Hướng dẫn soạn bài Truyện Kiều - Nguyễn Du

LN
Xem chi tiết
NV
29 tháng 9 2018 lúc 17:47

Mình vẽ 2 loại ,bạn tham khảo nhé :)Hướng dẫn soạn bài Truyện Kiều - Nguyễn Du

Hướng dẫn soạn bài Truyện Kiều - Nguyễn Du

Bình luận (2)
DQ
Xem chi tiết
HH
23 tháng 9 2018 lúc 17:54

- Thời đại: Sống ở cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến khủng khoảng trầm trọng, khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi.

- Gia đình: Sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, có truyền thống văn học.

- Cuộc đời: Phải lưu lạc nhiều năm trên đất Bắc. Nguyễn Ánh lên ngôi, ông bất đắc dĩ lên làm quan. Được đi sứ ở Trung Quốc. Lần thứ hai chưa kịp đi thì mất tại Huế.

Bình luận (0)
H24
11 tháng 10 2018 lúc 18:54

Thời đại: sống trong chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng.

Gia đình: quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.

Cuộc đời: phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc ròi về ẩn quê nội Hà Tĩnh năm 1802 Nguyễn Du làm quan bất đắc dĩ vời triều Nguyễn năm 1813-1814 ông đc cử làm chánh sứ sang Trung Quốc năm 1820 ông lại đc lệnh làm chánh sứ sang Trung Quốc lần thứ ha nhưng chưa kịp đi thì bệnh và qua đời tại Huế

Bn học tốt

Bình luận (0)
NV
Xem chi tiết
NM
23 tháng 9 2018 lúc 19:28
Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du. Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham. Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo. Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân xâm lược nhà Thanh sang xâm lược. Cuộc đời: Nguyễn Du đã phải sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc (1786-1796) rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh (1796-1802). Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan, bất đắc dĩ ông phải nhận lời (1802). Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế. Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc… Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành. Sự nghiệp văn học: Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán gồm 3 tập: Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm 243 bài. Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).

==> Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng vốn sống phong phú, am hiểu nền văn hóa dân tộc đặc biệt là niềm thương cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân, là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Đoạn trường tân thanh, thường được biết đến đơn giản là Truyện Kiều, là một truyện thơ của đại thi hào Nguyễn Du. Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong Văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3254 câu.

Truyện Kiều được viết dựa theo tiểu thuyết "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, một thi sĩ thời nhà Minh, Trung Quốc.

Qua hàng trăm năm, Truyện Kiều vẫn được đón nhận như một kiệt tác của dân tộc. Cùng khám phá những điều thú vị của tác phẩm văn học sắp được đạo diễn Lưu Trọng Ninh chuyển thể thành phim này.

Những điều thú vị về Truyện Kiều - tác phẩm văn học sắp được chuyển thể thành phim - Ảnh 1. Truyện Kiều - Tác phẩm thơ dài có nhiều bản dịch nhất ra cùng một ngoại ngữ:

Có tới 13 bản dịch khác nhau ra tiếng Pháp thành thơ tự do, thể Alexandrins (thơ 12 chân) hoặc văn xuôi, từ Abel des Michels (2 tập) in tại Paris 1884 - 1885 đến bản Thu Giang (Paris 1915), René Crayssac và Léon Masse (Hà Nội 1926), hoặc bản của học giả Nguyễn Văn Vĩnh thực hiện trong 28 năm (Hà Nội 1942) và của Nguyễn Khắc Viện, Xuân Phúc - Xuân Việt, Lê Cao Phan, Lưu Hoài…

Truyện Kiều - Thi phẩm có nhiều người viết phần tiếp theo nhất:

Đặc điểm là tất cả đều viết bằng thơ, trong đó xưa nhất có Đào Hoa Mộng ký của Mộng Liên Đình với khoảng 3.000 câu lục bát, Đào Hoa Mộng ký diễn ca của Hà Đạm Hiên với 1.190 câu lục bát (Hà Nội, 1917), Đoạn trường vô thanh của Phạm Thiên Thư với 3.296 câu (Sài Gòn, 1972)… Những tác phẩm "phái sinh" của Truyện Kiều đều đã được in trong Lục bát hậu Truyện Kiều, giới thiệu khá kỹ cả 7 quyển Hậu Kiều này.

Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất đọc ngược từ cuối lên đầu về cuộc đời nàng Kiều theo chiều thời gian ngược:

Điều thú vị của Truyện Kiều là người ta có thể đọc ngược từ cuối lên đến đầu câu chuyện về nàng Kiều (đúng như nội dung trong tác phẩm của Nguyễn Du) diễn ra theo chiều của thời gian ngược lại như ta được xem một cuốn phim "tua" ngược chiều. Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế đã làm một việc khá kỳ công là gỡ ra và sắp xếp lại toàn bộ các câu thơ trong truyện theo cách "tập Kiều" với cả 3.254 câu Kiều để có cuốn Truyện Kiều đọc ngược mà nội dung vẫn logic.

Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất tạo ra loại hình văn hóa Kiều:

Truyện Kiều là thi phẩm duy nhất tạo ra quanh nó cả một loạt những loại hình văn hóa - gọi là văn hóa Kiều - với các hình thức thật phong phú như: bình Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, tập Kiều, đố Kiều, câu đối Kiều, hát nói tập Kiều, phú - văn tế Kiều, án Kim Vân Kiều, giai thoại quanh Truyện Kiều…

Những điều thú vị về Truyện Kiều - tác phẩm văn học sắp được chuyển thể thành phim - Ảnh 2. Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất được chắp nhặt những câu thơ thành nhiều bài thơ mới.

Theo Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam lý giải, Truyện Kiều là thi phẩm duy nhất có được hiện tượng chắp nhặt những câu thơ ở các chỗ khác nhau để thành nhiều bài thơ mới, gọi là hiện tượng Tập Kiều, đã thu hút thi sĩ văn nhân nhiều thế hệ tham gia từ thời Vua Tự Đức (1847) đến Phan Mạnh Danh, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Hoàng Trung Thông… với hàng trăm thi phẩm đủ loại từ lục bát, ngũ ngôn, tứ tự, thất ngôn, đến văn tế, hoặc Tập Kiều để dịch Hán thi…

Như vậy, Truyện Kiều đã chuyển vào đời sống văn hóa một hình thái hoạt động văn chương mới (chưa có trước đó) và tồn tại (sau đó) qua hàng thế kỷ. Đó là hiện tượng cần ghi nhận đậm nét không chỉ trong lịch sử văn học nước ta, và cả trên văn đàn thế giới.

Cơ sở để minh chứng điều này là quyển Tập Kiều - một thú chơi tao nhã (1994) đã được tái bản tới 5 lần và về sau với nhan đề Thú chơi tập Kiều.

Bình luận (0)
DH
30 tháng 9 2019 lúc 9:27

a,

Gia đình Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du. Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham. Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo. Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân xâm lược nhà Thanh sang xâm lược. Cuộc đời: Nguyễn Du đã phải sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc (1786-1796) rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh (1796-1802). Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan, bất đắc dĩ ông phải nhận lời (1802). Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế. Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc… Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành. Sự nghiệp văn học: Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán gồm 3 tập: Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm 243 bài. Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).

==> Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng vốn sống phong phú, am hiểu nền văn hóa dân tộc đặc biệt là niềm thương cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân, là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Bình luận (0)
TP
6 tháng 10 2019 lúc 20:02

c)

Đoạn thơ có thể chia làm ba phần. Trình tự miêu tả các nhân vật theo kết cấu đoạn trích là miêu tả từ khái quát đến cụ thể

Phần thứ nhất (4 câu đầu): Giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều. Phần thứ hai (4 câu tiếp theo): Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân. Phần thứ ba (còn lại): Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều.

Kết cấu bài thơ làm nổi bật ý đồ nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Du. Nhân vật Thuý Kiều là nhân vật trung tâm và quan trọng nên tác giả đã dành nhiều câu thơ để miêu tả ( 16 câu), đó là lấy vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền để khắc họa vẻ đẹp của Thúy Kiều, và cuối cùng là cuộc sống “êm đềm chướng rủ màn che” của hai chị em.

Bình luận (0)
NV
Xem chi tiết
HH
23 tháng 9 2018 lúc 18:07

c. Biện pháp nghệ thuật ước lệ, miêu tả chi ti pháp liệt kê ước lệ, miêu tả chi tiết thủ pháp liệt kê, so sánh, ẩn dụ. Vẻ đẹp đoan trang phúc hậu quý phái, hài hòa êm đềm.

