a).
Hình ảnh so sánh: con người với cây với sông.
Tác dụng: chỉ đến nguồn gốc, nơi con người ta sinh ra từ đó răn đe nhắc nhở khuyên nhủ ta dù là ai dù đi đến đâu cũng không được quên nơi xuất phát của mình, nơi mình được sinh ra.
c).
Hình ảnh nhân hóa: mặt trời đi qua trên lăng.
Tác dụng: làm cho sự vật mặt trời nói đến trở nên sinh động như người thật, câu thơ từ đó hấp dẫn gợi hình.
b).
Hình ảnh nhân hóa: trăng vào cửa sổ đòi thơ.
Tác dụng: làm cho sự vật trăng trở nên sinh động, sắc thơ sinh động và có sự hấp dẫn người đọc.
d).
Hình ảnh so sánh: hồn tôi là một vườn hoa lá.
Tác dụng: giúp biểu đạt rõ tâm hồn của tác giả như thế nào và vì sao tác giả lại nói như vậy. Qua đó giá trị diễn đạt trong câu thơ tăng cao, hấp dẫn với người đọc.
hoàn cảnh nhân nhân vật lang liêu như thế nào em có nhận xét gì về nhân vật
Hoàn cảnh nhân vật Lang Liêu :
+ Mô côi mẹ, bị sự ghẻ lạnh từ vua cha.
+ Là người thiệt thòi nhất so với anh chị em của mình.
+ Khi lớn ra ở riêng và làm các công việc đồng áng, sống cuộc sống như dân thường.
`=>` Nhận xét : Lang Liệu rất đáng thương nhưng đồng thời cũng rất chăm chỉ và chịu khó.
Viết một đoạn văn có sử dụng thành ngữ chậm như rùa
Gợi ý chủ đề cho đoạn văn có thành ngữ trên: nêu suy nghĩ của mình về những người có tính làm việc từ từ trong cuộc sống ngày nay.
Mở đoạn:
- G.t vấn đề trên.
Ví dụ: hiện nay, trong công việc có một số người có tính lề mề,....
Thân đoạn:
- Nêu lên nguyên nhân mà họ có tính đó:
+ Lười biếng, sức khỏe không tốt do không chịu chăm lo bản thân.
+ Luôn tin câu "chậm mà chắc" quá mức.
+ Không muốn làm việc, thích thoải mái nên cứ trì trệ việc làm.
+.....
- Nêu tác hại, lợi ích của tính cách đó.
+ Tác hại: làm cho công việc khó hoàn thành sớm, gây khó khăn hệ lụy cho nhiều người.
+ Lợi ích: công việc được hoàn thành tốt hơn.
-> Theo em, việc gì cần chậm thì hãy chậm còn cần sự nhanh nhẹn thì phải nhanh nhẹn. Không nên để tính lề mề đó ăn sâu vào máu!.
- Nêu cảm nhận của mình về những người có tính như vậy:
+ Theo em, những người mắc tính chậm như rùa vậy sẽ không hoàn thành tốt việc (s.d thành ngữ). Xã hội luôn thích những người làm việc chân tay nhanh nhẹn khéo léo.
- Bản thân em có tính như vậy không?.
- Giải pháp cho vấn đề nay?.
Kết đoạn:
+ Khẳng định lại suy nghĩ của mình.
theo em bánh vuông hoạc bánh tròn có phải từ phức hay không?vì sao em cho là như vậy?
