Hướng dẫn soạn bài Hai chữ nước nhà - Trần Tuấn Khải

H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
CL
9 tháng 12 2021 lúc 18:02

Tham khảo :

Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.

Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà.

Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nản với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em

 

Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi.

Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.

Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời.

Tuy nhiên, hãng sản xuất bàn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy loại bàn này rất dễ hỏng.

Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.

Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kéo vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.

Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được trèo lên bàn ghế, không vẽ bậy lên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong.

Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.

Bình luận (0)
MA
9 tháng 12 2021 lúc 18:03

tk

 

Trong gia đình, luôn có những vật dụng hữu ích và cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt. Trong đó, chiếc phích hay còn gọi là bình thủy- đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng rất thông dụng, xuất hiện trong mọi gia đình.

 

Phích nước thì quen thuộc trong mỗi gia đình nhưng ít có ai biết đến nguồn gốc của nó. Vào năm 1892, một nhà bác học người Anh, Pawar, đã cải tiến chiếc máy đo nhiệt lượng của Newton thành chiếc bình thủy có khả năng giữ nhiệt. Chiếc bình thủy có thiết kế nhỏ gọn, không quá to, cồng kềnh hay khó di chuyển như chiếc máy trước nên rất được thông dụng.

 

Từ khi được xuất hiện, đến nay, chiếc phích nước đã được cải tiến rất nhiều. Phích nước được phân thành nhiều loại, được làm từ những vật liệu khác nhau, với cấu tạo và những hình dáng khác nhau. Vê hình dáng, phích nước thường có hình trụ, làm bằng nhựa hoặc bằng sắt; đế bằng, cao khoảng 35- 40 cm giúp cho phích đứng thẳng mà không bị đổ.

 

Phích có cấu tạo hai phần: phần vỏ có nắp. Nắp trong làm bằng gỗ hay xốp, nắp ngoài làm bằng nhựa hay bằng nhôm. Quai xách, tay cầm gắn với thân phích. Ngoài phích có hoa văn ( họa tiết hay phong cảnh) với nhiều màu sắc khác nhau. Chiếc phích có phần ruột làm bằng thủy tinh tráng bạc để giữ nhiệt, đáy có một núm- van hút khí. Van càng nhỏ thì khả năng giữ nhiệt càng cao. Ở giữ vỏ phích và ruột phích là một lớp chân không để cách nhiệt.

 

Có nhiều loại phích được sử dụng nhưng phổ biến là hai loại: loại nhỏ: chưa được một lít nước, loại lớn chứa được 2,5- 3 lít nước. Hiện nay, loại phích đã quen thuộc với bao thế hệ gia đình trong bao nhiêu năm qua là phích Rạng Đông với nhiều kiểu dáng, màu sắc và rất bền, giá cả hợp lí với người dùng.

 

Trong ngày, chiếc phích giúp giữ nhiệt ở nhiệt độ từ 70- 100 độ. Có chiếc phích trong nhà, sẽ bớt được rất nhiều thời gian và công sức để đun nước mỗi khi có việc. Chiếc phích là người bạn không thể thiếu khi uống trà hay pha cà phê. Nhiệt độ nước sẽ quyết định rằng trà có ngon, có đạt đúng hương vị của nó không. Với những nhà khi chuẩn bị sinh đẻ, những chiếc phích là vật dụng rất cần thiết.

 

Chẳng gì tiện lợi và nhanh gọn bằng chiếc phích có thể di chuyển dễ dàng. Những chiếc phích đi liền với những năm tháng thời bao cấp cầm từng đồng để đi mua nước nóng ngoài đầu hẻm vì ngại đun nước mới, đi liền với sự xuất hiện của những đứa trẻ cũng như trong bữa cơm của mỗi gia đình. Dù cho thời ấy, một chiếc phích cũng chẳng rẻ là bao nhưng không thể không có trong mỗi gia đình. Và đến ngày nay, những chiếc phích vẫn có một vị trí không đổi trong mỗi căn nhà.