Bình luận (1)
TP
4 tháng 9 2019 lúc 15:03

d)- Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, vẫn lấy thiên nhiên làm đối tượng so sánh. hi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ: “thu thủy”, “xuân sơn”, hoa, liễu.

-Giống nhau: Cả Thúy Vân và Thúy Kiều, nhà thơ đều sử dụng những hình ảnh ước lệ trong tự nhiên để vẽ ra bức chân dung nhan sắc và ngoại hình.
-Khác nhau: Về nhan sắc, mặc dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: "làn thu thuỷ"; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.

Bình luận (0)
DH
26 tháng 9 2019 lúc 6:42

g, Ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã trân trọng, đề cao giá trị, phẩm giá của con người như nhan sắc, tài hoa, phẩm hạnh; qua đó, dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh. Sự ngưỡng mộ, ngợi ca người phụ nữ trong xã hội “trọng nam khinh nữ” chính là biểu hiện sâu sắc của cảm hứng nhân văn trong ngòi bút Nguyễn Du.

h, Giá trị nghệ thuật nổi bật của Truyện Kiều được thể hiện ở:

Về thể thơ, tác giả sử dụng thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống của Việt Nam, với 3254 câu, điều đó tạo nên một tác phẩm gần gũi với đời sống người dân. Về ngôn ngữ: là ngôn ngữ văn học hết sức giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật. Mỗi câu từ, mỗi sự kiện chêm vào đều có chủ đích của chính tác giả và được cân nhắc cẩn trọng. Ngôn ngữ kể chuyện có 3 hình thức: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật). Nhân vật trong truyện xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ, có biểu hiện bên ngoài và thế giới bên trong sâu thẳm. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc hoạ nhân vật qua phương thức tự sự, miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá, mỗi nhân vật trong Truyện Kiều hiện lên như một chân dung sống động. Cách xây dựng nhân vật chính diện (Thúy Kiều, Từ Hải...) thường được xây dựng theo lối lý tưởng hoá, được miêu tả bằng những biện pháp ước lệ, nhưng rất sinh động. Nhân vật phản diện của Nguyễn Du chủ yếu được khắc hoạ theo lối hiện thực hoá, bằng bút pháp tả thực, cụ thể và rất hiện thực (miêu tả qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động… của nhân vật). Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh bức tranh thiên nhiên chân thực sinh động (Cảnh ngày xuân), có những bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
Bình luận (0)
DC
Xem chi tiết
H24
19 tháng 10 2017 lúc 18:35

Bạn tham khảo :

*Truyện kiều của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng lại được xem là của Nguyễn Du , bởi vì ;

-Nguyễn Du chỉ dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện củaThanh Tâm Tài Nhân .Nhưng Nguyễn Du không viết giống như Kim Vân Truyện mà có sự sáng tạo.

+Sáng tạo trong lối viết

+Sáng tạo trong nội dung

+Sáng tạo trong nghệ thuật: ngôn từ,hình ảnh,..

Bình luận (0)
DT
19 tháng 10 2017 lúc 21:16

Khi luận giải về mối quan hệ giữa Kim Vân Kiều tân truyện của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một số người băn khoăn không rõ vì sao Nguyễn Du lại chọn một tác phẩm vô danh tiểu tốt của Trung Quốc để cải biên hoặc chuyển thể và càng khó hiểu hơn ở chỗ tác phẩm cải biên hoặc chuyển thể này lại được công chúng Việt nam chấp nhận và hoan nghênh. Liệu có sự nhầm lẫn gì ở đây không ? […] Hiện tượng “người bỏ, ta lấy; người khinh, ta chuộng” cũng đã từng xảy ra trong giao lưu văn học thế giới […] Nhưng với Kim Vân Kiều tân truyện và Kim Vân Kiều truyện, tình hình không phải như vậy. Bởi lẽ đề tài “Thúy Kiều” trước Thanh Tâm tài nhân đã được rất nhiều cây bút Trung Quốc khai thác, như Dư Hoài với Vương Thúy Kiều truyện, Đới Sĩ Lâm với Lý Thúy Kiều truyện, Mộng Giác Đạo Nhân với Sinh báo Hoa Ngạc ân, tử tạ Từ Hải nghĩa trong Tam khắc phách án kinh kỳ... Và sau Thanh Tâm Tài Nhân, Diệp Trĩ Phỉ đã dựa vào Kim Vân Kiều tân truyện để sáng tác vở kịch Hổ phách thỉ và Hạ Bỉnh Hoành cũng đã theo đó để sáng tác vở kịch Song Thúy viên...

