Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa truyện cây bút thần .
Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa truyện cây bút thần .
Cây bút thần là một truyện cố tích đặc sắc của kho tàng cổ tích Trung Quốc và nhân loại. Truyện kể về một cậu bé thông minh, tài giỏi, với cây bút thần trong tay đã giúp ích rất lớn cho cuộc đời.
Mã Lương – tên cậu bé đó – thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ. Đây là kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích.
Tài năng của Mã Lương không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình- say mê, cần cù luyện tập, cộng với trí thông minh và tài năng bẩm sinh. Tuy nhiên tài nãng ấy chỉ có thể trở thành kì lạ khi có sự trợ giúp của lực lượng thần kì: Thần trao cho cây bút bằng vàng có thể vẽ được những vật thật.
Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao thần lại ban cho Mã Lương cây bút thần mà không ban cho một ai khác. Phải chăng, đầy là sự ban thưởng xứng đáng cho những người có tâm, có tài, có trí, khổ công học tập và rèn luyện? Và phải chăng, đặt cây bút thần vào trong tay Mã Lương, thần còn đặt vào đó một niềm tin và sự kì vọng nào đó? Và Mã Lương đã không phụ lòng kì vọng của thần linh. Với cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ những người nghèo khổ trong làng. Điều đáng nói ở đây là Mã Lương không vẽ cho họ thóc lúa, trâu bò, dê lợn, vàng bạc…, cậu chỉ vẽ cho hộ cày, cuốc, đèn, thuổng… Tại sao vậy? Có thể nói, chỉ một chi tiết nhỏ thôi nhưng ý nghĩa lại rất sâu sắc. Mã Lương không vẽ cho họ những của cải sẵn có để họ chỉ việc hưởng thụ. Cậu bé vẽ cho họ những phương tiện cần thiết cho cuộc sống đế’ họ sản xuất, tạo ra của cải. Từ việc làm của Mã Lương, tác giả dân gian muốn nêu ra một quan niệm sống đẹp: của cải do con người hưởng thụ phải do chính con người làm ra. Quan niệm sống ấy chứa đựng cả một tinh thần nhân bản, tạo ra cho truyện cổ tích này một lớp ánh sáng nhân văn chiếu rọi vào tầm hồn bạn đọc.
Mã Lương tưởng như có thể sống bình vên với cây bút thần, với dân làng. Nhưng cái ác còn lộng hành trong cuộc sống đã không chấp nhận việc làm của Mã Lương. Đại diện cho cái ác là tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác. Với thái độ căm ghét sâu sắc, Mã Lương đã vung cây bút thần lên, như một tráng sĩ vung lưỡi gươm công lí lên quét sạch mọi rác rưởi trong xã hội, lập lại công băng và công lí, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.
Trong cuộc đấu tranh chống cái ác, tác giả dân gian đã đặt Mã Lương vào những tình huống thử thách từ thấp đến cao, càng ngày càng khó khăn phức tạp. Và kì lạ thay, trong những tình huống cam go nhất, phẩm chất của Mã Lương được khẳng định: Từ chỗ không vẽ gì cho tên địa chủ trong làng đến chỗ vẽ ngược hẳn ý muốn của tên vua (vua bảo vẽ rồng, cậu vẽ cóc ghẻ; vua bảo vẽ phượng, cậu vẽ gà trụi lông…); từ chỗ trừng trị tên địa chủ để thoát thân (hắn đuổi theo Mã Lương để bắt giết cậu, cướp bút thần), đến chỗ chủ động diệt kẻ ác để trừ hoạ cho mọi người (vẽ sóng biển để nhấn chìm vua và triều thần độc ác.