 

Nó là người bạn của người già và trẻ em. Một phích nước đem lại sức khỏe với mỗi chén trà, cốc sữa nóng trong mùa đông lạnh. Vì vậy, khi sử dụng, chúng ta cần có cách bảo quản đúng. Phích mới được mua về, nên đổ nước ấm khoảng nửa bình, sau đó đậy nắp lại.

 

Sau khoảng vài phút, mở phút ra, tráng với một lượt nước mới rồi đổ nước nóng vào. Như thế sẽ giúp cho chiếc phích không bị sốc nhiệt và nổ, tăng tuổi thọ cho phích. Vào buổi sáng, nếu còn nước cũ ngày hôm qua, nên đổ đi, tráng sạch cặn rồi đổ nước mới vào. Muốn giữ được nhiệt lâu, không nên đổ nước quá đầy, giữ một khoảng trống giữ nước và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn của không khí.

 

Sau một thời gian sử dụng, những chiếc phích làm từ kim loại sẽ bị gỉ, làm giảm khả năng bảo vệ của phích. Cần thay vỏ mới để an toàn khi sử dụng. Những chiếc phích bị vỡ ruột cũng có thể thay ruột phích mới để tiết kiệm, không cần thiết phải mua phích mới. Những chiếc bình thủy thế cần để xa tầm tay trẻ em và những nơi có lửa, để những nơi cao ráo.

 

Ngày nay, nhiều loại ấm đun nước, ấm siêu tốc ra đời khiến những chiếc bình thủy chục năm nay bỗng dần bị lép vế. Nhưng những chiếc phích vẫn luôn là người bạn đồng hành thân thiết, tiện lợi nhất trong di chuyển và sinh hoạt của mỗi người.

Bình luận (0)
PA
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
SV
7 tháng 12 2021 lúc 18:54

Tham khảo:

Câu 1: PTBĐ: biểu cảm

Câu 2: Nội dung : Bài thơ đánh động tâm tư của bao người khi nhớ về những dòng sông miền Trung hầu như quanh năm xanh biếc. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người. Dù sau này có đi đâu, luôn nhớ về quê, nhớ về dòng sông tuổi thơ nơi in dấu bao kỷ niệm.

Câu 3:Biện pháp :so sánh

Câu 4: Dù có ra sao thì quê hương nơi chôn rau cắt chốn vẫn luôn là người mẹ hiền, người mẹ thiên nhiên, luôn giang tay chào đón những đứa con thơ chở về. Cái nơi ấy, cái nơi mà ta đã sinh ra và lớn lên chắc chắn sau này mãi không bao giờ quên. Quê hương nơi chứa đựng rất nhiều kí ức tuổi thơ,... yêu mãi quê hương ta

Câu 5: Ký ức ùa về mãnh liệt trong một không gian lấp lánh ánh sáng và mở ra bao kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào thương mến. Bài thơ đánh động tâm tư của bao người con miền Nam, khi nhớ về những dòng sông miền Trung hầu như quanh năm xanh biếc. Màu xanh biếc còn là nỗi nhớ ánh xạ trong tâm hồn nhà thơ. Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người

Tick nha :3

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
H24
27 tháng 12 2020 lúc 21:25

Đơ à !!!

Sao lại lấy bài Ngữ Văn 8 Tập 2???

Bình luận (0)
CL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
AN
3 tháng 3 2017 lúc 21:16