Với thực tế vừa nêu, khó mà nói truyện “Thúy Kiều” ở Trung Quốc không mấy ai để ý và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân chỉ thuộc loại “xoàng”. Nếu quả là “xoàng” thì tại sao Kim Vân Kiều truyện lại được liệt vào loại “Tài tử thư” của Trung Quốc ?”…

Xem lại bản chép tay Kim Vân Kiều truyện thì quả là đầu mỗi quyển đều có ghi: “Quán Hoa Đường bình luận, Kim Vân Kiều quyển chi… Thánh Thán ngoại thư”. Các bản in gần đây cũng theo đó mà in như thế.

Được xếp vào hàng “Quán Hoa Đường bình luận - Thánh Thán ngoại thư” có nghĩa là sách thuộc vào loại có giá trị nên đã được nhà phê bình kiệt xuất Kim Thánh Thán để ý xem xét, bình luận.

Việc Kim Vân Kiều truyện được Kim Thánh Thán liệt vào hàng “Thánh Thán ngoại thư” thì có thể còn xem xét - còn nếu cho là “Kim Vân Kiều truyện” là “Tài tử thư” như Trần Nghĩa đã viết ở trên thì không đúng - bởi Trung Quốc chỉ có 6 tác phẩm được Kim Thánh Thán bình luận, xếp vào danh hiệu “Tài tử thư” (lục Tài tử), gồm có: Nam Hoa kinh của Trang Tử, Ly Tao của Khuất Nguyên, Sử kí của Tư Mã Thiên, Thơ luật của Đỗ Phủ, Thủy Hử của Thi Nại Am và Tây sương kí của Vương Thực Phủ. Một số sách khác tuy được Kim Thánh Thán bình luận lưu vào thư viện riêng “Quán Hoa Đường” song chỉ thuộc hàng “Thánh Thán ngoại thư ”.

Vậy Kim Vân Kiều truyện có phải là Thánh Thán ngoại thư? Trước câu hỏi này, các nhà nghiên cứu nước ta đã không đồng nhất ý kiến: Có người tin nhưng cũng nhiều người tỏ ý nghi ngờ.

Có thể ngờ lắm bởi vì vào thời mà việc lưu truyền, phổ biến tác phẩm chủ yếu chỉ nhờ vào chép tay thì dòng chữ “Quán Hoa đường bình luận - Thánh Thán ngoại thư” ghi ở đầu truyện chưa thể xem là bằng chứng chắc chắn để tin được Kim Vân Kiều truyện được Kim Thánh Thán khen ngợi; nhất là về sau tác phẩm đã bị các học giả coi thường, đặc biệt trong số đó có nhiều học giả Trung Quốc.

Chỉ có một điều chắc chắn là sau khi Truyện Kiều của Nguyễn Du nổi tiếng, được dịch ra nhiều thứ tiếng: Pháp, Anh, Đức, Nhật, Hoa, Tiệp… thì người Trung Quốc mới ra sức tìm kiếm và biết được là nước mình có cuốn Kim Vân Kiều truyện… Từ đó họ bắt đầu chiêu tuyết. Chính GS. Đổng Văn Thành là người đã viết bài ca ngợi Kim Vân Kiều truyện, cho rằng truyện “không chỉ xây dựng một cách thành công những điển hình nghệ thuật mang đặc trưng thời đại mà còn có cống hiến quan trọng về mặt khai thác đề tài phụ nữ, về phương pháp nghệ thuật”… và “không phải đến ngày nay, mà ngay từ khi ra đời, Kim Vân Kiều truyện đã được nhiều người có quan điểm tiến bộ nhiệt liệt tán dương

Bình luận (0)
LP
Xem chi tiết
KT
19 tháng 10 2017 lúc 14:08

Truyện này không có bạn nhá. Cho dù trong thơ có nói Thúy Kiều đã lưu lạc và có mối tình với nhiều người (Thúc Sinh, Kim Trong,...) và đã thanh lâu 2 lần trong tay của Tú Bà. Thế nhưng k có đoạn nào nói về ... cả!

