hãy kể lại kỉ niệm đáng nhớ của em với thầy cô giáo theo cách diễn dịch
hãy kể lại kỉ niệm đáng nhớ của em với thầy cô giáo theo cách diễn dịch
hãy kể lại kỉ niệm đáng nhớ của em với mẹ theo cách diễn dịch,trong bài văn có yếu tố miêu tả và biểu cảm
Gợi ý cho em các ý:
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Trong gia đình em, bố hay đi làm xa, chỉ có cuối tuần mới về nhà nên người chăm sóc em nhiều nhất và cũng là người em có nhiều kỉ niệm gắn bó nhất...)
Thân đoạn:
Giới thiệu về mẹ em:
+ Mẹ em bao nhiêu tuổi?
+ Mẹ em làm nghề gì?
Kể lại một kỉ niệm của em với mẹ:
Ví dụ: Khi em ốm, bố đi làm xa, mẹ vừa đi làm vừa chăm sóc em...
Mẹ dạy em học bài...
...
Cảm nghĩ của em về kỉ niệm với mẹ
Kết đoạn.
Trình bày tình cảm của em đối với mẹ.
_mingnguyet.hoc24_
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Trong gia đình em, bố hay đi làm xa, chỉ có cuối tuần mới về nhà nên người chăm sóc em nhiều nhất và cũng là người em có nhiều kỉ niệm gắn bó nhất...)
Thân đoạn:
Giới thiệu về mẹ em:
+ Mẹ em bao nhiêu tuổi?
+ Mẹ em làm nghề gì?
Kể lại một kỉ niệm của em với mẹ:
Ví dụ: Khi em ốm, bố đi làm xa, mẹ vừa đi làm vừa chăm sóc em...
Mẹ dạy em học bài...
...
Cảm nghĩ của em về kỉ niệm với mẹ
Kết đoạn.
Trình bày tình cảm của em đối với mẹ.
4. Bằng đoạn văn nghị luận khoảng 1 trang giấy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng khiêm tốn trong cuộc sống.
Tham khảo:
Nhân loại coi trọng ứng xử như một tiêu chuẩn khẳng định kiến thức. Khi một hoa hậu được mọi người tôn vinh, ngoài những tiêu chí về sắc đẹp, gương mặt, hình thể, thì kết quả của phần thi ứng xử luôn tạo nên sức nặng quan trọng để giành chiến thắng. Nói rộng hơn, cách ứng xử là nền tảng văn hóa, là vẻ đẹp cao sang của tâm hồn, muốn có được đòi hỏi phải có sự uyên bác cùng với bản lĩnh và tài năng. Muốn làm giàu, có thể chỉ vài năm, nhưng để có nếp sống hay cách ứng xử có văn hóa có thể phải trải qua nhiều năm tháng học hành và tiếp thu nghiêm chỉnh.
Ai cũng muốn mình đối đáp thông minh, ứng xử khéo léo, lịch thiệp. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn luôn phải nghe những lời tục tĩu, thô lỗ, vẫn gặp không ít kẻ ngụy biện để che đậy thói hư, tật xấu của mình. Có một chuyên gia nhận định rằng: "Những kẻ trộm cắp không hề có khái niệm về sự xấu hổ và không hề đọc sách. Những gã ăn nói lỗ mãng, đánh chửi vợ con, ứng xử thô thiển cũng rất ít đọc sách. Họ không có lòng tự trọng nên cũng không biết tôn trọng người khác, kể cả những người thân yêu của họ!”. Nhận định trên của vị chuyên gia không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp, nhưng điều mà tôi tâm đắc nhất chính là nhận xét của ông ta; "Họ không có lòng tự trọng nên cũng không biết tôn trọng người khác". Thiết nghĩ, muốn được mọi người tôn trọng, trước hết phải biết tôn trọng mình, sau đó phải biết tôn trọng người khác. Đã có một sự thật là không thiếu người có bằng cấp cao nhưng sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực xã hội, thậm chí ngay lĩnh vực chuyên môn làm nên tấm bằng cũng chưa phải đã sâu sắc, thuyết phục được đồng nghiệp. Ngược lại, nhiều người chẳng có bằng cấp gì mà thông thái, sâu sắc khiến mọi người phải nể phục.