Cùng mang tâm trạng bất hoà, bất lực sâu sắc trước thực tại đương thời, nhưng không như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu thường thả hồn mình theo những ước mơ về chốn Bồng Lai tiên cảnh, Á Nam Trần Tuấn Khải lại trở về quá khứ, lật lại những trang sử hào hùng của dân tộc . Mượn những biểu tượng nghệ thuật bóng gió hay những đề tài lịch sử, nhà thi sĩ họ Trần bộc lộ tất cả nỗi đau mất nuớc, sự căm giận bọn cướp nước cùng bè lũ tay sai, đồng thời khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào và bày tỏ khát vọng độc lập tự do. Đoạn trích mở đầu bài thơ Hai chữ nước nhà đã bộc lộ một cách mãnh liệt tình cảm yêu nước ấy.
Hoá thân vào nhân vật Nguyễn Phi Khanh ngày bị giặc bắt đem sang Trung Quốc đã nén tình nhà mà nghĩ về việc nước, Á Nam Trần Tuấn Khải kín đáo gửi gắm tâm sự yêu nước của mình. Ngày đó, khi “quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa”, người con trai Nguyễn Trãi đang định theo cha sang nơi đất khách quê người phụng dưỡng tuổi già, làm trọn chữ hiếu đành gạt nước mắt trở về lo trả thù nhà, đáp đền nợ nước. Lời cha khuyên con cũng là lời trăng trối của Người để lại trước giờ vĩnh biệt. Bao trùm bài thơ là nỗi xót xa, đau đớn trước cảnh nước mất nhà tan. Nỗi niềm thầm kín mà mãnh liệt đã được thể hiện bởi một giọng thơ lâm ly, thống thiết ,tràn đầy cảm xúc. Thi sĩ đã tìm đến với thể song thất lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc – vốn có nhạc tính phong phú, vừa gân guốc trang trọng vừa mềm dịu thiết tha, thích hợp để diễn tả tiếng lòng sầu thảm hay nỗi niềm bi phẫn, oán than, làm nên giọng điệu đặc sắc của bài thơ.
Tám câu thơ mở đầu với tâm trạng người cha yêu nước Nguyễn Phi Khanh trong cảnh ngộ éo le đau đớn:
Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm
Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu
Bốn bề hổ thét chim kêu
Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình
Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
Chút thân tàn lần bước dặm khơi
Trông con tầm tã châu rơi
Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên
Cuộc chia ly của hai cha con diễn ra nơi biên giới xa xôi, ảm đạm, heo hút, chỉ có những đám “mây sầu” như nỗi niềm con người và những âm thanh “bốn bề hổ thét chim kêu” xé toạc tâm trạng. Đã đến địa đầu phía Bắc Tổ quốc… Chỉ vài bước chân nữa thôi, chỉ vài giây ngắn ngủi là Nguyễn Phi Khanh đã vĩnh viễn xa lìa đất nước, quê hương. Cái nhìn ngoái lại như cố khắc ghi hình bóng thân quen vào sâu thẳm tâm trí người đi. Buồn thay, hình ảnh cuối cùng của Tổ quốc lại là “cõi giời Nam gió thảm đìu hiu”, là cảnh hiện thực đất nước đang quằn quại dưới gót giày ngoại xâm. Có thể hình dung ra từng bứơc chân nặng nề, chậm chạp của con người.
Hoàn cảnh bi kịch đã đặt hai cha con vào tình thế éo le, nghiệt ngã, buộc phải lựa chọn giữa tình nhà và nghĩa nước. Cha ra đi lần này chẳng mong ngày trở lại, con xót thân cha tuổi già không người chăm sóc nhưng cả hai đã ý thức rất rõ vai trò và nghĩa vụ của mình đối với dân, với nước. Cảnh nước lâm nguy, cảnh nhà ly tán… Tâm trạng con người đã chân thật hoá “hạt máu nóng” và “giọt châu rơi” vốn là những hình ảnh ước lệ quen thuộc trong thơ xưa. Một lời nhắn nhủ giản dị mộc mạc như lời tâm tình khiến người nghe khắc cốt ghi tâm: “Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên”. Một lời nói tưởng rất nhẹ nhàng mà chứa cả sức nặng tâm trạng làm lay động lòng người.