Bình luận (0)
DT
19 tháng 10 2017 lúc 19:42

uyện Kiều là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại của Nguyễn Du. Tác giả đã làm nổi bật sự đối lập giữa quyền sống của con người, nhất là người phụ nữ Việt Nam, với sự áp bức của chế độ phong kiến suy tàn. Có thể nói, chủ nghĩa nhân đạo là nền tảng vững chắc cho tác phẩm này. Chủ nghĩa nhân đạo thấm nhuần trong mọi tình tiết của tác phẩm, thấm nhuần trong mọi bức tranh về con người cũng như thiên nhiên tạo vật. Nhưng tất cả bút pháp tập trung nhất ở Thúy Kiều, nhân vật trung tâm mà vận mệnh và tính cách có màu sắc bi kịch, quán xuyến toàn bộ nội dung tác phẩm. Có thể nói, màn đoàn viên là một bi kịch đau đớn nhất trong đời Kiều.

Sau 15 năm lưu lạc, chịu nhiều khổ cực và lựa chọn nhảy sông Tiền Đường để mong giải thoát khỏi kiếp khổ đau của đời người, của trần thế, thế nhưng cái chết không dành cho Kiều. Và rồi, Kiều được Kim Trọng và cả nhà tìm về từ thảo đường của Giác Duyên, sau quãng thời gian 15 năm lưu lạc. Cả nhà mừng vui mở tiệc đoàn viên. Giờ phút được trở lại cố hương chung sống với cha mẹ và hai em là một sự bất ngờ và hạnh phúc khôn xiết của Thúy Kiều. Nhưng đây cũng chính là một màn tái hợp thể hiện nghịch lý của cuộc đời, tâm trạng bi kịch và tình huống bi kịch mới lại tiếp tục xuất hiện với nàng Kiều. Từ hai sự kiện “tiệc đoàn viên’ và “đêm tái hợp” bi kịch của Kiều lại càng thêm đau đớn, với tình huống đầy kịch tính, “mối quan hệ tay ba” hết sức đặc biệt và chua xót giữa ba con người: Thúy Kiều - Kim Trọng - Thúy Vân. Với “Tiệc đoàn viên”, bên cạnh hạnh phúc đoàn tụ với gia đình, tưởng như Thúy Kiều còn có thể tìm lại hạnh phúc tình yêu. Thế nhưng, qua “Đêm tái hợp”, hạnh phúc lứa đôi đã vĩnh viễn trôi đi.

Trong mối quan hệ tay ba ấy, hình ảnh Thúy Vân xuất hiện, sự xuất hiện ấy rất đúng lúc để tạo ra một bối cảnh thích hợp cho tình huống phức tạp đang được đặt ra đối với cả gia đình, đặc biệt là đối với Thúy Kiều và Kim Trọng.

Tàng tàng chén cúc giở say

Đứng lên Vân mới giãi bày một hai

Trong tiệc hoa vui vầy, Thúy Vân đã lựa chọn thời điểm giữa chừng tiệc rượu, khi mà mọi người đã chia sẻ nỗi xúc động ban đầu và niềm vui đoàn tụ để đề cập tới chuyện tình duyên năm xưa. Với cử chỉ “Đứng lên Vân mới giãi bàymột hai”, nàng rất từ tốn khoan thai để đặt vấn đề với Thúy Kiều, một sự việc rất khó nói: thành hôn với Kim Trọng. Vì đây là câu chuyện khó nói nên Thúy Vân đã nói dài đến 14 câu thơ với nhiều liên từ và điệp ngữ:

Vậy đem duyên chị buộc vào cho em

Cũng là phận cải duyên kim

Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao?

Những là rày ước mai ao

Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình

Bây giờ gương vỡ lại lành

Khuôn thiêng lừa lọc đã đành có nơi

Còn duyên may lại còn người

Còn vầng trăng cũ còn lời nguyền xưa

Những lời nói của Thúy Vân rõ ràng, mạch lạc và với Vân thì quan hệ tình cảm Thúy Kiều- Kim Trọng là một mối quan hệ thiêng liêng được tác hợp bởi Trời và thề nguyền bởi con người :