Sống giữa cộng đồng dân cư, tôi nhận ra một điều có khi thường ngày ít ai để ý: Văn hóa không phải là một vấn đề cao xa, mà từ trong cách ứng xử tử tế với nhau trong cuộc sống đời thường. Văn hóa có những cấp độ khác nhau, có lĩnh vực đòi hỏi trình độ "hàn lâm, cao sang quyền quý” nhưng nói chung tính văn hóa bắt đầu từ lòng chân thành đối với nhau, giản dị, trung thực và thấm đẫm tình người. Chẳng hạn như đến ngày sinh nhật của người bạn thân nên có một lời chúc tốt đẹp, một giỏ hoa đẹp để tặng, một món quà lưu niệm nhỏ thay lời chúc mừng, thế mà đã có mấy ai nhớ đến? Một cuộc viếng thăm không được hẹn trước vào cuối giờ tan ca, khi gia chủ đã mệt nhừ người, có nên chăng? Ngay cả việc nhỏ như cách gọi, cách trả lời điện thoại sao cho có văn hóa mà không phải ai cũng biết. Cách gọi, cách trả lời điện thoại cộc lốc không một lời thưa gửi, tạo sự bực bội khó chịu cho người nghe không còn là chuyện cá biệt. Lại có người nói năng quá lời, nói nhiều, nói dai đến mức không cần biết người nghe có muốn nghe hay không. Hút thuốc lá trong phòng làm việc, trên toa xe, trong rạp hát, nơi công cộng như chốn không người, bất chấp lời phàn nàn, sự khó chịu của những người xung quanh.
Chúng ta hiện nay đang đau đầu, khó chịu về những cử chỉ bất lịch sự diễn ra xung quanh ta, đặc biệt ở lớp trẻ mới lớn, lớp người đang chịu ảnh hưởng nhiều của mặt trái của cơ chế thị trường, chạy theo lối sống ích kỉ, vụ lợi, chủ nghĩa cá nhân mà quên đi lẽ sống cao đẹp "mình vì mọi người" mà ông cha ta bao đời để lại. Bây giờ không hiếm trường hợp gặp người già đến nhà, con cái không chào, lên xe buýt, thanh niên tranh chỗ ngồi, không nhường cho người già, phụ nữ có con nhỏ. Nói tục, chửỉ bậy, chửi thề trước đông người cũng là những biểu hiện không có văn hóa. Những kẻ bất lịch sự không chỉ thể hiện họ không tôn trọng người khác mà chính họ thiếu lòng tự trọng, đã nêu ra một hình ảnh xấu về bản thân trước mặt người khác. Những cách hành xử như vừa nêu là những biểu hiện rất thiếu vãn hóa, không thể chấp nhận trong giao tiếp xã hội.
Lấy ví dụ về lời chào hỏi khi gặp gỡ người quen, chúng ta chào chứng tỏ mình đã nhận ra họ, kèm theo lời chào có thể là cái bắt tay, mỉm cười hay theo phong tục Châu Âu, có thể ôm hôn nếu hai bên tình cảm gắn bó, thân mật. Lời chào hỏi liên quan đến những quy ước nhất định, chịu ảnh hưởng của những đặc điểm văn hóa dân tộc, đặc biệt có liên quan đến địa vị xã hội của hai người. Nó được thể hiện như sau: theo tuổi tác người trẻ chào người già trước, theo địa vị xã hội người có địa vị thấp chào trước người có địa vị cao hơn, kết hợp hình thức chào với mức độ thân mật và gắn với đặc điểm văn hóa dân tộc: nắm tay nhau, bá vai, vỗ vai nhau, ôm hôn,… cũng như thời gian gặp gỡ, mới gặp hay lâu ngày rồi, với môi trường gặp gỡ ở ngoài phố, nơi công cộng hay tại gia đình, ở ngoài phố cần kín đáo hơn, ở gia đình thân mật, cởi mở hơn.
Mục đích và ý nghĩa của lời chào hỏi chính là chúng ta tự đặt mình trong hệ thống của cách xử thế đã được quy định và được xã hội chấp thuận. Tục ngữ có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ", vậy mà có những người quen biết nhau, khi ra đường gặp nhau cố tình làm ngơ để khỏi chào hỏi, có những thầy giáo, cô giáo, là những người được Đảng và Nhà nước ta giao trọng trách dạy dỗ học sinh những điều hay, lẽ phải để trở thành người tốt, người có ích cho xã hội, vậy mà ứng xử kém đến nỗi học sinh cúi đầu chào mà thầy giáo dửng dưng xem như không thấy, coi việc chào hỏi là nghĩa vụ của học sinh, còn mình là "bề trên" nên không cần chào lại. Đó là biểu hiện của bất lịch sự, ứng xử không có văn hóa. Phép lịch sự dạy chúng ta tôn trọng người khác, bất kể người đó có tuổi tác, địa vị xã hội, nghề nghiệp, giới tính, tài sản, cuộc sốhg riêng tư của họ như thế nào đi nữa. Đó chính là một nghệ thuật sống tế nhị và ứng xử có văn hoá. Người cấp trên, người tài giỏi tỏ ra khiêm tốn với người chung quanh, với người cấp dưới, chủ động chào hỏi, chuyện trò với họ, chứng tỏ mình đánh giá cao họ. Nói đến đây, tôi lại nhớ đến hai câu thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh: "Biển vẫn cậy mình dài rộng thế; Vắng cánh buồm một chút vội cô đơn".