Cuộc đấu tranh giữa Mã Lương với cái ác là cuộc đấu tranh không cân sức: Mã Lương đơn độc mọt mình, còn kẻ ác có trong tay lực lượng hùng mạnh, lại có quyền thế. Vì thế, muốn tiêu diệt chúng, chỉ có lòng khẳng khái, dũng cảm với cây bút thần không thôi thì chưa đủ, cần phải có thêm sự mưu trí và thông minh. Phẩm chất này của Mã Lương bộc lộ rất rõ trong cuộc đọ sức giữa cậu với tên vua độc ác.
Khi tên vua thả Mã Lương ra, hứa ban thưởng vàng bạc và gả công chúa cho. Mã Lương đã vờ đồng ýề Điều này khiến tên vua và bọn triều thần chủ quan mất hết cảnh giác.
Khi tên vua bảo Mã Lương vẽ biển, cậu đã vẽ một cái biển thật đẹp rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, trong suốt như mặt gương soi, rồi bao nliieu là cá, đủ các màu sắc uốn đuôi mềm mại bơi lội tung tăng. Điều này khiến tên vua vô cùng thích thú.
Rồi Mã Lương lại cho đàn cá bơi xa dần, xa dần, đế' nhử tên vua ra giữa biển khơi. Khi vua đòi thuyền, Mã Lương vẽ một cái thuyền lớn để có thế’ chở hết cả bọn hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, các quan đại thần gian tham.
Cuối cùng, cậu dùng gió to, sóng lớn để chôn vùi chúng giữa biển khơi.
Tác giả dân gian đã có dụng ý đắc biệt khi kể lại rất tỉ mỉ việc Mã Lương dùng mưu kế để tiêu diệt tên vua cùng triều thần tham lam, độc ác. Việc Mã Lương thẳng tay trừng trị tên địa chủ và tên vua tham lam, độc ác thế hiện quan niệm của nhân dân về cóng lí xã hội. Mặt khác, cũng qua hành động này, tác giả dân gian muốn khẳng định tài năng chỉ thực sự có giá trị khi nó được đem ra để phục vụ nhân dân, phục Vụ chính nghĩa, chống lại cái ác; đồng thời cũng khẳng định nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, về những người tốt bụng, có tài và khổ công luyện tập.
Sự kì diệu của cây bút thần khiến ta liên tưỏng đến sự kĩ diệu của cây bút của hoạ sĩ Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng (tác phẩm của nhà văn Mĩ Ô Hen-ri) đã tạo ra kiệt tác bất hủ, cứu sống được một con rigười đã ở ngưỡng cửa của tử thần.
Cầy bút thần không chỉ có giá trị lớn về nội dung tư tưởng, mà còn là một truyện cổ tích rất đặc sắc về mặt nghệ thuật. Truyện được xây dựng theo trí tưởng tượng độc đáo và phong phú của nhân dân. Với một loạt các tình tiết lý thú, gợi cảm đặc biệt là việc xây dựng hình ảnh cây bút thần và khả năng kì diệu của nó, truyện đã thể hiện ước mơ của con người và giúp họ thực hiện ước mơ đó.
Truyện cổ tích Cây bút thần là mơ ước về niềm tin của con người, về chính con người. Đó là mơ ước và niềm tin về sức mạnh kì diệu của con người. Ước mơ và niềm tin ấy đã giúp cho con người không ngừng sáng tạo và vươn lên.
Năm tháng qua đi, con người không cần nhờ tới cây bút thần để thực hiện ước mơ của mình. Nhưng giấc mơ đẹp ấy thì vẫn còn mãi đến muôn đời.
Chúc bn hok tốt!Cây bút thần là một truyện cố tích đặc sắc của kho tàng cổ tích Trung Quốc và nhân loại. Truyện kể về một cậu bé thông minh, tài giỏi, với cây bút thần trong tay đã giúp ích rất lớn cho cuộc đời.
Mã Lương - tên cậu bé đó - thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ. Đây là kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích.
Tài năng của Mã Lương không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình- say mê, cần cù luyện tập, cộng với trí thông minh và tài năng bẩm sinh. Tuy nhiên tài nãng ấy chỉ có thể trở thành kì lạ khi có sự trợ giúp của lực lượng thần kì: Thần trao cho cây bút bằng vàng có thể vẽ được những vật thật.
Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao thần lại ban cho Mã Lương cây bút thần mà không ban cho một ai khác. Phải chăng, đầy là sự ban thưởng xứng đáng cho những người có tâm, có tài, có trí, khổ công học tập và rèn luyện? Và phải chăng, đặt cây bút thần vào trong tay Mã Lương, thần còn đặt vào đó một niềm tin và sự kì vọng nào đó? Và Mã Lương đã không phụ lòng kì vọng của thần linh. Với cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ những người nghèo khổ trong làng. Điều đáng nói ở đây là Mã Lương không vẽ cho họ thóc lúa, trâu bò, dê lợn, vàng bạc..., cậu chỉ vẽ cho hộ cày, cuốc, đèn, thuổng... Tại sao vậy? Có thể nói, chỉ một chi tiết nhỏ thôi nhưng ý nghĩa lại rất sâu sắc. Mã Lương không vẽ cho họ những của cải sẵn có để họ chỉ việc hưởng thụ. Cậu bé vẽ cho họ những phương tiện cần thiết cho cuộc sống đế’ họ sản xuất, tạo ra của cải. Từ việc làm của Mã Lương, tác giả dân gian muốn nêu ra một quan niệm sống đẹp: của cải do con người hưởng thụ phải do chính con người làm ra. Quan niệm sống ấy chứa đựng cả một tinh thần nhân bản, tạo ra cho truyện cổ tích này một lớp ánh sáng nhân văn chiếu rọi vào tâm hồn bạn đọc.
"Cây bút thần" là một truyện cổ tích thần kì của Trung Quốc. Ngoài nhân vật thần kì, sự vật thần kì, truyện cổ tích này còn hàm chứa một triết lí nhân sinh và một quan điểm nghệ thuật vô cùng sâu sắc. Truyện được lưu truyền nhiều nơi trên đất nước Trung Hoa, nhưng sâu rộng nhất là ở vùng Vân Nam, Tứ Xuyên…
Mã Lương nghèo khổ, có năng khiếu vẽ, biết tự luyện tập nên vẽ giỏi. Em vẫn chưa có bút vẽ, mơ ước mãi mà chưa được. Cụ già đã đến với em trong mơ. Cụ râu tóc bạc phơ, hiền hậu. Cụ cho em cây bút bằng vàng và khích lệ em:
"Đây là một cây bút thần, nó sẽ giúp con rất nhiều". Rõ ràng cụ già là Tiên rồi, như Bụt trong ‘”Tấm Cám", như cụ già trong "Cây tre trăm đốt". Cụ già cho Mã Lương cây bút thần là biểu tượng nói lên mơ ước một báu vật, một vật thiêng liêng sẽ giúp Mã Lương cũng như nhân dân lao động biến mơ ước của mình thành sự thật và niềm tin. Chỉ có những người có chí lớn, có tài đức mới được Trời, được Tiên, được Phật phù trợ. Vì thế cụ già mới nói với em: “Nó (cây bút thần) sẽ giúp con rất nhiều".
Cây bút thần đã phát huy rực rỡ tài năng của Mã Lương. Trước đây, em cũng đã từng dùng que, dùng ngón tay vẽ chim, vẽ cá… Bức vẽ nào của em cũng đẹp, nhưng chưa đạt đến độ kì diệu, thiêng liêng. Giờ đây, với cây bút thần trong tay, em vẽ chim thì chim biết hót líu lo và tung cánh bay lên trời; em vẽ cá thì cá vẫy đuôi, trườn xuống sông bơi lượn. Nhờ thế mà thiên nhiên vốn đã đẹp lại càng đẹp thêm.
