trong quá trình điều chế khí, để thu được các chất khí vào bình người ta có sử dụng phương pháp đẩy khí đặt ngửa bình, úp bình. Trong số các khí sau, khí nào thu được bằng phương pháp úp bình, ngửa bình :N2, NH3,CO, CO2, H2, CH4, SO2, CL2, HCL. Giải Thích
Ngửa bình với các khí CO2, SO2, Cl2 và HCl -> Do các khí này nặng hơn không khí
Úp bình với các khí CO,N2,NH3,H2,CH4 -> Do các khí này nhẹ hơn không khí
Giải giúp mình với:
Dẫn từ từ 8,96 lít khí \(H_2\)(đkct) qua m gam oxit sắt \(Fe_xO_y\) nung nóng .Sau phản ứng thu được 7,2 gam \(H_2O\) và chất rắn A nặng 28,4 gam (phản ứng xảy ra hoàn toàn)
a) Tìm giá trị của m
b) Lập công thức phân tử của Fe biết A có chứa 59.155 % khối lượng Fe đơn chất.
nH2=8.96÷22,4=0.4mol mH2=0,4×2=0,8g Theo ĐLBTKL ta có mH2+mFexOy=mA+mH2
hay m=28,4+7,2-0,8=34,8g
b,Ta có nFe(trong A)=28,4×59,155÷100÷56=0,3mol
nO=nH2O=7.2÷18=0,4mol
Ta có x:y=nFe:nO=0,3:0.4=3:4
->CTHH của oxit là Fe3O4
Hỗn hợp X gồm Al, Zn và Fe, trong đó khối lượng Al bằng 18/31 tổng khối lượng của Zn và Fe. Hòa tan hết 14,7 gam X bằng lượng dư dd HCl, sau phản ứng thu được 10,08 lít H2(đktc). Xác định % về khối lượng của các kim loại trong hh X?
cho 2,1g NaHCO3 vào dd HCl dư. Dẫn khí sinh ra vào dd chứa 0,06 mol KOH. Tính m chất rắn thu được sau khi cô cạn dd
nNaHCO3= 0,025 mol
NaHCO3+ HCl=> NaCl+ H2O+CO2
0,025 0,025
ta có nKOH/nCO2= 0,06/0,025=2,4>2
=> pu tạo muối K2CO3
2KOH+CO2=>K2CO3 + H2O
0,05 0,025 0,025
mK2CO3=3,45 g
Trong một bình kín chứa 3 mol SO2 , 2 mol O2 và một ít bột xúc tác V2O5.
Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí A .
1) Nếu hiệu suất phản ứng là 75%, thì có bao nhiêu mol SO3 được tạo thành.
b) Nếu tổng số mol các khí trong A là 4,25 mol thì có bao nhiêu %SO2 bị oxi hóa thành SO3?('Các bạn giúp mình nha, trên mạng mình đọc không hiểu')
Có một loại oleum X trong đó SO3 chiếm 71% theo khối lượng. Lấy 8.45 X gam hòa tan vào 20 gam dung dịch H2SO4 10% được dung dịch Y
a) Xác định công thức ở trên
b) Tính C% dung dịch Y
làm với nha mau lên mình tick cho chi tới 3 giờ 30
Gọi oleum X : H2SO4.nSO3
SO3 chiếm 71% theo khối lượng
\(\Rightarrow\) %SO3 = 80n/80n+98 = 71/100 = 0,71
\(\Leftrightarrow\) 80n = 0,71(80n+98)
\(\Leftrightarrow\) 23,2n = 69,58 \(\Leftrightarrow\) n = 3
Vậy công thức oleum là H2SO4.3SO3
_ Lấy 8,45 g X vào 20 g dd H2SO4 10%
\(\Rightarrow\) n X = 8,45/338 = 0,025 = n H2SO4 ( trong X )
\(\Rightarrow\) m H2SO4 = 0,025 . 98 = 2,45 g
\(\Rightarrow\) n SO3 = \(\dfrac{3.8,45}{338}\)= 0,075 mol
m ct(H2SO4 10%) = \(\dfrac{20.10}{100}\) = 2 g
_ SO3 trong X sẽ tác dụng với dd H2SO4 :
SO3 + H2O \(\rightarrow\) H2SO4
0,075..............0,075 (mol)
\(\Rightarrow\) m H2SO4(từ SO3) = 0,075 . 98 = 7,35 g
\(\Rightarrow\) m H2SO4(tạo thành) = 2 + 7,35 + 2,45 = 11,8 g
_ m dd sau pứ = 8,45 + 20 = 28,45 g
C% dd Y = \(\dfrac{11,8}{28,45}\).100% = 41,5%
Nguyên nhân phát sinh , tác hại , biện pháp khắc phục khí cabon
Bạn viết đề thiếu nha bạn! Phải là khí Cacbon (IV) oxit, Cacbon đioxit hoặc Cacbonic nha bạn!
*Nguyên nhân:
- Do quá trình sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp.
- Do quá trình nung vôi.
- Đốt giấy và các vật liệu khác có chứa Cacbon.
- ...
*Tác hại:
- Gây ô nhiễm không khí.
- Là khí độc, nếu hít nhiều có thể gây tử vong.
- Gây nên "hiệu ứng nhà kính" của Trái Đất.
- ...
*Biện pháp:
- Xả thải khí đã qua xử lí.
- Hạn chế nung vôi.
- Hạn chế đốt giấy và các vật liệu có chứa Cacbon.
- ...
Hòa tan 2.8 g Fe trong dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ rồi cho dung dịch sau phan ứng bay hơi hết dưới áp suất thu được 13.9 g muối ngâm nước . Xác định công thức muối ngậm nước.
giải cho mình với chiều ni mình thi loại rồi, mình sắp đi học rồi giải khẩn trương lên nếu ai làm được thì mình sẽ tích cho các nhiều.....
\(n_{Fe}=0,05\left(mol\right)\\ Fe+H_2SO_4\rightarrow FeSO_4+H_2\)
Từ PTHH suy ra nFe=nFeSO4=0,05(mol)
Gọi CT tinh thể là FeSO4.nH2O
Co nFeSO4=nFeSO4.nH2O=> \(M_{FeSO_4.nH_2O}=\dfrac{13,9}{0,05}=152+18n=278\Rightarrow n=7\\ \Rightarrow\)
CT tinh thể là FeSO4.7H20
Vì bay hơi hết nước mới có tinh thể nên số mol muối bằng số mol tinh thể