Giờ phút chia tay, lẽ ra nỗi đau thân phận sẽ choán hết tâm tư con người. Nhưng không, tấm lòng con người yêu nước chỉ còn lại cảnh đau thương, tang tóc của nước nhà:
Than vận nước gặp khi biến đổi
Để quân Minh thừa hội xâm lăng
Bốn phương khói lửa bừng bừng
Xiết bao thảm hoạ xương rừng, máu sông!
Nơi đô thị thành tung quách vỡ
Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con
Làm cho xiêu tán hao mòn
Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu!
Những câu thơ vẽ nên hiện thực đất nước thời giặc Minh thống trị mà gợi về mấy trăm năm sau, những năm hai mươi của thế kỷ XX đương thời. Lời Nguyễn Phi Khanh hay cũng là tâm tình sâu thẳm từ đáy lòng tác giả. “Giống Lạc Hồng hoàng thiên đã định-Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay-Giời Nam riêng một cõi này” mà nay đã rơi vào tay giặc. Niềm tự hào về lãnh thổ, về chủ quyền dân tộc giờ đây lắng xuống, nhường cho nỗi đau mất nước khôn nguôi. Từ cảnh bao quát với “khói lửa bừng bừng” khắp bốn phương trời, với thảm hoạ “xương rừng máu sông” đến cảnh quay đặc tả, chi tiết “thành tung quách vỡ”, “bỏ vợ lìa con” tất cả tạo nên một lời tố cáo đanh thép trong nỗi căm hận không cùng. Những người dân trong hoàn cảnh bi thương mất mát đó có lẽ cũng dễ đồng cảm với nhà thơ trước nền “văn minh khai hoá” mà bọn người “khác giống” mang đến cho dân tộc. Bức tranh đau thương của quê hương Tổ quốc Việt Nam hiện lên mang theo nỗi thương cảm xót xa, đau đớn chân thành của những người vợ xa chồng, những người cha xa con, của toàn thể nhân dân đất Việt:
Thảm vong quốc kể sao xiết kể
Trông cơ đồ nhường xé tâm can
Ngậm ngùi đất khóc giời than
Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này
Khói Nùng Lĩnh như xây khối uất
Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu
Con ơi! Càng nói càng đau
Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?
Không còn là tiếng lòng của một người dân riêng lẻ nữa rồi. Rõ ràng đây là tiếng non sông vọng về với đồng bào dân tộc khắp mọi miền Tổ quốc. Cả một không gian rùng mình chuyển động thể hiện những tâm tư : đất khóc giời than, khói Nùng Lĩnh xây khối uất, sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu. Đâu chỉ có con người mới biết đau đớn, biết căm giận, ngay đến núi sông, đất trời cũng quằn quại, giãy giụa ,cũng uất ức, sầu thương. Tất cả những tâm trạng của thiên nhiên, của người dân mất nước, mất tự do đã đẩy đến tận cùng cảm giác, kết lại thành một nỗi sầu đau nhường xé tâm can. Từng khối căm uất dâng lên từ khói Nùng Lĩnh cuồn cuộn phủ chụp một màn khói sương mịt mờ khắp non sông, từ dòng đau ăm ắp vật vã, dồn dập của sóng nước sông Hồng.
Những lời kể với bao từ cảm thán, bao hình ảnh gợi cảm mãnh liệt, sâu sắc cắt nghĩa cho một nỗi đau thiêng liêng, lớn lao, cao cả, gắn với vận nước, cơ đồ, nòi giống. Nhà thơ muốn nhân dân thức tỉnh và nhận ra nỗi đau kinh động cả đất trời ấy, một nỗi niềm tha thiết mà trước đó, Phạm Tất Đắc cũng từng thấu hiểu hơn ai hết:
Nên mau mau dậy ngay kẻo muộn
Mà xót thương đến chốn Nhị, Nùng
[…]
Cảnh như thế tình thì như thế
Sống mà chi, sống để làm chi
Đời người đến thế còn gì!
Nuớc non đến thế còn gì nước non!
(Chiêu hồn nuớc)
Mỗi câu thơ là một tiếng than, một iếng nấc nghẹn ngào, xót xa, cay đắng. Giọng thơ tâm huyết, đầy bi phẫn vốn là sở trường của Trần Tuấn Khải đã thể hiện một sức rung động lớn, nhất là đối với những tâm hồn đồng điệu lúc bấy giờ.
Trước tình cảnh đất nước đang cơn nghiêng nghèo, người cha nói đến cái thế bất lực của mình:
Cha xót phận tuổi già sức yếu
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay
Lời nói thốt ra sao mà xót xa, cay đắng! Nguyễn Phi Khanh đành gửi gắm niềm tin vào con, vào thế hệ mai sau:
Thân lươn bao quản vũng lầy
Giang sơn gánh vác sau này cậy con
Chấp nhận “bó tay” để trao gửi nhiệm vụ, trọng trách gánh vác sơn hà cho con, người cha đã đặt vào đó một chữ “cậy” với bao niềm hy vọng, tin yêu. Ẩn sau lời cha truyền dạy con vào giây phút gặp gỡ cuối cùng là tâm sự thiết tha, sâu kín của chàng trai trẻ Á Nam Trần Tuấn Khải. Không thể trực tiếp nói lên khát vọng độc lập, tự do, nhà thơ đã đưa người đọc trở về quá khứ hào hùng của dân tộc:
Con nên nhớ tổ tông khi trước
Đã từng phen vì nước gian lao
Bắc Nam bờ cõi phân mao
Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây…
Con nên nhớ – ba từ trang trọng gợi nhớ về quãng thời gian bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, gợi về bao tấm gương cao đẹp đã xả thân vì Tổ quốc:
Giời Nam riêng một cõi này
Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì
Người thanh niên yêu nước Á Nam đang kể về lời dặn dò của Nguyễn Phi Khanh trước giờ vĩnh biệt hay đang nhắn nhủ bạn đọc đương thời? Phải, đã bao lần tổ tiên gian lao để giữ vững ranh giới của đất nước, ranh giới Bắc Nam. Hình ảnh “ngọn cờ độc lập máu đào còn dây” phải chăng là một niềm tự hào trước lịch sử oai hùng, là lời nhắc nhở về truyền thống dân tộc? Và “ngọn cờ độc lập” ấy là mục đích nhà thơ hướng đến, là niềm khích lệ, thúc đẩy, hun đúc ý chí gánh vác giang sơn của thế hệ trẻ. Lời trao gửi “giang sơn gánh vác sau này cậy con” vừa đầy sức nặng tình cảm, vừa sôi sục nhiệt huyết cứu nước và tinh thần tự hào dân tộc.
Không phải ngẫu nhiên mà bài thơ mang tựa đề Hai chữ nước nhà. Nước và nhà là hai khái niệm riêng biệt, diễn tả nỗi đau nuớc mất nhà tan và hoàn cảnh trớ trêu : đất nước lâm nguy – cha con ly biệt. Gắn với vận mệnh đất nước, thù nhà chỉ có thể trả xong khi thù nước không còn, khi người con đã đề nợ nước. Lấy nước làm nhà, lấy cái trung, cái nghĩa đối với nước để đền đáp chữ hiếu sâu nặng với cha, âu cũng là một cách giải quyết “trọn vẹn đôi đường”, nặng tình hợp lý.
Qua Hai chữ nước nhà, nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải đã thể hiện một tình yêu sâu sắc đối với đất nước, nỗi hận khôn nguôi trước tội ác kẻ thù và tha thiết mong mỏi nền độc lập tự do. Bài thơ vang vọng như tiếng hịch truyền của non sông kêu gọi đồng bào qua thể thơ song thất lục bát và giọng điệu trữ tình tha thiết mãi mãi còn đọng lại trong tâm trí mọi người dân yêu nước xưa và nay.