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về văn hóa ứng xử. Cảm hóa, khoan dung, độ lượng là một trong những đặc điểm trong văn hóa ứng xử của Người. Thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng con người được coi là nét chủ đạo trong, triết lí nhân văn cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, văn hóa ứng xử của Người vừa ân cần, niềm nở, vừa thân ái gần gũi, khi sai sót thì nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc phê bình kịp thời, nghiêm khắc mà vẫn khoan dung, độ lượng, lay động, cảm hóa lòng người. Chính nhờ sự giản dị, tế nhị trong cách ứng xử đã làm cho tất cả mọi người, dù địa vị, thành phần xuất thân như thế nào chăng nữa, khi tiếp xúc với Người đều để lại trong lòng mình ấn tượng sâu sắc bằng sự nể trọng, chia sẻ, tôn vinh bởi sức cảm hóa cuốn hút từ chính đạo đức, nhân cách, phép ứng xử văn hóa của Người.
Sức lay động cảm hóa ở Chủ tịch Hồ Chí Minh có tiềm ẩn yếu tố khách quan, nhưng bên cạnh đó là yếu tố chủ quan được thể hiện trong văn hóa ứng xử của Người. Trong phép ứng xử, với sự tinh tế mẫn tiệp, Người đã cố gắng khỏa lấp các khoảng cách, đã đạt tới đỉnh điểm của mối tương đồng, đẩy xa những tính khác biệt để đạt được mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có lợi cho sự nghiệp chung. Bởi thế, Người đã quy tụ được các bậc sĩ phu yêu nước, những trí thức lớn rời bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý để phục vụ đất nước. Người đã thuyết phục cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình làm Trưởng ban Thường vụ Quốc hội; cụ Phan Kế Toại, nguyên Khâm sai Bắc Kì, làm Phó Thủ tướng. Lường trước những khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp, Người đã thuyết phục một số nhà trí thức Việt kiều như; GS. Trần Đại Nghĩa, GS. Đặng Văn Ngữ… về nước phục vụ cho Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Người chỉ rõ: "Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chưa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng tràn đầy, vì độ lượng của nó hẹp và nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn cũng như cái chén, cái đĩa cạn". Người rất tin tưởng quý trọng nhân dân, nên trong giao tiếp ứng xử với dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ: "Đối với tất cả mọi người trong các tầng lớp dân chúng, ta phải có một thái độ mềm dẻo, khôn khéo, biết nhân nhượng, biết trân trọng nhân cách của người ta". Riêng đối với những người lầm đường, lạc lối hay đã từng cộng tác với bên kia trận tuyến, Người yêu cầu: "Không nên đào bới những chuyện cũ ra làm án mới. Đối với những người không nguy hiểm lắm, thì nên dùng chính sách cảm hóa khoan dung".
Vị Chủ tịch nước còn vậy, thử hỏi sao mỗi người chúng ta không học tập được một phần nhỏ nào trong cách ứng xử và nhân cách của Người? Vì sao trước đây, xã hội ta còn nghèo, mức sống vật chất thấp mà con người thường yêu nhau, chia sẻ và cảm thông cho nhau. Khác với ngày nay, đời sống chung đã được cải thiện khá nhiều, nhưng phẩm chất đạo đức và lối sống của không ít người đã bị tha hóa, suy đồi dẫn đến nạn quan liêu, tham nhũng nặng nề đến nỗi trở thành "quốc nạn".
Mong rằng qua cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" mà Đảng và Nhà nước ta phát động thực hiện, giá trị văn hóa ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ luôn sống mãi với thời gian, là hành trang quý giá để Đảng và Nhà nước ta vận dụng chủ trương mở cửa hội nhập, "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước", để cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là thực hiện tự phê bình và phê bình, xây dựng văn hóa ứng xử được hiện thực hóa trong cuộc sống, để coi người đối với nhau, với xã hội, với đất nước tốt hơn, tử tế hơn, công bằng hơn và chính trực hơn.
