Từ chưa ngủ của câu số 3 khác từ chưa ngủ của câu số 4 là gì ?
Từ chưa ngủ của câu số 3 khác từ chưa ngủ của câu số 4 là gì ?
chưa ngủ của câu 3 là do cảnh khuya đẹp và thơ mộng, còn ở câu số 4 là do Bác lo cho vận mệnh của Cách mạng, dân tộc Việt Nam
Viết đoạn văn 5-7 câu và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Bác
viết một đoạn văn ngắn nêu lên cảm nhận của em về phong cảnh nông thôn qua bài thơ bạn đến chơi nhà
Tham khảo!
Gợi ý:
Đoạn văn cần đảm bảo các ý
- Chỉ rõ điệp ngữ và loại điệp ngữ
- Tác dụng:
+ Câu thơ thứ ba: con người thi sĩ hòa hợp, say sưa với thiên nhiên
+ Câu thơ thứ tư: con người chiến sĩ: lo cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
=> Vẻ đẹp thi sĩ, chiến sĩ hòa làm một => Tạo nên phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
Tham Khảo:
Gợi ý :
Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.
Viết đoạn văn ( 4-5 câu ) nêu cảm nhận của em về Bác Hồ trong bài thơ “ Cảnh khuya”
Tham khảo:
Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà.Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề.Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của dân tộc ta. Bài thơ là một trong muôn vàn dẫn chứng minh họa cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Em tham khảo:
Ta thấy rằng qua bài thơ cảnh khuya hình ảnh Bác Hồ hiện ra thật lung linh vĩ đại. Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Như vậy, ở trong cả bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.
mn giúp e lm bài văn cảm nhận nha
cảm ơn nhìu
viết 1 đoạn văn từ 7 -10 câu nêu cảm nhận của em về Bác Hồ có sử dụng Từ Đồng Nghĩa(dựa vào bài Cảnh Khuya Và Rằm Tháng Giêng)
HCM (1890 - 1969), là nhà lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới. Qua 2 bài thơ ''RTG'', ''CK'', mở ra cho ta 1 cánh cửa khám phá con người Bác. Trong bài "RTG", tại nơi sâu thẳm mịt mù khoisosng, nơi bàn chuyện hệ trọng của đất nước, vậy mà Bác luôn đẻ ý đén vầng trăng viên mãn, đó chính là sự yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp của đất nước, đó chính là vẻ đẹp của con người. Qua cách vần thơ, ta cảm nhận được tình yêu thương nhân dân, đát nước và cảnh đẹp nơi quê nhà của Bác rất mãnh liệt. Dù ngắm trăng, Bác vẫn luôn đẻ ý đén việc nước và phong thái ung dung , giản dị của mk.
* Bạn tự xác định từ ĐN nhá :)))
Phân tích giá trị nghệ thuật trong 2 câu thơ đầu của "Bài ca Côn Sơn"
(Giúp mik vs)
"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai".
Tiếng suối khiến Nguyễn Trãi liên tưởng đến tiếng đàn cầm trong trẻo, thánh thót. Đàn cầm vốn là loại đàn quý thường được dùng trong các buổi yến tiệc chốn quyền quý cao sang. Nguyễn Trãi là một nhà thơ nhưng ông cũng từng là một bậc đại thần trong triều. Huống chi, trong con người ấy lại hội tụ đầy đủ những nét tài hoa của bậc nho sĩ: cầm, kì, thi, họa. Bởi vậy, trong những tháng ngày “lánh đục về trong”, khi so sánh tiếng suối với tiếng đàn, Nguyễn Trãi đã ngợi ca âm thanh trong trẻo, sự sang trọng, tinh tế của tiếng nước chảy chốn lâm tuyền.
"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai".
Tiếng suối khiến Nguyễn Trãi liên tưởng đến tiếng đàn cầm trong trẻo, thánh thót. Đàn cầm vốn là loại đàn quý thường được dùng trong các buổi yến tiệc chốn quyền quý cao sang. Nguyễn Trãi là một nhà thơ nhưng ông cũng từng là một bậc đại thần trong triều. Huống chi, trong con người ấy lại hội tụ đầy đủ những nét tài hoa của bậc nho sĩ: cầm, kì, thi, họa. Bởi vậy, trong những tháng ngày “lánh đục về trong”, khi so sánh tiếng suối với tiếng đàn, Nguyễn Trãi đã ngợi ca âm thanh trong trẻo, sự sang trọng, tinh tế của tiếng nước chảy chốn lâm tuyền.
Lập dàn ý. Văn nghị luận.
