Hướng dẫn soạn bài Nhớ rừng - Thế Lữ

TL
Xem chi tiết
TG
2 tháng 3 2021 lúc 11:04

a)  Biểu cảm (kết hợp miêu tả và tự sự)

b) "Ta"

c) 

- Đoạn thơ là lời tâm sự của con hổ khi bị giam cầm trong vườn bách thú và sự nhớ nhung da diết thời kì khi nó được sống và ngự trị rừng xanh. 

Bình luận (0)
DX
2 tháng 3 2021 lúc 11:05

a) Phương thức biểu đạt: biểu cảm

b) Xưng ngôi thứ nhất: ta

c) Nội dung: Những câu thơ trên là lời tâm sự của con hổ khi bị giam cầm trong vườn bách thú . Khi bị giam chân tại song sắt nhà tù , hổ cảm thấy mình bị mất tự do . Nó nhớ nhung da diết thời kì khi nó được sống và ngự trị rừng xanh. Đoạn thơ là những gợi nhớ của con hổ về bức tranh tứ bình chốn rừng ngàn .Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: giấc ngủ tưng bừng, những chiều lênh láng máu sau rừng . Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.

Bình luận (0)
NM
2 tháng 3 2021 lúc 11:04

PTBĐ chính Biểu cảm

b) Trong đoạn trích con hổ xưng hô là ta

Bình luận (0)
VN
Xem chi tiết
MN
25 tháng 2 2021 lúc 8:24

Tham khảo:

Cách sử dụng từ ngữ phong phú, giàu sức biểu cảm diễn tả tâm trạng của hổ một cách chi tiết.

Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm.

Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.

Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình

 

Bình luận (0)
CN
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NL
20 tháng 2 2021 lúc 14:48

mn giúp mik vs

 

Bình luận (0)
LL
Xem chi tiết
TM
19 tháng 2 2021 lúc 22:18

Câu 1: trích trong bài "Ông đồ" của Vũ Đình Liên

Câu 2: Câu "Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay" sử dụng BPTT so sánh. Tác dụng :

+ Câu thơ thêm sinh động hấp dẫn, tăng sức gợi hình gợi cảm.

+ Câu thơ hiện lên hình ảnh ông đồ với những nét chứ điêu luyện, đẹp mắt, vẽ lên cái tâm , tầm, tài của ông đồ

+ Người đọc cảm phục, ngưỡng mộ trước tài năng của ông đồ.

 

Bình luận (0)
MH
Xem chi tiết
MN
19 tháng 2 2021 lúc 9:16

Tham khảo:

Khi bị nhốt trong vườn bách thú, vị chúa sơn lâm vô cùng phẫn uất, ngao ngán, chán chường và bất lực. Nào ai biết hổ đang "Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt", "gậm" không phải là nhai ngấu nghiến mà là nghiến từ từ cho đến lúc nát ra. Sắt đâu phải dễ tan vỡ, khối căm hờn cũng không dễ nuốt trôi! Hổ hẳn là muốn phá tan mọi thứ đang vây hãm mình vì nỗi hận đang lên đến cao độ. Bằng cách đó con hổ muốn phá tan tất cả mọi thứ vì nỗi căm tức trong nó đang đến tột đỉnh. Nó căm tức vì bị giam cầm thì ít mà bị xếp ngang hàng với "bọn gấu dở hơi", "cặp báo vô tư lự" thì nhiều. Tâm trạng nó lúc này còn là cảm thấy vô cùng nhục nhã với hoàn cảnh nó đang phải chịu đựng. Nhục nhã vì nó đường hoang là chúa sơn lâm vậy mà lại bị tù hãm để "làm trò lạ mắt thứ đồ cho người ngạo mạn, ngẩn ngơ" là đối tượng trước tiên mà nó hết sức khinh ghét. Với biện pháp nhân hóa, Thế Lữ đã làm rõ tâm trạng của con hổ khi ở trong tù, nổi bật là sự căm hờn uất hận và nỗi nhục nhã mà nó phải chịu đựng. Cay đắng hơn, từ địa vị chúa tể, giờ đây chỉ còn ở vị trí thấp hèn đồ chơi ngang hàng với bọn gấu dở hơi, bọn báo vô tư lự. Thật là nhục nhã! Thật là căm hận! Đại từ "ta" biểu hiện sắc thái kiêu hãnh, tự cao, tự đại, biết rõ giá trị của mình trong khi bọn tiểu nhân đang giễu cợt sự sa cơ của "bậc anh hùng". Chính vì thế mà nỗi uất ức, căm hờn ngày càng đè nặng lên tâm hồn chúa sơn lâm.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PY
12 tháng 2 2021 lúc 15:59

NghệThuật:  Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như: Nhân hóa, đối lập, tương phản, phóng đại.Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.       Nội dung: Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ.

Theo em tác giả muốn gửi gắm:

- Niềm khao khát tự do mãnh liệt

- Nỗi căm phẫn trước cuộc sống tầm thường, giả dối

- Lòng yêu nước kín đáo, sâu sắc

                                                                           

  
Bình luận (5)
H24
12 tháng 2 2021 lúc 17:17

*Nội dung

Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường và niềm khao khát tự do mãnh liệt của tác giả và cũng là của người dân Việt Nam yêu nước lúc bấy giờ.

*Nghệ thuật

- Sử dụng bút pháp lãng mạn.

- Nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, điệp từ, sử dụng từ ngữ gợi hình, ngôn ngữ, nhạc điệu phong phú giàu sức biểu cảm.

*  Nhà thơ muốn nhắn gửi những tâm sự của con hổ là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh nộ lệ và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc.

Bình luận (1)
NT
Xem chi tiết
SK
4 tháng 1 2018 lúc 22:22

+ Thể thơ tự do

+ Không tuân theo lối vần luật, niêm luật như các thể loại thơ cổ

+ Khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.

Bình luận (0)
BH
5 tháng 1 2018 lúc 12:21

+ Thể thơ tự do

+ Không tuân theo lối vần luật, niêm luật như các thể loại thơ cổ

+ Khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.

Bình luận (0)