Rằng : Trong tác hợp cơ trời

Đôi bên gặp gỡ một lời kết giao

Còn mối quan hệ giữa Thúy Vân và Kim Trọng xuất phát từ biến động của cảnh ngộ gia đình, của hoàn cảnh khách quan: “Gặp cơn binh địa ba đào”. Đặc biệt, Thúy Vân nói đến tình chị em giữa Thúy Vân và Thúy Kiều như là cơ sở sâu xa của việc nàng chấp nhận lấy Kim Trọng: “Vậy đem duyên chị buộc vào cho em”. Tình cảm chị em ruột thịt chân thành tha thiết giữa hai người. Và tiếp đó như để giãi bày cùng chị và thêm thuyết phục chị để nói tình cảm của Kim Trọng lâu nay vẫn dành cho người thương năm xưa:

Nhũng là mày ước mai ao

Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình

Biết chồng “vẫn mải mê đi tìm người yêu cũ”, nhưng Thúy Vân không chỉ cảm thông mà còn đồng cảm với tình yêu sâu sắc, say đắm của Kim Trọng dành cho Thúy Kiều. Câu thơ “Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình”càng khẳng định tình yêu bất diệt trước mọi thử thách của thời gian. Thúy Vân biết rằng, chị mình khó lòng chấp nhận việc tái hợp với người tình xưa. Vì vậy, Vân đã rất khéo léo nói đến mối ràng buộc thiêng liêng giữa Kim - Kiều: khuôn trời uy nghi đã tạo dựng nên mối nhân duyên này và hai người đã có lời ước nguyện thiêng liêng. Đó là những điều không thể và khó để dứt bỏ. Thế rồi, ngoài tình yêu tha thiết và những ràng buộc thiêng liêng, người em gái này còn đưa ra lý lẽ về tuổi xuân không phôi pha của người chị gái đã xa nhà từ mấy năm trước:

Quả mai ba bảy đường vừa

Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì

Còn đối với Kiều, khi được trở về từ nơi tu hành, Kiều cứ ngỡ là yên ổn, là an toàn. Nhưng thật không ngờ cuộc đời lại đầy bi kịch, cuộc đời đau khổ lại vẫn tiếp diễn. Thúy Vân đã khơi vào vết thương, nỗi đau tưởng như đã lành của Kiều. Trong tâm trí Kiều, mối tình đẹp đẽ năm xưa đã được chôn vùi vào quá khứ dĩ vãng:

Sự muôn năm cũ kể chi bây giờ

Một lời tuy có ước xưa

Xót mình dãi gió dầm mưa đã nhiều

Nói càng hổ thẹn trăm chiều

Thà cho ngọn nước thủy triều chảy xuôi

Trong lúc này đây, Kiều nhớ lại 15 năm lưu lạc. Hiện lên trên tất cả là một con người - với cảm xúc về một hoàn cảnh trong quá khứ:

Thiếp từ ngộ biến đến giờ

Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa

Bấy giờ gió táp mưa sa

Một quá khứ đau khổ, phũ phàng như đang hiện diện. Mười lăm năm qua là những năm tháng ô nhục, đớn đau. Bấy giờ, Kiều đã thoát khỏi cảnh “dãi gió dầm mưa”, “ong qua bướm lại” nhưng quá khứ đó đã để lại biết bao dư vị đắng cay trong tâm hồn nàng. Và rồi nỗi ê chề, tủi nhục vẫn cứ tuôn trào, để rồi chính hoàn cảnh bi kịch trong quá khứ đã đem đến tâm trạng bi kịch trong hiện tại: “Nghĩ mình chẳng hổ mình sao…Trông hoa đèn chẳng thẹn mình lắm ru”.

Tiềm ẩn phía sau tấm thảm ngôn từ trực tiếp miêu tả “vườn xuân muôn đời” của “màn tái hợp”trong Truyện Kiều là một giải kết bi kịch. Nguyễn Du đã dựng lên màn “tái thế tương phùng” để đẩy nhân vật vào sự đày đọa đau đớn nhất: 15 năm quằn quại đấu tranh và tìm kiếm để dẫn đến đoạn đời tái hợp còn đứt ruột hơn cả những nỗi đau trước đó. Hai con người với một tình yêu đẹp, giờ đây cùng sống dưới một mái nhà nhưng không được hưởng hạnh phúc lứa đôi. Còn có nỗi đày đọa nào hơn đối với trái tim những con người yêu nhau mà không được sống với nhau. Có lẽ, thà để cho Thúy Kiều chết đi còn đỡ đau đớn hơn là ban cho nàng sự tồn tại như là một án tù chung thân mãn kiếp. Nhưng đó mới là sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du khi phản ánh bi kịch của con người: khắc sâu bi kịch tinh thần của kiếp người hơn là cực tả nỗi đau vật chất.