giúp mik vs cho mik xin 50kc vs mik quay ra 9kc id 789927981
Viết Đoạn Văn : Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm thi gói bánh chưng (5-7Câu)
Tham khảo thôiiiii
Tết đến, xuân về, khắp mọi nẻo đường mọi người tấp nập đi mua sắm nào đào, quất, bánh kẹo và không quên chuẩn bị nguyên liệu để làm món bánh chưng – món bánh truyền thông của dân tộc.Đã từ lâu, bánh chưng là thứ không thể thiếu vào ngày Tết của mỗi gia đình. Từ xa xưa, trong câu chuyện về các vua Hùng, bánh chưng được coi là thứ tượng trưng cho đất, thể hiện sự biết ơn của con người gửi tới tổ tiên, các vị thần với ước mong mùa màng bội thu. Nguyên liệu để làm bánh chưng cũng khá đơn giản: gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ, lá dong và lạt để buộc. Khi làm bánh, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Ta đặt lạt xuống trước, sau đó xếp lá dong lên, tùy người gói mà chúng ta dùng 2,3 lá hoặc nhiều hơn, có người dùng khuôn để bánh vuông hơn và các nguyên liệu hòa quyện với nhau hơn, nhưng có người thì chỉ cần dùng tay để gói bánh cũng vẫn đẹp mắt và ngon. Khi trải lá dong ra, chúng ta lần lượt cho các nguyên liệu vào, dưới cùng là lớp gạo sau đó là lớp đỗ xanh, thịt lợn và trên cùng lại là một lớp gạo. Lượng nguyên liệu gói bánh cũng phụ thuộc vào từng người gói. Tuy nhiên, lượng gạo phải đủ để phủ kín nhân bên trong. Sau khi cho đầy đủ các nguyên liệu, chúng ta dùng lạt buộc lại chắc chắn. Như vậy là chúng ta đã tự tay gói được một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh. Bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền, chúng ta dùng bánh chưng để thắp hương cho tổ tiên như một truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Khoảnh khắc cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng thật đầm ấm và quây quần. Dù cuộc sống có hiện đại, con người thích thưởng thức những món ăn lạ nhưng sẽ không ai quên được những món ăn truyền thông, đậm đà bản sắc dân tộc và mang lại không khí gia đình ấm áp đặc biệt là những dịp lễ, Tết.
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 câu) lí giải vì sao Lang Liêu được thần giúp đỡ.
tham khảo :
Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì:
Chàng sớm mồ côi mẹ, so với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất.Tuy là con vua, nhưng “từ khi lớn lên, ra ở riêng” chàng chăm chỉ làm việc đồng áng, sống cuộc sống như dân thường.Đồng thời, chàng là người có trí sáng tạo, hiểu được ý thần: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo” và lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.Em hãy nêu nội dung của truyện cổ tích Sự tích cây vú sữa .
Người mẹ trong sự tích cây vú sữa đã dùng tình cảm của mình để cảm hóa cậu bé con ham chơi. Câu chuyện sự tích cây vú sữa này chúng ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình. Đồng thời cũng nhắc nhở những đứa con khi ba mẹ còn sống hãy có hiếu, đối xử tốt với ba mẹ.
Chuyện kể về cậu bé ham chơi bỏ nhà đi khiến cho mẹ buồn bã mất đi. Khi cậu trở về quanh sân nhà chỉ còn lại một cái cây với loại quả cho dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ. Sau đó được mọi người gọi là cây vú sữa. Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi, không nghe lời mẹ.
chuyện sựu tích cây vú sữa là nói về 1 cậu bé ham chơi quên đến mẹ ở nhà.Đến khi mẹ mất mới bắt đầu nhớ,nhưng lúc đó quá muộn để khóc.
->Rút ra bài học:Hẫy biết tôn trọng những j mình đang có,đừng để mất đi thì mới nhớ đến.
Từ nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" của tác giả Tô Hoài, em rút ra cho bản thân bài học gì? Hãy diễn đạt bằng đoạn văn 4-5 câu.
Bài học về thái độ sống
Dế Mèn vốn là một chú dế bướng bỉnh, kiêu ngạo và hung hăng hay đi bắt nạt người khác. Dưới con mắt Dế Mèn, Dế Choắt chỉ là một kẻ yếu ớt, xấu xí, gầy lêu nghêu như “gã nghiện thuốc phiện”. Dế Mèn luôn chê anh chàng này lười nhác, ngu dốt, hôi như cú mèo. Không chỉ có Dế Choắt, Dế Mèn còn tỏ thái độ ngang ngược, hỗn lão với chị Cốc, dù mỗi lần trêu chị chú đều sợ đến mức chui tọt vào hang nhưng thái độ vẫn vô cùng thách thức thầm: “… mày ghè vỡ đầu mày ra không chui nổi vào tổ tao đâu!”.
