “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn
1)Khái niệm bài tiết, cân bằng nội môi, phản xả có điều kiện và phản xạ k điều kiện
2)Trình bày các bộ phận của cơ quan phân tích
3)Chú thik các hình vẽ sau: 23.1, 24.1, 24.2, 26.5, 28,1 (mấy cái hình này trong sách vnen nhá m.n)
4)Trình bày cơ chế của các quá trình hô hấp
5)Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu
6)Sự khác biệt giữa 3 loiaj mạch máu và gthik (kẻ bảng nha)
7)Các biện pháp để bảo vệ hệ bài tiết, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh (biện pháp riêng nhá k p biện pháp chung đâu)
8)Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh bướu cổ, bệnh Bazơđô và bệnh tiểu đường tuyp 2
9)Gthik mối quan hệ giữa phản xạ có điều kiện với hoạt động học tập. Lấy ví dụ minh họa
Giúp vs m.n ơi