Trong màn đoàn viên, Thúy Kiều đã thực hiện hai sự từ bỏ. Đó là từ bỏ mối tình cầm sắt với Kim Trọng và từ bỏ khúc đàn định mệnh bên trong của nàng: “Một phen tri kỷ cùng nhau/ Cuốn dây từ đây về sau xin chừa”... Có lẽ, đó là một ảo tưởng bằng an, đắp đổi sau mười lăm năm tan nát. Có lẽ, nhạc khúc cuối cùng của hồ cầm là nhạc cuối cùng của đời Kiều. Về với đoạn kết trong màn đoàn viên là tìm về với một nỗi trái ngang không dứt… Hình như, có một sự bế tắc không vượt qua ở đây? Đại thi hào băn khoăn đi tìm cách giải đáp cho câu hỏi đớn đau của con người- người phụ nữ tài sắc. Nhà thơ đã đi vào con đường mới mẻ của nghệ thuật trên cơ sở một cảm xúc đúng đắn về cuộc sống. Tình yêu và hạnh phúc của Kim - Kiều đã bị tan vỡ trong 15 năm tai biến và ngay cả trong buổi đoàn tụ, rốt cuộc là họ không thể và không bao giờ “tái hợp” như những đôi trai gái khác. Bi kịch tình yêu, hạnh phúc vẫn là một “nỗi đoạn trường” không thể nào giải quyết.

Kết thúc Truyện Kiều, phải chăng đó là một khúc đoạn trường trong cung đàn bạc mệnh, một kết thúc đầy bi kịch? Như thế, sau 15 năm lưu lạc, Kiều trở về đoàn tụ cùng gia đình. Nhưng sự đời lần nữa lại trêu đùa Thúy Kiều, nàng phải sống "lưu đày" ngay giữa nhà mình, bên cạnh người yêu mình. Tất cả được thể hiện bằng bút pháp nhân đạo sâu sắc của nhà thơ đối với nhân vật, “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thăm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột” (Mộng Liên Đường chủ nhân).

Bình luận (0)
TD
18 tháng 10 2017 lúc 12:35

V~ thật ko vậy

Bình luận (0)
CY
Xem chi tiết
KL
1 tháng 10 2017 lúc 8:36

Thúy Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Em gái là Thúy Vân là một cô gái đoan trang , phúc hậu .Còn em trai là Vương Quan .Nhân dịp du xuân, Thúy Kiều gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh làm kĩ nữ . Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh – một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinhghen nên bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gảy đàn mua vui cho vợ chồng Thúc Sinh. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành vợ người anh hùng này. Phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng cũng chẳng bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng. Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm. Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè .

Bình luận (0)
TN
1 tháng 10 2017 lúc 17:58

Chuyện kể về người con gái tên là Vũ Thị Thiết , đẹp người đẹp nết , lấy chàng Trương Sinh con nhà hào phú. Trương Sinh đi lính , Vũ Nương ở nhà nuôi con và chăm sóc mẹ già. Khi mẹ mất, lo ma chay chu toàn. Trương Sinh trở về nghe lời con trẻ nghi Vũ Nương phụ bạc, mắng nhiếc , đánh đuổi nàng . Vũ Nương tìm mọi cách để minh oan cho mình nhưng k đc đã tự vẫn trên dòng sông. Trương Sinh biết vợ bị oan nhưng đã muộn. Vũ Nương đc các nàng tiên cứu và sống ở thủy cung. Nàng gặp Phan Lang , biết tin gđ, Vũ Nương đã gửi Phan chiếc hoa vàng và lời nhắn Trương Sinh. Trương sinh lập đàn giải oan nhưng Vũ Nương chỉ hiện về trong thoáng chốc và ra đi vs lời từ biệt.

