Tham khảo thôiiiii
Tết đến, xuân về, khắp mọi nẻo đường mọi người tấp nập đi mua sắm nào đào, quất, bánh kẹo và không quên chuẩn bị nguyên liệu để làm món bánh chưng – món bánh truyền thông của dân tộc.Đã từ lâu, bánh chưng là thứ không thể thiếu vào ngày Tết của mỗi gia đình. Từ xa xưa, trong câu chuyện về các vua Hùng, bánh chưng được coi là thứ tượng trưng cho đất, thể hiện sự biết ơn của con người gửi tới tổ tiên, các vị thần với ước mong mùa màng bội thu. Nguyên liệu để làm bánh chưng cũng khá đơn giản: gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ, lá dong và lạt để buộc. Khi làm bánh, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Ta đặt lạt xuống trước, sau đó xếp lá dong lên, tùy người gói mà chúng ta dùng 2,3 lá hoặc nhiều hơn, có người dùng khuôn để bánh vuông hơn và các nguyên liệu hòa quyện với nhau hơn, nhưng có người thì chỉ cần dùng tay để gói bánh cũng vẫn đẹp mắt và ngon. Khi trải lá dong ra, chúng ta lần lượt cho các nguyên liệu vào, dưới cùng là lớp gạo sau đó là lớp đỗ xanh, thịt lợn và trên cùng lại là một lớp gạo. Lượng nguyên liệu gói bánh cũng phụ thuộc vào từng người gói. Tuy nhiên, lượng gạo phải đủ để phủ kín nhân bên trong. Sau khi cho đầy đủ các nguyên liệu, chúng ta dùng lạt buộc lại chắc chắn. Như vậy là chúng ta đã tự tay gói được một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh. Bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền, chúng ta dùng bánh chưng để thắp hương cho tổ tiên như một truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Khoảnh khắc cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng thật đầm ấm và quây quần. Dù cuộc sống có hiện đại, con người thích thưởng thức những món ăn lạ nhưng sẽ không ai quên được những món ăn truyền thông, đậm đà bản sắc dân tộc và mang lại không khí gia đình ấm áp đặc biệt là những dịp lễ, Tết.