Mã Lương đã trải qua những năm dài vất vả tự kiếm sông. Với cây bút thần trên tay, em đã vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước giúp bà con nghèo trong làng. Những cuốc, cày, đèn, thùng múc nước… của em "tặng" chắc cuộc đời của họ dễ chịu hơn, có cơm ăn, áo mặc, và có ánh sáng… Chắc là người xưa muốn qua chuyện Mã Lương vẽ cày, vẽ cuốc, vẽ đèn… này mà gửi gắm một ý tưởng, một quan niệm, một quan điểm: hãy đem nghệ thuật phục vụ lao động, phấn đấu cho ấm no, hạnh phúc của người nghèo, của nhân dân.
Trên đời vốn đầy rẫy bọn ăn bám, tham lam, độc ác. Cây bút thần của Mã Lương sẽ giúp gì cho đời trong cuộc đấu tranh của nhân dân để "trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược" này? Cuộc đối đầu giữa Mã Lương với tên địa chù là một cuộc đâu tranh mất còn. Căng thẳng và kl diệu, kì lạ thật. Sức mạnh lúc đầu chưa thuộc vồ Mã Lương! Em đã bị lên địa chủ nhốt vào chuồng ngựa, để em phải chết đói, chết rét! Kẻ thù vừa tham lam, vừa vô nhân đạo. Cây bút thần đã cứu em thoát nạn. Em đã vẽ ra lò sưởi để sưởi; em đã vẽ ra bánh để ăn. Rồi em vẽ ra thang như một vũ khí lợi hại để em "vượt ngục" và tạo ra một cái "bẫy" làm cho tên gian ác "chưa trèo qua 3 bậc" đã ngã lộn nhào xuống đất như bị trời giáng! Tên ác bá phóng tuấn mã, vung dao đuổi bắt em, em đã vẽ thành cung tên, em lấy cung tên bắn đúng họng nó! Con ngựa em vẽ cho mình là con tuân mã đưa em đến chân trời mới tự do. Bao yếu tô" kì diệu, bao sức mạnh thần kì trong những tình tiết nói về chuyện nhờ bút thần mà Mã Lương đã diệt trừ được tên địa chủ ghê tởm. ở đây cây bút thần tượng trưng cho sức mạnh chính nghĩa diệt trừ cái ác, hướng về cái thiện.
Mã Lương không hề lạm dụng bút thần khi sống ở một thị trấn xa lạ. Em không vẽ vàng ngọc, châu báu… để trở nên giàu sang. Em chỉ vẽ tranh, như vẽ chim thiếu mắt, thiếu mỏ… để bán lấy tiền đủ sống. Đây là một tình tiết rất thâm thúy.
Vì vô ý lúc vẽ cò, mà làm cho cò biết bay, Mã Lương một lần nữa lại rơi vào tay bọn ác độc, tham lam. Kẻ thù mới của em đầy quyền lực. Em không thể đem cây bút thần để phục vụ tên vua từng gây bao điều tàn ác đối với nhân dân. Không thể bẻ cong cây bút thần để thỏa mãn dục vọng của tên vua xấu xa. Em chỉ vẽ cóc ghẻ, vẽ gà trụi lông… để chúng đái vào cung điện, làm cho mùi hôi thôi bốc lên nồng nặc. Đây là một trong những chi tiết hóm hỉnh nhất trong truyện "Cây bút thần".
Tên vua tham tàn cướp được bút thần, hạ ngục Mã Lương, hắn hí hửng tưởng vẽ gì cũng được. Hắn vẽ vàng nhưng chỉ thành núi, thành đá. Bất ngờ núi sập, đá lăn, tí nữa thì hắn tan xương. Tham thì thâm là như thế đó.
Mã Lương đâu thèm vàng bạc, đâu mê công chúa, lá ngọc cành vàng, em giả vờ nhận mọi yêu cầu của bạo chúa để tìm cách chống lại nó. Em đã vẽ biển, vẽ thuyền, vẽ gió, vẽ bão tố… Tên vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa, lũ đại thần đã bị chôn vùi dưới đáy đại dương. Cây bút thần trong tay Mã Lương đã có một sức mạnh thần kì, thể hiện ước mơ về công lí, về lẽ đời: ác giả ác báo, bọn phi nghĩa tàn ác nhất định sẽ bị trừng phạt.