Bình luận (0)
CY
Xem chi tiết
H24
24 tháng 9 2017 lúc 9:39

Bài làm:

Là con gái một gia đình trung lưu lương thiện, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên - một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Mối tình đầu chớm nở. Nhân nhặt được chiếc thoa rơi của Thuý Kiều, Kim Trọng bày tỏ nỗi lòng với Kiều và hai bên đính ước.
Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải bán mình chuộc cha.
Lần lượt bọn buôn người Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, dồn Thuý Kiều vào cuộc sống ô nhục. Nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, yêu thương và cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư bày mưu bắt Kiều về hành hạ và đày đoạ nàng. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, nàng gặp người anh hùng Từ Hải. Từ Hải chuộc nàng về làm vợ. Khi sự nghiệp thành, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, tên đại thần tráo trở, Từ Hải bị giết. Kiều bị nhục phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.
Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Hay tin thảm khốc, Kim Trọng vô cùng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Không nguôi tình xưa, Kim Trọng lặn lội tìm kiếm và chàng đã gặp lại Kiều, cả gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ “ danh tiết” và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
NN
24 tháng 9 2017 lúc 9:51

Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước

Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng trong một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “Êm đềm chướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên - một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Trong buổi đi chơi xuân, Thúy Kiều đã gặp Kim Trọng, một người thư sinh “phong tư tài mạo tót vời”. Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp đẽ, sau đó hai người đã đính ước với nhau.

Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc

Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Thúy Kiều bị mắc oan, nàng đã bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha, nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó Thúy Kiều được Thúc Sinh chuộc ra nhưng vợ của hắn ta là Hoạn Thư là người ghen tuông tàn nhẫn, Thúy Kiều bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, Thúy Kiều gặp Từ Hải, người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”, Từ Hải đã giúp Thúy Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Thúy Kiều đau đớn trầm mình xuống sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu lần hai. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.

Phần thứ ba: Đoàn tụ

Kim Trọng sau nửa năm chịu tang chú đã trở lại tìm Kiều, biết Kiều bán mình cứu cha thì đau lòng khôn nguôi. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Dù kết duyên với Thúy Vân nhưng Kim Trọng vẫn lưu luyến mối tình với Kiều, chàng cất công tìm kiếm, gặp được Thúy Kiều, gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ " danh tiết" và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn.nhưng cả hai nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

Bình luận (0)
VN
24 tháng 9 2017 lúc 16:02

Gặp gỡ và đính ước:

thúy kiều là ngưới con gái tài sắc vẹn toàn,sinh ra trong 1 gia đình trung lưu lương thiện.Trong một buổi du xuân,Kiều gặp Kim Trọng,2 người nảy sinh tình cảm rồi đính ước với

Gia biến và lưu lạc:

trong thời gian KT về chịu tang chú ,gia đình kiều bị mắc oan.Kiều phải bán mk chuộc cha và bị bọn buôn người là Tú Bà,Mã giám sinh,sở khanh lừa gạt đẩy vào lầu xanh.sau đó nàng đươc thúc sinh cứu vớt nhưng lại bị vợ cả thúc sinh là hoạn thư ghen tuông đày đọa,nàng đã nương nhờ cửa phật.sư giác duyên vô tình đẩy nang cho kẻ buôn ngươi bạc bà.1 lần nữa kiều bị đẩy vào lầu xanh.sau đó nàng lại được từ hải cứu giúp.do mắc mưu hồ tôn hiến,từ hải bị giết,kiều phải hầu đàn hầu rượu cho hắn rồi bị ép gả cho 1 tên thổ quan.đau đớn ,tủi nhục nàng trẫm mình xuông sông và đc sư giác duyên cứu sống.

Đoàn tụ:

về kim trọng ,khi trở về biết tin gia đình kiều gặp nạn đã quyết tâm đi tìm nàng.gặp đc sư giác duyên ,kim kiều gặp nhau,gia đình đoàn tụ.

hơi dở,bạn tham khảo xem đc hong nhahehe

Bình luận (0)
CH
Xem chi tiết
PL
20 tháng 9 2017 lúc 19:26

vì ông là 1 nhờ văn,nhà thơ nỗi tiếng và ông có thể viết nhiều loại chuyện , tùy bút , ...

Bình luận (0)
NT
21 tháng 9 2017 lúc 15:11

​vì ông có rất nhiều tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng và có nhiều tác phẩm của ông còn được dịch sang tiếng anh chính là truyện kiều

Bình luận (0)
CH
Xem chi tiết
NT
21 tháng 9 2017 lúc 15:09

​vĩ mô rất hay và đặc sắc kể về cuộc đời cực khổ của người con gái hồng nhan mà bạc phận chính là kiểu

Bình luận (0)