Ngày đầu tiên đi học
Mẹ dắt tay đến trường
Em vừa đi vừa khóc
Mẹ dỗ dành bên em
Ngày đầu tiên đi học
Em mắt ướt nhạt nhoà
Cô vỗ về an ủi
Chao ôi! Sao thiết tha
Ngày đầu như thế đó,
Cô giáo như mẹ hiền
Em bây giờ cứ ngỡ
Cô giáo là cô Tiên
Em bây giờ khôn lớn,
Bỗng nhớ về ngày xưa
Ngày đầu tiên đi học
Mẹ cùng cô vỗ về.
(Viễn Phương(*), Ngày đầu tiên đi học)
Bằng việc phân tích bài thơ Ngày đầu tiên đi học của Viễn Phương, hãy kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
(*)Về tác giả Viễn Phương, xem ở tác phẩm Viếng lăng Bác, SGK Ngữ văn 9, tập 2, trang 59
tham khảo
Khi đã đi qua thật nhiều kỉ niệm buồn vui, tôi mới nhận ra rằng, những ngày đầu tiên luôn mang lại cho chúng ta những cảm xúc tuyệt vời nhất, Lần đầu tiên giúp mẹ làm việc nhà, lần đầu tiên đi chơi xa, hay lần đầu tiên đi học, Những cảm xúc ngày đến trường đầu tiên ấy, có lẽ không bao giờ tôi quên. Bởi nó trong trẻo, thơ ngây như chính những năm tháng học trò vậy.
Sáng ngày tựu trường là sáng ngày ngày thu, trời trong xanh không một gợn mây. Ông mặt trời toả tia nắng đầu thu, soi sáng mọi vật xua tan đi màn đêm. Tôi tự dậy từ sáng sớm, chuẩn bị mọi thứ xong xuôi. Lần đầu tiên tôi mặc đồng phục của trường. Trông thật là lạ. Tôi đã trở thành cậu học trò rồi đó sao? Cả nhà đều tấm tắc khen tôi chững chạc hẳn lên, làm tôi như có động lực hơn nữa.
Mẹ chở tôi trên con đường làng quen thuộc nhưng sao mọi thứ hôm nay khác quá. Dải hoa ven đường nở rộ như chào đón những cô cậu học sinh bước vào năm học mới. Con đường làng như rộng hơn... Từng tốp học sinh tay trong tay, khăn quàng đỏ tươi rộn rã tiếng cười nói hoà vào tiếng chim hót líu lo, tiếng xe cộ đi lại làm không khí náo nhiệt hơn. Cổng trường hiện ra trước mắt tôi. Nó to và đẹp quá, cả dãy nhà nữa, thật là to lớn! Dòng chữ: ''TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG'' ngay ngắn trên cổng. Cha mẹ, các bạn học sinh từng tốp một bước vào trường, đông đến kín cả cổng. Với những người cha, người mẹ có con mới vào như mẹ tôi có thể nhận thấy rõ một điểm chung, đó là gương mặt. Họ đều tỏ rõ vẻ lo lắng, suy tư mong cho con mình có ngày tựu trường đầu tiên diễn ra tốt đẹp. Xen lẫn vào đó là cả sự mong đợi, hi vọng vào đứa con yêu quý của mình. Dù đã chuẩn bị trước tinh thần nhưng tôi vẫn thật sự bất ngờ. Quá đông người mà cũng toàn người lạ. Tôi sợ hãi chỉ biết nép vào người mẹ, nhìn mọi người. Những cậu bạn khác cũng không hơn tôi là mấy. Đều sợ sệt, ngại ngùng trong ngày đầu tiên tựu trường.
Thế rồi tiếng trống vào lớp cũng vang lên. Mẹ dắt tay tôi vào lớp:
- Đi thôi con, sau hôm nay con sẽ là cậu học trò, đầy khát vọng và ước mơ. Mẹ nhìn tôi trìu mến rồi đưa tôi đến cửa lớp. Bỗng mẹ dừng lại trước một người phụ nữ:
- Chào cô đi con. Đây là cô Nhi, cô sẽ là cô giáo của con. Rồi người phụ nữ nở nụ cười trìu mến, dắt tay tôi vào lớp học. Cô mặc bộ áo dài trắng thướt tha, mái tóc dài cùng nụ cười hiền hậu. Tôi không dám bước đi tiếp, cứ ngoái đầu lại nhìn mẹ trong lo âu. Tôi không muốn phải rời xa vòng tay của mẹ, bước vào môi trường mới với thầy cô, bạn bè đều lạ, làm sao tôi quen được đây. Cô Nhi nhẹ nhàng dỗ dành tôi với giọng nói ấm áp, vừa xa lạ nhưng cũng thân thương vô cùng:
- Bước sau ngưỡng cửa lớp học kia là cả một chân trời mới với bao kiến thức, bao bạn bè thầy cô. Rồi em sẽ dần khôn lớn và trưởng thành. Nào vào lớp thôi em.