Cây bút thần kì diệu, là biểu tượng cho sức mạnh nhiệm màu về nghệ thuật. Nó ca ngợi sức mạnh của chính nghĩa, của thiện tâm, nói lên ước mơ của nhân dân trong cuộc đâu tranh diệt trừ ác độc, tham lam để vươn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Cũng như đàn thần, niêu cơm Thạch Sanh,… cây bút thần cho ta thấy trí tưởng tượng bay bổng, tài sáng tạo của nhân dân trong cổ tích thần kì.
Truyện : Cây bút thần chia ra làm mấy phần ?
Các bạn ơi , chia ra làm mấy phần chứ ko phải là mấy đoạn đau nha , các bạn giúp mk gấp , mk sắp phải học rồi .
5 phần
p1 từ đầu .... lấy làm lạ
p2 tiếp đến ..... em vẽ chò thùng
p3 tiếp đén ..... phóng như bay
p4 tiếp đến ..... hung dữ
p5 còn lại
Chia thành 3 phần :
Mở bài :
Giới thiệu về nguồn gốc , tài nằng của Mã Lương .
Thân bài :
Những chiến công của Mã Lương và Mã Lương vượt qua mọi thử thách ( của nhà
vua và địc chủ tham lam ) .
Kết bài :
Ý nghĩa của truyện.
Cái này mk làm theo những j bít nên .... tick nha !
Kể lại bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" theo thể văn xuôi.
Giup mk với!!! Chép mạng hổng tick đâu!!!
Trong cuộc đời tôi, những ngày tháng đẹp nhất là những ngày tôi được sống và chiến đấu bên cạnh Bác. Những ngày ấy thực sự đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.
Lúc ấy, tôi là một anh lính mới (người chiến sĩ khi đó thường được gọi là đội viên). Đơn vị tôi vừa mới hành quân ra mặt trận thì cũng vừa lúc Bác trực tiếp ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Đêm đó Bác ngủ lại cùng anh em ở đơn vị. Và cũng trong đêm đó, Bác đã để lại trong niềm yêu kính của tôi một ấn tượng khó phai.
Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi.
Tôi vẫn lặng yên và quan sát. Tôi thấy Bác đứng dậy. Bác đi dém lại những mảnh chăn một cách nhẹ nhàng. Nhìn Bác, tôi mơ màng như đang nằm trong giấc mộng. Bác mênh mông quá! Ấm nóng và cao quý quá! Tôi thổn thức và thì thầm hỏi nhỏ:
– Bác ơi! Bác chưa ngủ! Bác có lạnh lắm không?
Bác quay lại nhìn tôi trìu mến:
– Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.
Tôi vâng lời Bác nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Tôi bồn chồn, nằm và lo Bác Ốm. Chiến địch vẫn còn dài và bao khó khăn vẫn đợi chờ phía trước.
Lần thứ ba tôi tỉnh giấc. Tôi hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tôi vội vàng luống cuống:
– Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác nghỉ đi một lát. Bác vẫn nhẹ nhàng như lần trước:
– Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.
Bác ngủ không ngon vì Bác không thấy an lòng. Trời mưa như vậy không biết các cô chú dân công ăn ngủ làm sao. Ở trong rừng mà có mỗi manh áo mồng thì chắc là ướt mất. Bác thấy nóng ruột quá. Bác mong sao trời sáng thật mau.
Tôi nhìn Bác, lòng tôi ấm áp và vui sướng mênh mông. Đêm ấy, tôi thức luôn cùng Bác. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng bởi tôi đã nhân ra một điều đường như đã trở thành chân lý: Bác của chúng ta vĩ đại bởi Bác đã dành trọn cuộc đời cho những lo lắng và yêu thương.