Bình luận (0)
AN
3 tháng 3 2017 lúc 21:17

tick cho mik nhé

Bình luận (0)
H24
9 tháng 3 2017 lúc 12:21

Cùng mang tâm trạng bất hoà, bất lực sâu sắc trước thực tại đương thời, nhưng không như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu thường thả hồn mình theo những ước mơ về chốn Bồng Lai tiên cảnh, Á Nam Trần Tuấn Khải lại trở về quá khứ, lật lại những trang sử hào hùng của dân tộc . Mượn những biểu tượng nghệ thuật bóng gió hay những đề tài lịch sử, nhà thi sĩ họ Trần bộc lộ tất cả nỗi đau mất nuớc, sự căm giận bọn cướp nước cùng bè lũ tay sai, đồng thời khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào và bày tỏ khát vọng độc lập tự do. Đoạn trích mở đầu bài thơ Hai chữ nước nhà đã bộc lộ một cách mãnh liệt tình cảm yêu nước ấy.
Hoá thân vào nhân vật Nguyễn Phi Khanh ngày bị giặc bắt đem sang Trung Quốc đã nén tình nhà mà nghĩ về việc nước, Á Nam Trần Tuấn Khải kín đáo gửi gắm tâm sự yêu nước của mình. Ngày đó, khi “quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa”, người con trai Nguyễn Trãi đang định theo cha sang nơi đất khách quê người phụng dưỡng tuổi già, làm trọn chữ hiếu đành gạt nước mắt trở về lo trả thù nhà, đáp đền nợ nước. Lời cha khuyên con cũng là lời trăng trối của Người để lại trước giờ vĩnh biệt. Bao trùm bài thơ là nỗi xót xa, đau đớn trước cảnh nước mất nhà tan. Nỗi niềm thầm kín mà mãnh liệt đã được thể hiện bởi một giọng thơ lâm ly, thống thiết ,tràn đầy cảm xúc. Thi sĩ đã tìm đến với thể song thất lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc – vốn có nhạc tính phong phú, vừa gân guốc trang trọng vừa mềm dịu thiết tha, thích hợp để diễn tả tiếng lòng sầu thảm hay nỗi niềm bi phẫn, oán than, làm nên giọng điệu đặc sắc của bài thơ.
Tám câu thơ mở đầu với tâm trạng người cha yêu nước Nguyễn Phi Khanh trong cảnh ngộ éo le đau đớn:
Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm
Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu
Bốn bề hổ thét chim kêu
Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình
Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
Chút thân tàn lần bước dặm khơi
Trông con tầm tã châu rơi
Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên
Cuộc chia ly của hai cha con diễn ra nơi biên giới xa xôi, ảm đạm, heo hút, chỉ có những đám “mây sầu” như nỗi niềm con người và những âm thanh “bốn bề hổ thét chim kêu” xé toạc tâm trạng. Đã đến địa đầu phía Bắc Tổ quốc… Chỉ vài bước chân nữa thôi, chỉ vài giây ngắn ngủi là Nguyễn Phi Khanh đã vĩnh viễn xa lìa đất nước, quê hương. Cái nhìn ngoái lại như cố khắc ghi hình bóng thân quen vào sâu thẳm tâm trí người đi. Buồn thay, hình ảnh cuối cùng của Tổ quốc lại là “cõi giời Nam gió thảm đìu hiu”, là cảnh hiện thực đất nước đang quằn quại dưới gót giày ngoại xâm. Có thể hình dung ra từng bứơc chân nặng nề, chậm chạp của con người.
Hoàn cảnh bi kịch đã đặt hai cha con vào tình thế éo le, nghiệt ngã, buộc phải lựa chọn giữa tình nhà và nghĩa nước. Cha ra đi lần này chẳng mong ngày trở lại, con xót thân cha tuổi già không người chăm sóc nhưng cả hai đã ý thức rất rõ vai trò và nghĩa vụ của mình đối với dân, với nước. Cảnh nước lâm nguy, cảnh nhà ly tán… Tâm trạng con người đã chân thật hoá “hạt máu nóng” và “giọt châu rơi” vốn là những hình ảnh ước lệ quen thuộc trong thơ xưa. Một lời nhắn nhủ giản dị mộc mạc như lời tâm tình khiến người nghe khắc cốt ghi tâm: “Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên”. Một lời nói tưởng rất nhẹ nhàng mà chứa cả sức nặng tâm trạng làm lay động lòng người.
