Đề ôn tập chương

TN
Xem chi tiết
H24
17 tháng 12 2017 lúc 13:33

Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể?

Trả lời:

Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi từ môi trường ra thải ra khí cacbônic và chất thải.
Trao đổi chất ờ cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và ôxi. Tế bào thải vào máu khí cacbônic và sản phẩm bài tiết.
Mối quan hệ : Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và O2 cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí C02 để thải nỉ môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cư thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất... Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.

Bình luận (0)
H24
17 tháng 12 2017 lúc 13:34

Vì sao nói trao đổi chất là đặc tính cơ bản của sự sống?

Trả lời:

Mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng, năng lượng được giải phóng từ quá trình chuyển hóa. Nếu không có chuyển hóa thì không có hoạt động sống.

Bình luận (1)
NH
Xem chi tiết
VN
30 tháng 12 2017 lúc 8:48

Trong dạ dày, loại thức ăn: protein, vitamin, muối khoáng được biến đổi; nhưng protein được đưa xuống ruột non để tiêu hóa tiếp còn muối khoáng, vitamin được hấp thụ không vận chuyển theo đường bạch huyết mà là đường máu

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
CD
29 tháng 12 2017 lúc 20:13

Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch ; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
Hồng cầu vận chuyển 02 và C02.

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết
HD
4 tháng 12 2017 lúc 20:52

Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng:
* Chỉ ở r.non mới có đầy đủ các loại enzim để phân giải các chất hữu cơ phức tạp có trong thành phần của thức ăn (chưa được biến đổi hoăc mới biến đổi 1 phần) --> quá trình tiêu hóa sẽ được hoàn tất, các loại thức ăn đều được phân giải thành các phân tử đơn giản để cơ thể hấp thụ được.
* S bề mặt hấp thụ của ruột rất lớn --> hấp thụ triệt để các chất dinh dưỡng.
- Ruột dài.
- Niêm mạc ruột có các nếp gấp.
- Trên các nếp gấp có các lông ruột. Dưới lớp TB niêm mạc mỏng của lông ruột có các mao mạch máu và bạch huyết để hấp thụ các chất dinh dưỡng đơn giản.
- Trên các lông ruột có các lông cực nhỏ.
* Nhờ sự co dãn của ruột (do cơ vòng và cơ dọc) mà dịch tiêu hóa được thấm đều với thức ăn, giúp cho sự tiêu hóa hóa học được triệt để và ruột có thể hấp thụ đến mức tối đa các chất dinh dưỡng. Đồng thời chất cặn bã sẽ được chuyển dần xuống ruột thẳng (trực tràng) để thải ra ngoài.

Bình luận (0)
HJ
4 tháng 12 2017 lúc 20:45

Ruột non dài 2,8m - 3m

- Niêm mạc có:

+ Nếp gấp

+ Lông ruột

+ Lông cực nhỏ => Giúp diện tích bề mặt hấp thụ đạt 400 - 500 m2

- Lớp niêm mạc có màng mao mạch dày đặc --> Chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu được dễ dàng.

Bình luận (2)
BD
Xem chi tiết
BH
21 tháng 12 2017 lúc 12:29

Chất vô cơ : Hợp chất vô cơ là những hợp chất hóa học không có mặt nguyên tử cacbon, ngoại trừ khí CO, khí CO2, acid H2CO3 và các muối cacbonat, hidrocacbonat. Chúng thường được xem là kết quả của sự tổng hợp từ các quá trình địa chất, trong khi hợp chất hữu cơ thường liên quan đến các quá trình sinh học. Các nhà hóa học hữu cơ truyền thống thường xem bất kỳ phân tử nào có chứa cacbon là một hợp chất hữu cơ, và như vậy, hóa học vô cơ được mặc định là nghiên cứu về các phân tử không có cacbon.

Chất hữu cơ: Các hợp chất hữu cơ là một lớp lớn của các hợp chất hóa học mà các phân tử của chúng có chứa cacbon, ngoại trừ các cacbua, cacbonat, cacbon ôxít (mônôxít và điôxít), xyanua. Sự nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ gọi là hóa hữu cơ. Rất nhiều hợp chất trong số các hợp chất hữu cơ, chẳng hạn như prôtêin, chất béo, và cacbohydrat (đường), là những chất có tầm quan trọng trong hóa sinh học

Bình luận (0)
ET
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
AD
13 tháng 12 2017 lúc 20:31

câu 2; nếu không nhai kĩ thức ăn, thức ăn được đưa xuông dạ dày trong khi chưa được nhai kĩ sẽ làm dạ dày phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến bị đau da dày,vì vậy ta phải nhai kĩ thức ăn

Bình luận (0)
TS
25 tháng 9 2018 lúc 14:15

Câu 1 : Tạo ra từ

- Cơ hai đầu (cơ gấp)

- Cơ 3 đầu (cơ duỗi)

Câu 2. Nên nhai kĩ thức ăn vì

- Cơ thể sẽ hấp thụ đủ hàm lượng dinh dưỡng từ thực phẩm mà bạn ăn. Việc cắn nhỏ và nhai thức ăn kỹ sẽ giúp cơ thể tiêu hóa dễ dàng hơn.

- Tiêu hóa là một nhiệm vụ đầy thách thức. Và cơ thể luôn phải làm việc chăm chỉ để hoàn thành nhiệm vụ đó.

Nhưng khi bạn nhai thức ăn đúng cách, tức là đang giúp nhiệm vụ đó bớt vất vả hơn, cơ thể sẽ "nhàn" hơn 1 tí. Thêm vào đó, nước bọt sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn.

- Khi nhai thức ăn kỹ, bạn có xu hướng ăn chậm hơn, từ đó sẽ ăn ít hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn chậm cũng là một cách giảm cân hiệu quả.

- Nhai là một bài tập thể dục tốt cho răng. Vì vậy, hàm răng sẽ khỏe mạnh khi bạn nhai đúng cách.

- Khi bạn nhai, nước bọt sẽ được tiết ra. Mà dung dịch này chứa những enzyme nhất định có thể phân hủy thức ăn và tăng cường tiêu hóa.

Ngoài ra, khi nước bọt được trộn với thức ăn đúng cách, nó sẽ đóng vài trò như một chất bôi trơn trong ống dẫn thức ăn

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
DB
12 tháng 12 2017 lúc 14:56

Bác sĩ sẽ truyền nhóm máu O vì nhóm O có thể truyền cho mọi nhóm máu. Nhưng trong thực tế không nên làm vậy vì người truyền máu có thể mang bệnh hoặc đã từng bị bệnh. Máu từ người bệnh có thể bị truyền qua đường máu đến người nhận.

Bình luận (0)
HL
Xem chi tiết
H24
11 tháng 12 2017 lúc 20:55

Tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.

Bình luận (0)