Sau những ngày hành quân vất vả, đơn vị dừng chân ở một cánh rừng vàghỉ lại trong túp lều tranh trống trải, đơn sơ.
Hôm đấy trời mưa lâm thâm, những hạt mưa dày phủ lên trên mái lều. Gió lùa qua khe cửa, rút từng hồi, hú từng cơn. Không gian lạnh tái tê, thỉnh thoảng có những làn gió thôi vào lạnh buốt như ***** da cắt thịt, Đêm tối sâu thăm thẳm, đêm đã khuya, các anh chiến sĩ đều đã ngủ sau.
Tìm những từ dùng sai trong các câu dưới đây và sửa lại cho đúng?
- Một không khí nhộn nhịp bao phủ khắp thành phố.
- Ngô Thị Tuyển vác một hòm đạn nặng gấp đôi thể lực của mình, xông pha trong lửa đạn.
Theo cô giáo mik dạy là như này:
- Một không khí nhộn nhịp bao phủ khắp thành phố.
Sửa lại : ngập tràn
- Ngô Thị Tuyển vác một hòm đạn nặng gấp đôi thể lực của mình, xông pha trong lửa đạn.
Sửa lại:trọng lượng
- Một không khí nhộn nhịp tràn ngập khắp thành phố.
- Ngô Thị Tuyển vác một hòm đạn nặng gấp đôi trọng lượng của mình, xông pha trong lửa đạn.
Tìm những từ dùng sai trong các câu dưới đây và sửa lại cho đúng?
- Một không khí nhộn nhịp bao phủ khắp thành phố.
=> ngập tràn / bao trùm
- Ngô Thị Tuyển vác một hòm đạn nặng gấp đôi thể lực của mình, xông pha trong lửa đạn.
=> trọng lượng
làm sao để xem tin nhắn?
nhấn vào hình bức thư o goc trai phia tren trang chu
1. Tại sao phải xác định mục đích học tập ? ( Câu này các bạn liên hệ giùm mình với, mình ghi nguyên khái niệm trong Sgk, cô không đồng ý.)
Ứng dụng điều đã học vào thực tế cuộc sống.
Bài 11: Mục đích học tập của học sinh, trang 26, Sgk lớp 6, GDCD
Mik đang không biết nên viết mở bài của đề văn tả người thân như thế nào .Nghĩ nát óc mới ra từng này chữ .Các bạn đọc rồi góp ý giúp mik nhé .Nếu thấy cả 2 đề không ổn thì các bạn cũng có thể tự viết một mở bài khác do các bạn nghĩ.Xin đừng cop trên mạng ,thank
Mình có 1 bài cho bạn tham khảo ( mình tự viết đó )
Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi
Và mẹ em chỉ có một trên đời.
Mỗi khi ngân nga câu hát này ,tôi lại nghĩ về mẹ. Mẹ là người đã dùi dắt em khôn lớn từng ngày. Đối với em , nếu bố là chỗ dựa thì mẹ là người quan trọng nhất.
Ái chà, đúng đề '' tủ'' của tôi rồi
Cách 1:
Tình mẹ- một tình cảm thiêng liêng và cao quý luôn hiện hữu trong mỗi con người dành cho đấng sinh thành của mình '' Lên non mới biết non cao/ Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy''. Tình mẹ hiền dành cho chúng ta không thể nói hết bằng lời, và dù cho có đi đâu, ở đâu, thì chắc chắn, sẽ chẳng có một ai chăm sóc và lo lắng cho chúng ta bằng người mẹ kính yêu
Cách 2
Chẳng điều gì có thể thay thế được mẹ dẫu đôi khi mẹ không phải là gười hiểu con nhát, không hiểu con bằng những người bạn cuả con. Có thể, mẹ không cùng suy nghĩ với con, nhưng dù sao, mẹ vẫn là người tuyệt vời nhất khi đã ban cho con hình hài, cuộc sống
Văn không có hay lắm, nhưng mà cao hứng nên viết mấy dòng tặng bạn
Mong là nó sẽ giúp được bạn ít nhiều
Chúc học tốt !