Đề: vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường?
Mở bài
Nhấn mạnh về sự nghiêm trọng của vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay
Vấn đề đó đặt ra cho chúng ta nhều điều cần suy ngẫm
Thân bài
Bước 1: Nêu các khái niệm
Môi trường sống của con người là một khái niệm rất rộng, bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên cũng như vật chất nhân tạo bao quanh toàn bộ con người. Chúng ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất và sự tồn tại phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường gồm 2 loại: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Ô nhiễm môi trường ở đây mà ta nói đến là môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là môi trường tổng thể các thành phần tự nhiên: địa hình, đất, nước, khí hậu, sinh vật…
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng không gian sống bị hủy hoại gây ảnh hưởng xấu cũng như làm giảm chất lượng sống của con người.
Bước 2: Hiện trạng ô nhiễm môi tường hiện nay
Khí thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Khí thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Ô nhiễm môi trường nước
Hiện nay, môi trường nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là ở Việt Nam. Nhu cầu về nước uống và sinh hoạt ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tỉ lệ người được sử dụng nước sạch không lớn . Các nguồn nước như ao, hồ, sông đang ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải và nước thải công nghiệp, dãn tới tình trạng các con sông đang bị bức tử.
Ô nhiễm môi trường không khí.
Không khí cũng đang bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở các thành phố lớn và tập trung nhiều khu công nghiệp. Các nhà máy mỗi ngày đều thải ra một lượng khí thải khổng lồ: cacbonic, các loại axit hay các loại khí gây hiệu ứng nhà kính… ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp.
Ô nhiễm môi trường đất
Nhiều nơi, đất đai của nước ta bị thoái hóa, bị rửa trôi, xói mòn, cạn kiệt, khô cằn. Ngoài ra, nguồn đất bị nhiễm các chất độc hại do rác thải công nghiệp, sinh hoạt, y tế, ngày một nhiều và ngấm vào đất.
Bước 3: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Nguyên nhân khách quan
– Tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn của trái đất dẫn tới những thiên tai ngày càng khủng khiếp: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, song thần…
– Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn
– Sự lỏng lẻo trong việc kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nguyên nhân chủ quan
– Ý thức của người dân còn kém, chưa hiểu hết hậu của của ô nhiễm môi trường cũng như trách nhiệm phải bảo vệ môi trường của bản thân.
– Sự vô trách nhiệm của các công ty , doanh nghiệp: chạy theo lợi nhuận mà bất chấp mọi hành vi sai phạm
Bước 4: Hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra
Băng tan ở Bắc cực
Băng tan ở Bắc cực
Đất, nước, không khí đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước sạch đang khan hiếm ở nhiều nơi. Việc dùng nước bị ô nhiễm gây ra các bệnh ung thư và bệnh ngoài da. Đất bị ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp: cây trồng, vật nuôi, và ảnh hưởng gián tiếp tới con người. Môi trường không khí bị ô nhiễm gây ra rất nhiều loại bệnh về đường hô hấp.
Bước 5: Giải pháp
Giáo dục, nâng cao ý thức ủa người dân
Nhà nước cần có chính sách xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm về xả thải
Khuyến khích các sáng kiến mới trong việc xử lý rác thải (tái chế…) và khắc phục hiện tượng ô nhiễm môi trường
Con người cần chung tay bảo vệ môi trường
Con người cần chung tay bảo vệ môi trường
Kết bài
Bảo vệ môi trường là bảo về chính cuộc sống của của mỗi chúng ta. Đó không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là của tất cả mọi người. Mỗi người hãy chung tay để trái đất xanh hơn, sạch hơn, trong lành hơn.
Mở bài :Giới thiệu cho mn biết vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường ...Cụ thể : Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.
- Vấn đề bảo vệ môi trường đang được cả nhân loại quan tâm
2. Thân bài:* Chứng minh : đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.
- Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt lở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt... tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái.
- Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những phương tiện nguy hiểm (thuốc nổ, điện, lưới quét...) làm cho nguồn thuỷ hải sản ngày càng cạn kiệt.
- Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển, thậm chí làm thủng tầng ôzôn bảo vệ trái đất, gây ra những xáo trộn ghê gớm trong quy luật của thời tiết, thiên nhiên... (khí hậu ngày càng nóng lên, dông tố, bão lụt, hạn hán...liên tiếp xảy ra).