Từng lời cô nói như mở ra cho tôi những chân trời mới, như an ủi vỗ về tôi. Tôi như được tiếp thêm niềm tin để bước vào lớp cùng bao bạn bè khác. Tôi tự tin rời khỏi vòng tay mẹ, khẽ mỉm cười rồi bước vào lớp. Có lẽ, mẹ cũng đang hài lòng vô cùng vì con mẹ dần khôn lớn lên rồi, tôi nghĩ như vậy. Quả đúng là như thế. Bước qua cánh cổng trường là ngôi nhà thứ hai của tôi, là nơi để chúng tôi học tập, rèn luyện thành người. Trường học, thầy cô yêu thương trìu mến đã dạy tôi thành người, dạy tôi cách sống tốt. Từng bước trưởng thành trên con đường học tập có cô. Không chỉ ở bậc nhà giáo, mà những người đồng hành cùng tôi là cha mẹ, bạn bè. Ngày tựu trường hôm ấy thật khó quên với bao cảm xúc lẫn lộn. Ngày tựu trường ấy đánh dấu mốc đầu tiên trên con đường đời của tôi.
Kỉ niệm thời thơ ấu với mỗi con người là không thể thay thế. Đặc biệt trên con đường thành công sau này, kí ức ngày xưa sẽ là hành trang quan trọng giúp ta tiến lên phía trước. Còn đó bao ngày tựu trường nữa nhưng ngày hôm ấy là ngày thật đẹp đẽ nhất.
Mình càn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm kể về kỉ niệm ngày đầu tiên em bước vào trường cấp 2 Giúp với
tham khảo:
Đến bây giờ, khi đã quá quen với ngôi trường cấp 2 thân yêu này, tôi vẫn nhớ như in những kỉ niệm về ngày đầu tiên tới trường.
Đó là một ngày mùa thu tháng chín đầy nắng. Khi tiếng ve đã không còn râm ran trên những tán cây cũng là lúc học sinh chúng tôi tựu trường. Ngôi trường cấp hai của tôi là (tên trường) có tuổi đời đã năm mươi năm. Khi bước chân vào ngôi trường này lần đầu tiên, tôi cảm nhận được sự cổ kính từ dãy nhà, hàng cây, sân trường… Điều ấy khiến tôi cảm thấy vô cùng thích thú.
Ngày đầu đến trường là buổi nhận lớp, gặp mặt thầy cô chủ nhiệm và làm quen với bạn bè của khối học sinh lớp 6. Sau khi tập trung dưới sân trường nghe thầy tổng phụ trách phổ biến những nội quy của nhà trường. Và theo sự phân công, hướng dẫn của thầy, tôi tìm đến lớp học của mình. Lớp của tôi nằm ở dãy nhà bên trái của cổng trường, ngay tầng đầu tiên và là phòng học Số 1. Khi bước vào trong lớp, tôi nhìn thấy chiếc bảng đen, hộp phấn trắng, những chiếc bàn học sinh được kê rất gọn gàng. Trong lòng tôi bỗng dâng lên cảm xúc thật kì lạ, vậy là năm học sắp tới, phòng học này sẽ trở thành một ngôi nhà thứ hai của tôi.
Một lúc sau, nhiều bạn học sinh lần lượt bước vào lớp. Rồi khi tiếng trống trường vang lên, cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi cũng bước vào. Ấn tượng đầu tiên của tôi về cô là nụ cười rất tươi luôn thường trực, giọng nói cũng dễ nghe. Cô giới thiệu về bản thân cho chúng tôi nghe. Cả lớp dường như ai cũng rất yêu quý cô. Có một điều mà tôi rất thích đó là cô là giáo viên dạy môn Toán – đó chính là môn học tủ của tôi.