Mk cần gấp một bài cảm nghĩ về Lượm, khoảng 20 dòng thôi nhé, giúp với!!!!
Ai giúp mk tick hết, đừng chép mạng là ổn nha!
Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.
Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:
Ngày mai trên quãng đường trắng
Có em bé lại dẫn đường bên anh.
Miệng cười chân bước nhanh nhanh,
Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.
Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!
Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:
Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!
Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm
Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.
Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:
Ra thế
Lượm ơi!
Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:
Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư để “thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?
Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.
Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:
Lượm ơi còn không?
Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!
Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.
Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong chương trình văn học lớp 6, có nhiều bài thơ mang tính chất tự sự rất cuốn hút như "Lượm" hoặc "Đêm nay Bác không ngủ". Sức cuốn hút của tác phẩm mạnh đến nổi, tôi nằm mơ thấy mình là một nhân vật trong bài thơ "Lượm".
Đó là những ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1947. Tôi lúc bấy giờ ở Hà Nội nhận lệnh khẩn cấp về Huế. Trên đường đi, tôi tình cờ gặp một chú bé giao liên tên Lượm, ở Hàng Bè. Lượm là một chú bé có dáng người nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn. Chú đeo một cái túi xinh xinh bên mình. Chú có một đôi chân thoăn thoắt và cái đầu nghênh nghênh. Vẻ hồn nhiên và vui tươi ấy càng được tôn thêm bởi chiếc ca lô đội lệch, và mồm luôn huýt sáo như chú chim chích nhảy trên đường vàng.
Giữa những ngày kháng chiến toàn dân, chú bé liên lạc như làm tăng thêm niềm tin trong lòng người lính chúng tôi. Tranh thủ phút rảnh rỗi, tôi lại gần hỏi han, trò chuyện với chú. Chú vừa cười vừa nói với tôi:
"Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà"
Tôi thật sự xúc động trước sự vô tư và hồn nhiên của chú bé. Cháu cười mà hai mí híp cả lại, má đỏ nâu như trái bồ quân chín tới... Chiến tranh còn dài, chúng tôi chia tay nhau, mỗi người đều quyết tâm làm tròn bổn phận của mình. Tôi lưu luyến nhình theo bóng Lượm xa dần mà lòng thầm mong gặp lại cháu trong ngày khải hoàn ca chiến thắng.
Nhưng chiến tranh vẫn chứa nhiều tàn nhẫn. Vào một ngày tháng sáu, có giao liên đem tin đến, tôi bàng hoàng được tin Lượm đã hi sinh! Mắt tôi nhoà đi theo lời kể của người liên lạc...
"Lượm hi sinh khi đang làm nhiệm vụ. Cháu bị một viên đạn địch bắn tỉa. Nhìn cháu nằm trên lúa, tay còn nắm chặt bông, lá thư đề "Thượng khẩn" còn nằm trong cái xắc... mọi người không cầm được nước mắt..."
M.n ai biết từ:"hải môn" là j hông zợ???
Hải Môn (chữ Hán phồn thể: 海門市, chữ Hán giản thể: 海门市) là một thị xã thuộc địa cấp thị Nam Thông, tỉnh Giang Tô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thị xã này được lập tháng 6 năm 1994 trên cơ sở huyện. Hải Môn có diện tích 1001 ki-lô-mét vuông, dân số 1,01 triệu người. Mã số bưu chính là 226100. Chính quyền thị xã đóng ở trấn Hải Môn. Về mặt hành chính, thị xã này được chia thành 20 trấn, 1 hương và 2 khu phát triển kinh tế cấp huyện.
Bao giờ thầy cô mới tích đây!
có thể là 10 - 11h hoặc 9 - 11 ngày mai