- Ở thành thị: Khí thải, nước thải, chất thải... không được xử lí kịp thời, trở thành nguy cơ bùng phát bệnh dịch. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém, thể hiện ở các hành vi thiếu văn hoá (xả rác ra đường, xuống kênh, xuống sông; phóng uế bừa bãi nđi công cộng...) làm cho cảnh quan đô thị nhếch nhác, kém văn minh.
- Ở nông thôn: Sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật cũng gây ra những tác hại không nhỏ trong đời sống hằng ngày. Môi trường mất vệ sinh dẫn đến đau ốm, bệnh tật, giảm sức lao động...
3. Kết bài:
- Mỗi người dân phải có ý thức bảo vệ môi trường.
- Ý thức đó phải dược thể hiện bằng hành động cụ thể : trồng thêm cây xanh, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn thành phố, làng quê xanh, sạch, đẹp.
- Tuyên truyền, vận động mọi người hãy tích cực góp phần vào việc giữ gìn ngôi nhà chung của thế giới.
1. Mở bài:
- Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.
- Vấn đề bảo vệ môi trường đang được cả nhân loại quan tâm.
2. Thân bài:
* Chứng minh : đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.
- Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt lở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt... tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái.
- Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những phương tiện nguy hiểm (thuốc nổ, điện, lưới quét...) làm cho nguồn thuỷ hải sản ngày càng cạn kiệt.
- Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển, thậm chí làm thủng tầng ôzôn bảo vệ trái đất, gây ra những xáo trộn ghê gớm trong quy luật của thời tiết, thiên nhiên... (khí hậu ngày càng nóng lên, dông tố, bão lụt, hạn hán...liên tiếp xảy ra).
- Ở thành thị: Khí thải, nước thải, chất thải... không được xử lí kịp thời, trở thành nguy cơ bùng phát bệnh dịch. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém, thể hiện ở các hành vi thiếu văn hoá (xả rác ra đường, xuống kênh, xuống sông; phóng uế bừa bãi nđi công cộng...) làm cho cảnh quan đô thị nhếch nhác, kém văn minh.
- Ở nông thôn: Sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật cũng gây ra những tác hại không nhỏ trong đời sống hằng ngày. Môi trường mất vệ sinh dẫn đến đau ốm, bệnh tật, giảm sức lao động...
3. Kết bài:
- Mỗi người dân phải có ý thức bảo vệ môi trường.
- Ý thức đó phải dược thể hiện bằng hành động cụ thể : trồng thêm cây xanh, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn thành phố, làng quê xanh, sạch, đẹp.
- Tuyên truyền, vận động mọi người hãy tích cực góp phần vào việc giữ gìn ngôi nhà chung của thế giới.
Công lao của vua Quang Trung và Lê Lợi
Công lao của vua Quang Trung :
Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là do sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nỗi bất bình cao độ, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả đã thôi thúc nhân dân ta vùng lên chống chính quyền phong kiến phản động trong nước và quân xâm lược hung bạo. Tiêu biểu nhất là sự gia nhập nghĩa quân của các tầng lớp nhân dân, các địa phương trong nước. Đây là sức mạnh vô địch lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.
Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
Công lao của vua Lê Lợi:
Nếu Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc thì Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng mới...
Lê Lợi - Vị anh hùng giải phóng dân tộc
Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm Ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Ông là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương (anh lớn của ông tên Học, anh thứ là Trư). Ông nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ông nuôi chí lớn đánh đuổi xâm lăng. Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ông không chịu khuất. Ông nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.
Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.
Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ mở đầu tới kết thúc thắng lợi (tháng 12-1427), qua các giai đoạn phát triển và chiến lược, chiến thuật của nó đã chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại, chỉ thấy ở những lãnh tụ mở đường, khai sáng. Nếu Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc thì Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng mới. Không có Lê Lợi, không có phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Nhưng Lê Lợi không chỉ là người nhen nhóm, tạo lập ra tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn mà ông còn là nhà chỉ đạo chiến lược kiệt xuất. Một nét đặc sắc, mới mẻ trong đường lối chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Minh mà Lê Lợi thực hiện là dựa vào nhân dân để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc. Nhìn vào lực lượng nghĩa binh và bộ chỉ huy, tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa, có thể thấy rõ tính chất nhân dân rộng rãi của nó, một đặc điểm nổi bật không có ở các cuộc khởi nghĩa khác chống Minh trước đó. Dựa vào sức mạnh của nhân dân, đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội trong một tổ chức chiến đấu, rồi từ cuộc khởi nghĩa ở một địa phương, lấy núi rừng làm căn cứ địa, phát triển sâu rộng thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô toàn quốc. Đây là một cống hiến sáng tạo to lớn về đường lối chiến tranh của Lê Lợi và bộ tham mưu của ông, để lại một kinh nghiệm lịch sử quý giá.