Thậm chí, Mèn đã vô tình gây tai họa khiến người láng giềng tội nghiệp bị chết thê thảm. Lời trăn trối của Dế Choắt, mãi là một bài học dành cho Dế Mèn và mọi người: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy!”. Đồng thời đó cũng là cách nhà văn Tô Hoài nhắc nhở mọi người phải sống biết mình, biết ta, có thái độ đúng mực. Đặc biệt khi phạm lỗi lầm, phải biết ăn năn hối hận về những khuyết điểm của mình trong cuộc sống.
Bài học về lòng tốt với những người xung quanh
Dế Mèn từng là một anh chàng kiêu căng, hợm hĩnh, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn của Mèn vẫn luôn có lòng nhân hậu, cậu có tính thương người, thấy chuyện bất bình chẳng tha. Trên đường về quê hương, Dế Mèn đã cứu giúp chị Nhà Trò vốn bé nhỏ, gầy gò, nhút nhát xóa nợ và xóa bỏ hiềm khích, cùng họ nhà Nhện vui vẻ như xưa. Lòng tốt giữa người với người luôn luôn quý giá bởi “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
Bài học về cách đánh giá người khác
Trên chuyến hành trình của mình, Dề Mèn kết tình anh em cùng Dế Trũi. Trước khi quen Trũi, Mèn thường có ý xem thường đối với những anh chàng Dế Trũi vì vẻ bề ngoài xấu xí, thô kệch của họ. Nhưng rồi Mèn mới nhận ra, đằng sau vẻ ngoài quê mùa đó là một người bạn tốt, giỏi võ, vui tính. Một bài học đắt giá cho Mèn đó là “Tôi hiểu rằng không nên chỉ xem vẻ bề ngoài mà coi thường ai một cách hồ đồ như vậy”. Đó là bài học về cách đánh giá người khác không phải từ vẻ bề ngoài mà phải là con người bên trong của họ.
Bài học về tình bạn chân thành
Lúc Trũi bị mất tích, tưởng Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, nhiều lần Mèn ngửa mặt vào không, gọi tên Trũi thảm thiết. Tình bạn phải qua biến cố, thử thách mới hiểu hết được nhau. Và tình bạn là phải luôn hết lòng vì nhau, đừng nên ích kỷ sống cho riêng mình. Cuộc sống nếu không có bạn bè, thân thích thì luôn khiến người ta cảm thấy lẻ loi, cô độc.
Bài học về ý thức kỷ luật và sự đoàn kết
Đó là bài học qua những chú Kiến bé nhỏ cần cù, chăm chỉ. Kiến rất có ý thức kỷ luật và trong mỗi chi phái của Kiến luôn được phân công những công việc khác nhau: Kiến Gió chuyên nghề xây đắp, Kiến Lửa đào cát xây lũy, Kiến Đen làm công việc của một thám tử. Điều quan trọng học được ở Kiến đó là tinh thần đoàn kết, luôn gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau khi có kẻ thù. Trong cuộc sống đừng bao giờ vì việc của cá nhân mà ảnh hưởng đến lợi ích tập thể, sống không phải chỉ cho mình mà cho cả những xung quanh ta nữa.
Lang Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Theo lời thần dặn, chàng chọn gạo nếp thật dẻo thơm làm những chiếc bánh vuông vức, có nhân thịt đậu, để tượng hình Đất. Lại lấy lá xanh bọc ngoài, chẻ lạc buộc lại cẩn thận, rồi cho vào nồi lớn đổ nhiều nước, đung thật kĩ. Cũng với gạo nếp ấy, chàng đồ xôi, giã nhuyễn, làm thành những chiếc bánh tròn trặn, xinh xắn để tượng hình Trời.” tìm từ láy
tròn trặn, xinh xắn, cẩn thận, vuông vức