Sau khi trò chuyện đôi chút, cô yêu cầu các bạn trong lớp giới thiệu đôi chút về mình rồi tiến hành bầu cử ban can bộ lớp. Điều khiến tôi bất ngờ là cô đã đề cử tôi làm lớp phó học tập sau khi nghe tôi giới thiệu về mình. Dù vậy, nhưng tôi vẫn cảm thấy rất tự hào. Ngày hôm đó, tôi còn quen được một người bạn mới – là bạn cùng bạn của tôi. Bạn ấy tên là Hạnh, hai chúng tôi có khá nhiều điểm chung. Các bạn trong lớp học tuy đến từ nhiều ngôi trường khác nhau nhưng lại rất cởi mở và dễ gần
Khi trở về, trong lòng tôi luôn luôn nghĩ rằng, những năm tháng cấp hai của mình sẽ trôi qua thật ý nghĩa bên bạn bè và thầy cô. Đối với tôi, ngày hôm đó giống như kí ức vô cùng đẹp đẽ không thể phai mờ trong tâm trí.
Văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm
II. Tập làm văn: Viết bài văn tự sự (có kết hợp miêu tả và biểu cảm) kể lại kỉ niệm về ngày đầu tiên em bước vào trường THCS Vĩnh Thành.
tham khảo
Ngày khai trường năm nay, trên đường đến trường khi đi qua trường tiểu học, bất chợt tôi nhìn thấy một cậu bé có gương mặt lo lắng, sợ sệt đáng nép bên người mẹ. Tôi chợt ngưng tiếng cười vì một cảm giác quen quen từ rất lâu bất chợt ùa về. Kia chẳng phải là cậu bé lớp một lần đầu tiên đi học đấy ư? Nhìn cậu bé, tôi lại nhớ những cảm xúc, những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên của mình.
Ngày khai trường của một cậu bé lớp một là tôi ngày ấy trọng đại vô cùng: tôi đã thành một học sinh, được học những điều bổ ích mà nhờ đó tôi có thể trở thành người lớn (mẹ tôi bảo thế). Tôi sung sướng, hồi hộp và háo hức mong chờ. Nhưng khi đứng trước cánh cổng trường cao rộng, trước một khung cảnh nhộn nhịp tiếng nói cười, bên cạnh là người mẹ yêu thương sắp rời tay, có. lẽ tôi cảm thấy lo âu nhiều hơn thích thú.
Phải rồi, tôi cũng nép vào người mẹ như cậu bé này. Đầu tôi dụi vào người mẹ nhưng đôi mắt vẫn ngước lên nhìn vào khung cảnh ồn ào trong sân trường. Mẹ khẽ kéo nhẹ tay tôi, động viên: “Con đừng sợ, con sẽ có nhiều bạn bè. Và cô giáo của con rất hiền…”. Mẹ đẩy tôi lên trước, tôi theo cánh tay mẹ chỉ mà rụt rè bước đi. Vào hẳn sân trường, tôi thích thú ngắm nhìn những chùm bóng bay rực rỡ, những băng đỏ chữ vàng nổi bật. Mẹ tôi mĩm cười: “Tất cả đón chào các con đấy!” Tôi không nghĩ chúng tôi – những cô bé, cậu bé nhỏ xíu – lại được nhận những điều đẹp đẽ đến thế; cảnh ấy, tôi mới nhìn thấy trên ti vi thôi. Đến trước một hàng dài những học sinh lớp một chờ đi diễu hành, tôi ngơ ngác nhìn quanh bỡ ngỡ, mẹ nhìn biển lớp để đưa tôi đến đúng hàng. Cô giáo chủ nhiệm của tôi rất trẻ, cô chào đáp lại lời chào của mẹ tôi rồi nhắc tôi chào tạm biệt mẹ. Tôi giật mình quay lại nhìn mẹ, muốn mẹ ở bên cạnh tôi thêm. Mẹ âu yếm nói: “Mẹ sẽ chờ con ngoài cổng nhé!” Tôi cúi đầu không đáp, cô giáo ân cần trao cho tôi một quả bóng đỏ và xếp tôi vào hàng.
Một hồi trống giòn giã vang lên. Trống ngực đập mạnh, tôi hồi hộp chờ đợi những điều tiếp theo… Rồi cũng đến lượt lớp tôi diễu hành, tiếng nhạc rộn rã, tiếng vỗ tay rào rào. Khi đi qua trước lễ đài, tôi có cảm giác cả trường đang nhìn vào chúng tôi: các thầy cô giáo, các vị khách mời, các anh chị lớp trên… Không khí tưng bừng, sự chào đón nồng nhiệt của mọi người khiến tôi sung sướng. Học sinh lớp một chúng tôi như là niềm mong đợi, hi vọng của biết bao người….