Giờ phút chia tay, lẽ ra nỗi đau thân phận sẽ choán hết tâm tư con người. Nhưng không, tấm lòng con người yêu nước chỉ còn lại cảnh đau thương, tang tóc của nước nhà:
Than vận nước gặp khi biến đổi
Để quân Minh thừa hội xâm lăng
Bốn phương khói lửa bừng bừng
Xiết bao thảm hoạ xương rừng, máu sông!
Nơi đô thị thành tung quách vỡ
Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con
Làm cho xiêu tán hao mòn
Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu!
Những câu thơ vẽ nên hiện thực đất nước thời giặc Minh thống trị mà gợi về mấy trăm năm sau, những năm hai mươi của thế kỷ XX đương thời. Lời Nguyễn Phi Khanh hay cũng là tâm tình sâu thẳm từ đáy lòng tác giả. “Giống Lạc Hồng hoàng thiên đã định-Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay-Giời Nam riêng một cõi này” mà nay đã rơi vào tay giặc. Niềm tự hào về lãnh thổ, về chủ quyền dân tộc giờ đây lắng xuống, nhường cho nỗi đau mất nước khôn nguôi. Từ cảnh bao quát với “khói lửa bừng bừng” khắp bốn phương trời, với thảm hoạ “xương rừng máu sông” đến cảnh quay đặc tả, chi tiết “thành tung quách vỡ”, “bỏ vợ lìa con” tất cả tạo nên một lời tố cáo đanh thép trong nỗi căm hận không cùng. Những người dân trong hoàn cảnh bi thương mất mát đó có lẽ cũng dễ đồng cảm với nhà thơ trước nền “văn minh khai hoá” mà bọn người “khác giống” mang đến cho dân tộc. Bức tranh đau thương của quê hương Tổ quốc Việt Nam hiện lên mang theo nỗi thương cảm xót xa, đau đớn chân thành của những người vợ xa chồng, những người cha xa con, của toàn thể nhân dân đất Việt:
Thảm vong quốc kể sao xiết kể
Trông cơ đồ nhường xé tâm can
Ngậm ngùi đất khóc giời than
Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này
Khói Nùng Lĩnh như xây khối uất
Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu
Con ơi! Càng nói càng đau
Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?
Không còn là tiếng lòng của một người dân riêng lẻ nữa rồi. Rõ ràng đây là tiếng non sông vọng về với đồng bào dân tộc khắp mọi miền Tổ quốc. Cả một không gian rùng mình chuyển động thể hiện những tâm tư : đất khóc giời than, khói Nùng Lĩnh xây khối uất, sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu. Đâu chỉ có con người mới biết đau đớn, biết căm giận, ngay đến núi sông, đất trời cũng quằn quại, giãy giụa ,cũng uất ức, sầu thương. Tất cả những tâm trạng của thiên nhiên, của người dân mất nước, mất tự do đã đẩy đến tận cùng cảm giác, kết lại thành một nỗi sầu đau nhường xé tâm can. Từng khối căm uất dâng lên từ khói Nùng Lĩnh cuồn cuộn phủ chụp một màn khói sương mịt mờ khắp non sông, từ dòng đau ăm ắp vật vã, dồn dập của sóng nước sông Hồng.
Những lời kể với bao từ cảm thán, bao hình ảnh gợi cảm mãnh liệt, sâu sắc cắt nghĩa cho một nỗi đau thiêng liêng, lớn lao, cao cả, gắn với vận nước, cơ đồ, nòi giống. Nhà thơ muốn nhân dân thức tỉnh và nhận ra nỗi đau kinh động cả đất trời ấy, một nỗi niềm tha thiết mà trước đó, Phạm Tất Đắc cũng từng thấu hiểu hơn ai hết:
Nên mau mau dậy ngay kẻo muộn
Mà xót thương đến chốn Nhị, Nùng
[…]
Cảnh như thế tình thì như thế
Sống mà chi, sống để làm chi
Đời người đến thế còn gì!
Nuớc non đến thế còn gì nước non!
(Chiêu hồn nuớc)
Mỗi câu thơ là một tiếng than, một iếng nấc nghẹn ngào, xót xa, cay đắng. Giọng thơ tâm huyết, đầy bi phẫn vốn là sở trường của Trần Tuấn Khải đã thể hiện một sức rung động lớn, nhất là đối với những tâm hồn đồng điệu lúc bấy giờ.
Trước tình cảnh đất nước đang cơn nghiêng nghèo, người cha nói đến cái thế bất lực của mình:
Cha xót phận tuổi già sức yếu
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay
Lời nói thốt ra sao mà xót xa, cay đắng! Nguyễn Phi Khanh đành gửi gắm niềm tin vào con, vào thế hệ mai sau:
Thân lươn bao quản vũng lầy
Giang sơn gánh vác sau này cậy con
Chấp nhận “bó tay” để trao gửi nhiệm vụ, trọng trách gánh vác sơn hà cho con, người cha đã đặt vào đó một chữ “cậy” với bao niềm hy vọng, tin yêu. Ẩn sau lời cha truyền dạy con vào giây phút gặp gỡ cuối cùng là tâm sự thiết tha, sâu kín của chàng trai trẻ Á Nam Trần Tuấn Khải. Không thể trực tiếp nói lên khát vọng độc lập, tự do, nhà thơ đã đưa người đọc trở về quá khứ hào hùng của dân tộc:
Con nên nhớ tổ tông khi trước
Đã từng phen vì nước gian lao
Bắc Nam bờ cõi phân mao
Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây…
Con nên nhớ – ba từ trang trọng gợi nhớ về quãng thời gian bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, gợi về bao tấm gương cao đẹp đã xả thân vì Tổ quốc:
Giời Nam riêng một cõi này
Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì
Người thanh niên yêu nước Á Nam đang kể về lời dặn dò của Nguyễn Phi Khanh trước giờ vĩnh biệt hay đang nhắn nhủ bạn đọc đương thời? Phải, đã bao lần tổ tiên gian lao để giữ vững ranh giới của đất nước, ranh giới Bắc Nam. Hình ảnh “ngọn cờ độc lập máu đào còn dây” phải chăng là một niềm tự hào trước lịch sử oai hùng, là lời nhắc nhở về truyền thống dân tộc? Và “ngọn cờ độc lập” ấy là mục đích nhà thơ hướng đến, là niềm khích lệ, thúc đẩy, hun đúc ý chí gánh vác giang sơn của thế hệ trẻ. Lời trao gửi “giang sơn gánh vác sau này cậy con” vừa đầy sức nặng tình cảm, vừa sôi sục nhiệt huyết cứu nước và tinh thần tự hào dân tộc.
Không phải ngẫu nhiên mà bài thơ mang tựa đề Hai chữ nước nhà. Nước và nhà là hai khái niệm riêng biệt, diễn tả nỗi đau nuớc mất nhà tan và hoàn cảnh trớ trêu : đất nước lâm nguy – cha con ly biệt. Gắn với vận mệnh đất nước, thù nhà chỉ có thể trả xong khi thù nước không còn, khi người con đã đề nợ nước. Lấy nước làm nhà, lấy cái trung, cái nghĩa đối với nước để đền đáp chữ hiếu sâu nặng với cha, âu cũng là một cách giải quyết “trọn vẹn đôi đường”, nặng tình hợp lý.
Qua Hai chữ nước nhà, nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải đã thể hiện một tình yêu sâu sắc đối với đất nước, nỗi hận khôn nguôi trước tội ác kẻ thù và tha thiết mong mỏi nền độc lập tự do. Bài thơ vang vọng như tiếng hịch truyền của non sông kêu gọi đồng bào qua thể thơ song thất lục bát và giọng điệu trữ tình tha thiết mãi mãi còn đọng lại trong tâm trí mọi người dân yêu nước xưa và nay.

Bình luận (0)
VT
Xem chi tiết