Phân tích ý nghĩa việc thành lập liên Bang cộng hòa xã hội xô viết.
Phân tích ý nghĩa việc thành lập liên Bang cộng hòa xã hội xô viết.
Việc thành lập Liên Bang Cộng hòa Xã hội Xô Viết (CCCP tên viết tắt bằng tiếng nga) vào năm 1922 có ý nghĩa lịch sử quan trọng.
- Đầu tiên, CCCP thống nhất một phần lớn lãnh thổ cổ của Nga và các nước cộng hòa cũ của Liên Xô, tạo thành một liên minh chính trị mạnh mẽ và đa dạng. Điều này giúp thúc đẩy sự thống nhất và kiểm soát trên một diện tích rộng lớn, đồng thời tạo điều kiện cho việc triển khai chế độ Xã hội chủ nghĩa (CNXH).
- Thứ hai, CCCP trở thành một trong những quốc gia đầu tiên triển khai chế độ CNXH quyết liệt trong lịch sử. Sự thống trị của CCCP, đặc biệt sau thời kỳ Joseph Stalin, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và xã hội trong khu vực, tạo ra một mô hình CNXH với sự tập trung quyền lực mạnh mẽ và kinh tế quốc gia hóa.
- Thứ ba, CCCP trở thành một trong hai siêu cường quân sự và kinh tế thời Chiến tranh Lạnh, cùng với Hoa Kỳ. Tầm ảnh hưởng quốc tế của CCCP được thể hiện qua việc hình thành các liên minh như Liên minh Xô Viết và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các vùng khác trên thế giới, như Việt Nam và các quốc gia Đông Âu.
- Cuối cùng, sự sụp đổ của CCCP vào năm 1991 đánh dấu sự kết thúc của một thời kỳ quan trọng trong lịch sử thế giới. Sự kiện này đã thay đổi cục diện chính trị và kinh tế toàn cầu, mở ra cơ hội cho các nước cộng hòa cũ thực hiện cải cách và chuyển hướng đến hệ thống chính trị và kinh tế mới.
-> Việc thành lập CCCP mang ý nghĩa quan trọng trong việc định hình lịch sử thế giới, triển khai CNXH và tác động đến chính trị và xã hội toàn cầu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và sau sự sụp đổ của Liên Xô.
ai giúp em làm bài văn 200 chữ Đóng vai một nhà phản biện xã hội, em hãy nêu suy nghĩ về những thăng trầm của chủ nghĩa tư bản từ khi xác lập cho đến nay. với ạ
Tham khảo:
Trải qua hơn 400 năm, chủ nghĩa tư bản đã bước lên những nấc thang phát triển khác nhau mà mỗi nấc thang ấy đều được đánh dấu bằng sự bùng nổ của các cuộc cách mạng công nghiệp. Động lực cho sự phát triển được tạo ra từ khả năng sáng tạo vô hạn của con người. Bằng trí tuệ và khát vọng chinh phục, giai cấp tư sản đã ghi dấu ấn vào lịch sử và tạo dựng nên những giá trị văn minh vô cùng rực rỡ. Tuy nhiên, sự tiến bộ quá nhanh của khoa học - công nghệ cũng tạo ra những mặt trái, thách thức chủ nghĩa tư bản trong thời kì mới.
phân tích việc dưới ngọn cờ của lê nin , Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa được hình thành chủ nghĩa đế quốc tan rã sau khi các dân tộc đứng lên dành độc lập
Em hãy cho biết chính sách ngoại giao hiện nay của Thái trong quan hệ với các siêu cường?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước Phương Tây?
Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây, vì:
- Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V:
+ Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục,…
+ Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.
- Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo":
+ Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.
+ Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp.
+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước.
Nêu ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 nga đối với cách mạng việt nam
- Cách mạng Tháng Mười Nga đã khai phá con đường đi lên CNXH, chỉ ra sức sáng tạo của đông đảo quần chúng nhân dân trong sự nghiệp kiến tạo một xã hội mới chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Từ một nước Nga phát triển trung bình dưới thời Sa hoàng, đất nước Nga Xô-viết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa, y tế, giáo dục…; là lực lượng chủ yếu đánh tan phát-xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cứu nhân loại thoát khỏi thảm họa của chủ nghĩa phát-xít. Trong một thời kỳ dài của lịch sử ở thế kỷ 20, Liên Xô đã trở thành một cường quốc thế giới, là trụ cột của hệ thống XHCN.
- Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã mở đường cho Chủ nghĩa Mác - Lê-nin thâm nhập vào tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Trong thế kỷ 20, đã có rất nhiều nước ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh vùng lên đấu tranh đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, phá vỡ từng mảng lớn hệ thống thuộc địa của chúng và giành được tự do, độc lập, đưa nhân dân lên địa vị làm chủ xã hội. Nhiều quốc gia, dân tộc đã lựa chọn con đường đi lên CNXH.
- Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào cách mạng ở mỗi nước, trong đó có Việt Nam, trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam cũng chính từ bản Luận cương của V.I.Lê-nin “Về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa”. Năm 1927, trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Người nêu rõ: “Chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười - con đường duy nhất đúng đắn - Cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thực sự”. Từ kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích Nga trong đấu tranh giành chính quyền, Người đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị đủ các điều kiện để thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam dựa trên các nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới của V.I.Lê-nin. Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng đã khẳng định đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, coi đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam.
Dưới ánh sáng soi đường, dẫn lối của Cách mạng Tháng Mười Nga, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân lật đổ chế độ phong kiến và đập tan ách thống trị của bọn thực dân, làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ đại; tiếp đến là Đảng đã lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược, viết nên bản hùng ca Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân, toàn quân thực hiện trọn vẹn lời Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, làm nên khúc tráng ca khải hoàn Đại thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên CNXH và làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả với nước bạn Lào và Cam-pu-chia.
Vào giữa thế kỉ 19 nhật bản và ấn độ giống nhau và khác nhau những điểm nào
5 cuộc tuyệt chủng trên trái đất
khủng long xuất hiện vào kỷ gì đại gì
khủng long tuyệt chủng vào kỷ gì đại gì
con người xuất hiên kỷ gì đại gì
Refer:
- Khủng long là một nhóm bò sát thuộc nhánh Dinosauria, xuất hiện lần đầu vào kỷ Tam Điệp khoảng 243 - 233,23 triệu năm trước đây, mặc dù nguồn gốc chính xác và các mốc thời gian trong quá trình tiến hóa của chúng hiện vẫn đang tiếp tục được đào sâu nghiên cứu.
- Đầu tiên là sự kiện tuyệt chủng Ordovic-Silur vào khoảng 444 triệu năm trước. Nổi tiếng nhất là cách đây 66 triệu năm khi một tiểu hành tinh quét sạch loài khủng long. Giờ đây, các nhà khoa học lo sợ cuộc tuyệt chủng lần thứ sáu có thể xảy ra do biến đổi khí hậu.
- Về mặt giải phẫu con người hiện đại—Homo sapiens—được cho là đã có nguồn gốc xuất hiện từ khoảng 200.000 năm (hai trăm thiên niên kỷ) hay sớm hơn tại châu Phi; những hóa thạch cổ nhất có niên đại từ khoảng 160.000 năm trước.
Khủng long là một nhóm bò sát thuộc nhánh Dinosauria, xuất hiện lần đầu vào kỷ Tam Điệp khoảng 243 - 233,23 triệu năm trước đây, mặc dù nguồn gốc chính xác và các mốc thời gian trong quá trình tiến hóa của chúng hiện vẫn đang tiếp tục được đào sâu nghiên cứu.
5. Cuộc tuyệt chủng kỷ Phấn trắng-Paleogen (66 triệu năm trước)
Khoảng 98% tất cả các sinh vật từng tồn tại trên hành tinh của chúng ta đã biến mất trong quá trình lịch sử Trái đất. Nhưng không có sự tận diệt nào nổi tiếng hơn sự kết thúc của “triều đại” khủng long cách đây 66 triệu năm.
Chú thích ảnh
Cuộc tuyệt chủng gần đây nhất đã xoá sổ các loài khủng long thống trị Trái đất. Ảnh: DM
Tiểu hành tinh Chicxulub, rộng khoảng 12km, đã đâm vào Trái đất ở vùng biển ngoài khơi bán đảo Yucatán của Mexico ngày nay với vận tốc ước tính 70.000 km/h.
Nó không chỉ để lại một miệng núi lửa rộng hơn 190km, mà còn gây ra một trận sóng thần khổng lồ và đốt cháy mọi cánh rừng trên bất kỳ vùng đất nào trong vòng gần 1.500km sau vụ va chạm.
ADVERTISING
X
Bụi và các mảnh rác phun ra bầu khí quyển cũng dẫn đến sự nguội lạnh toàn cầu và khiến các hệ sinh thái gần như sụp đổ ngay lập tức. Thảm kịch đã dẫn đến việc xoá sổ khoảng 76% số loài sinh vật trên thế giới.
5. Cuộc tuyệt chủng kỷ Phấn trắng-Paleogen (66 triệu năm trước)
Khoảng 98% tất cả các sinh vật từng tồn tại trên hành tinh của chúng ta đã biến mất trong quá trình lịch sử Trái đất. Nhưng không có sự tận diệt nào nổi tiếng hơn sự kết thúc của “triều đại” khủng long cách đây 66 triệu năm.
Tiểu hành tinh Chicxulub, rộng khoảng 12km, đã đâm vào Trái đất ở vùng biển ngoài khơi bán đảo Yucatán của Mexico ngày nay với vận tốc ước tính 70.000 km/h.
Nó không chỉ để lại một miệng núi lửa rộng hơn 190km, mà còn gây ra một trận sóng thần khổng lồ và đốt cháy mọi cánh rừng trên bất kỳ vùng đất nào trong vòng gần 1.500km sau vụ va chạm
Loài người xuất hiện vào kỉ đệ tứ của Đại Tân sinh