Vừa là nhà tổ chức và chỉ đạo chiến lược về chính trị, quân sự, vừa là vị tướng cầm quân mưu trí, quả quyết, Lê Lợi đã vận dụng lối đánh "vây thành diệt viện" theo lý thuyết quân sự ông nghiền ngẫm: Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành kiên cố hàng năm, hàng tháng không lấy được, quân ta sức mỏi, khí nhụt, nếu viện binh giặc lại đến thì ta đằng trước, đằng sau đều bị giặc đánh, đó là đường nguy. Chi bằng nuôi sức khỏe, chứa khí hăng để đợi quân cứu viện tới. Khi viện binh bị phá thì thành tất phải hàng". Chiến thuật "Vây thành diệt viện" của Lê Lợi kết hợp với chủ trương "mưu phạt nhị tâm công", uy hiếp, phân hóa, chiêu dụ địch của Nguyễn Trãi tạo nên một phương thức độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Cuộc vây hãm Vương Thông ở Đông Quan và tiêu diệt viện binh giặc tại Chi Lăng, Xương Giang cuối năm 1427 là kết quả thắng lợi của tư tưởng quân sự của Lê Lợi - Nguyễn Trãi. Sau khi đuổi hết giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428, sáng lập ra vương triều Lê. Lê Lợi làm vua được 5 năm thì mất (1433), an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn, miếu hiệu là Thái Tổ.
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước buổi đầu của vương triều Lê, Lê Lợi đã có những cố gắng không nhỏ về nội trị, ngoại giao, nhằm phục hồi, củng cố, phát triển đất nước trên mọi mặt, như tổ chức lại bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa phương; ban hành một số chính sách kèm theo những biện pháp có hiệu quả để khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống xã hội. Lê Lợi cũng chú ý tới việc phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nhân tài. Năm 1428, lên ngôi vua, năm sau (niên hiệu Thuận Thiên thứ 2, 1429), Lê Lợi đã cho mở khoa thi Minh Kinh. Năm 1431, thi khoa Hoành từ. Năm 1433, Lê Lợi đích thân ra thi văn sách. Đấy là chưa kể năm 1426 trong khi đang vây đánh Đông Quan, Lê Lợi đã mở một khoa thi đặc cách lấy đỗ 32 người, trong đó có Đào Công Soạn, một nhà ngoại giao xuất sắc thời Lê Lợi. Nhưng, nhiệm vụ chính trị lớn nhất phải quan tâm giải quyết hàng đầu sau khi đất nước được giải phóng là việc tăng cường củng cố, giữ vững nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Về phương diện này, Lê Lợi đã làm được hai việc có ý nghĩa lịch sử. Thứ nhất, ông đã thành công trong cuộc đấu tranh ngoại giao, thiết lập quan hệ bình thường giữa triều Lê và triều Minh. Thứ hai, Lê Lợi đã kiên quyết đập tan những âm mưu và hành động bạo loạn muốn cát cứ của một số ngụy quân trước, điển hình là vụ Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Lai Châu. Trong bài thơ làm khắc vào vách đá núi Pú Huổi Chò (bên sông Đà, thuộc Lai Châu) năm 1431 khi đánh Đèo Cát Hãn, Lê Lợi đã nói rõ ý chí bảo vệ sự thống nhất giang sơn:
Đất hiểm trở từ nay không còn,
Núi sông đã vào chung một bản đồ.
Đề thơ khắc vào núi đá
Trấn giữ miền Tây của nước Việt ta.
Sau bài thơ trên, Lê Lợi còn viết bài thơ thứ hai khắc vào vách núi Hào Tráng bên Chợ Bờ, Hòa Bình.
Lê Lợi trong 5 năm làm vua, có những công lao to lớn. Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 20 năm mà thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, lập quan chức, lập phủ huyện, thu góp sách vở, mở trường học, có thể gọi là có mưu lớn, sáng nghiệp. "
Chúc bạn học tốt! Bạn tham khảo nhé
xác định luận cứ ,kết luận trong câu sau đây
hôm nay trời mưa,chúng ta ko đi chơi công viên nữa
Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa.
Luận cứ là: Hôm nay trời mưa
Luận điểm là: Chúng ta không đi chơi công viên nữa
Chúc CALER học tốt :)
luận điểm là : hôm nay trời mưa
luận cứ là : chúng ta ko đi chơi công viên nữa
mik lộn rồi phải đảo ngược lại mới đúng