Trở về và ngồi lặng im trong hàng của mình, tôi vẫn bị không khí náo nức tưng bừng của ngày khai trường làm cho hồi hộp, thích thú. Những lời phát biểu, những tiết mục văn nghệ đem lại cảm giác vui tươi, rộn ràng. Tôi không thể quên tiếng trống khai trường. Đó là một hồi trống trang nghiêm nhất, vang vọng nhất mà tôi từng nghe; nó vang lên trong không khí im phăng phắc, nghiêm trang và hồi hộp. Tôi hiểu rằng, trong giờ phút ấy, ai cũng nghĩ đến một năm học đầy nỗ lực ở phía trước. Riêng với học sinh lớp một chúng tôi, đó là một hồi trống đầu tiên dành cho mình. Hồi trống thông báo với tất cả mọi người rằng, bắt đầu từ ngày hôm nay, chúng tôi là những học sinh…
Ngày khai trường đầu tiên nhiều ý nghĩa quá! Cảm xúc về sự kiện trọng đại ấy tôi không thể diễn tả hết bằng lời, xúc động ngập tràn trong tôi. Cậu bé học trò mà tôi nhìn thấy đã rời tay mẹ để. vào trường. Tôi tin rằng, cậu bé ấy cũng như tôi, sẽ có được những giây phút đầy hồi hộp và hạnh phúc.
mik kop tìm thấy chủ đề nên mik nhờ các bạn giúp mik câu này nha
câu 1: lập bố cục bài thuyết minh về tượng đài Bác Hồ tại địa phương em
TK:
Tượng đài Bác Hồ là điểm nhấn kiến trúc nằm trong hành trình thăm quan không thể bỏ qua khi đến với Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh là điểm nhấn kiến trúc trên toàn bộ không gian rộng lớn của công trình thủy điện Hòa Bình, đồng thời Tượng đài Bác Hồ cũng tồn tại độc lập, là tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, hoành tráng.
Tượng đài tọa lạc trên đỉnh đồi ông Tượng như tồn tại cùng không gian, trời đất, chứng kiến những nỗ lực, thành quả xây dựng quê hương của cán bộ và nhân dân trong tỉnh. Đứng ở khu vực tượng có thể nhìn ôm trọn không gian nhà máy thủy điện vào tầm mắt, thấy được lòng hồ mênh mang và dòng sông Đà êm ả như dải lụa êm đềm trôi nhẹ phía hạ lưu.
Tượng đài Bác Hồ được hoàn thành vào ngày 8/1/1997, sau đúng một năm khởi công, được khánh thành vào ngày kỷ niệm 67 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Toàn bộ có chiều cao 18 m, trong đó, phần thân Tượng Bác cao 13,5 m (tính từ chân dép cao su trở lên tới đỉnh đầu), bệ tượng (phần sóng nước mây trời) cao 4,5 m. Tượng đài Bác nặng khoảng 400 tấn, bằng chất liệu bê tông siêu cao, bê tông granít do Viện Vật liệu xây dựng nghiên cứu và thực hiện theo yêu cầu của công trình. Tượng đài được xây dựng trên đỉnh đồi ông Tượng có độ cao khoảng 186 m so với mặt nước biển.
Được gọi là đồi ông Tượng bởi nhìn từ xa, quả đồi này trông giống như một ông voi khổng lồ đang nằm phủ phục, vươn vòi xuống uống nước bên dòng sông Đà. Từ chân tượng đài lên khu vực tiền sảnh được thiết kế 79 bậc thang, tương ứng với 79 mùa xuân trong suốt cuộc đời của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc suốt một đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, lo cho nước, cho dân được độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
Tác giả của Tượng đài Bác Hồ là nhà điêu khắc Nguyễn Vũ An - giảng viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Phần kiến trúc sân tượng đài do kiến trúc sư người Nga SEREBRIANSK thực hiện. Tượng đài Bác Hồ đáp ứng yêu cầu về mỹ thuật, cảnh quan, kiến trúc và giá trị văn hóa lịch nhân văn sâu sắc.
Ý tưởng kiến trúc, xây dựng Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình xuất phát từ sự kiện Bác Hồ về thăm Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong chuyến thăm, Bác đã ghé thăm trường Thanh niên lao động XHCN, nay thuộc địa phận xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình. Bác đến đang vào mùa nước lũ, nhân dân đã làm bè mảng lớn để đưa Bác qua sông. Đứng trên mảng, Bác chỉ tay xuống dòng sông Đà và nói: Sau này nước nhà thống nhất, chúng ta phải chinh phục dòng sông này để ngăn lũ, phục vụ lợi ích nhân dân. Chính vì vậy, kiến trúc tượng Bác với cánh tay chỉ xuống dòng sông như thể hiện tư tưởng lớn lao của Người được các tác giả gửi gắm vào tác phẩm Tượng đài Bác Hồ.
Thực hiện lời dạy của Người, bằng ý chí quyết tâm: "Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên” được sự giúp đỡ của Liên Xô, cả nước bằng tinh thần, ý chí, nghị lực cao độ, đồng lòng nỗ lực vượt qua biết bao khó khăn, hy sinh gian khổ, quyết tâm cải tạo, chinh phục dòng sông Đà hung dữ, xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình bảo đảm tiến độ và chất lượng, phục vụ, chuyển hóa sức nước vô biên thành nguồn điện năng dồi dào, phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.
viết 1 đoạn văn nêu cảm xúc của em về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong 8 năm học qua.
Trong 8 năm học vừa qua , chắc hẳn mỗi người trong ta chỉ không chỉ riêng ai đều có cho mình những kỉ niệm đáng nhớ và tôi cũng vậy. Có lẽ kỉ niệm đáng nhớ nhất của tôi là ngày khai trường đầu tiên - khi tôi bước vào lớp 1. Vẫn nhớ hôm đó tôi cùng mẹ đến trường với tâm trạng vừa lo sợ , vừa hồi hộp . Đến trước cổng trường , mẹ dắt tôi vào xếp hàng , đẩy tôi đứng vào hàng cùng các bạn - những người tôi không hề quen biết . Kiềm nén nỗi sợ hãi lại , tôi lấy ghế ngồi xuống nghe thầy cô đọc. Thật ra tôi chẳng hiểu gì cả , cũng chẳng biết mấy chữ ghi trên cái bạt kia là gì bởi tôi mới vào lớp 1 , chỉ nghe thấy thầy cô bảo rằng đó là "khai giảng " . Thầy cô nói xong cũng là chuyện của nửa tiếng sau. Tôi vào nhận lớp , có vẻ như một đứa rụt rè nhút nhát như tôi chẳng dám mạnh dạn mà bước vào , tôi tìm mẹ , mẹ một lần nữa lại dẫn tôi vào . Ở trong lớp có bao điều mới lại , rất nhiều thứ tôi chưa từng thấy. Tôi đặt quyển vở mà mẹ sắp sẵn lên bàn , bắt đầu tiết học. Đó là kỉ niệm mà tôi cảm thấy rất khó quên , có lẽ bởi vì đó là lần đầu tiên tôi đi học , lần đầu tiên tôi đến trường
#Linn
Tham khảo
Cảm xúc của tác giả vào những ngày thu,những kỉ niệm về ngày đấu đi học,không thể quên được cảm giác ấy khi chợt nhớ lại.Ngày đầu đi tác giả cảm thấy mọi thứ xung quanh dần thay đổi,từ con đường thân quen,cảnh vật chung quanh,cảm thấy mình trưởng thành hơn.Cũng như tác giả,những cậu nhóc trạc tuổi ôm lấy quyển vở,cây bút,thước tung tăng nhí nhảnh,chạy nhảy.Ý nghĩ ngây thơ nghĩ rằng người thạo mới cầm cả bút và thước.Khi tới trường tác giả cảm thấy ngôi trường Mĩ Lý xinh xắn vừa oai nghiêm khác với sự xa lạ như mấy hôm trước đó,khi cùng bạn bè tới truồng.Cảm giác ao ước được như những đàn anh,đàn chị của mình được tung tăng,nhảy múa,không e sợ vì đã quen với ngôi trường.Tiếng trống ngân vang,sự xa lạ,chơ vơ,rụt rè.Khi ông đốc đến các cậu học trò đứng trước lớp ba,ông gọi tên từng người,khi đến tác giả,tác giả giật mình,lúng túng quên mất mẹ đang đứng sau mình.Sau đó,ông đốc cho học sinh vào lớp,tác giả dúi đầu vào lòng mẹ và khóc,vì phải xa mẹ.Sau lời an ủi của ông đốc học sinh vào lớp,tác giả thấy mọi thứ cũng đang thay đổi nó dần trở nên thân thiết với tác giả.những kỉ niệm lần đầu đi học tác giả sẽ mãi không quên
Tác giả Thanh Tịnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vốn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"…
Tôi vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với tôi vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè,tôi có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới,tôi càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, . Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng tôi lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. chúng tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp chúng tôi vào lớp. Tôi nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...