một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=20cm Vật AB đặt vuông góc với trục chính và cách quang tâm O một đoạn 15cm
một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=20cm Vật AB đặt vuông góc với trục chính và cách quang tâm O một đoạn 15cm
Khi nấu cơm nhiệt năng bếp tỏa ra làm nóng gian bếp, sau khi tắt bếp 1 lúc nhiệt độ bếp trở về ban đầu. có phải nhiệt năng đã biến mất trái với định luật bào toàn năng lượng không? vì sao
Có 3 bình cách nhiệt giống nhau chứa cùng một loại chất lỏng tới một nửa thể tích của mỗi bình. Bình 1 chứa chất lỏng ở 100C, bình 2 chứa chất lỏng ở 400C, bình 3 chứa chất lỏng ở 800C. Xem chỉ chất lỏng trong các bình trao đổi nhiệt với nhau, khối lượng riêng chất lỏng không phụ thuộc nhiệt độ.
a. Sau vài lần rót chất lỏng từ bình này sang bình khác thì thấy: Bình 1 chứa đầy chất lỏng ở 500C, chất lỏng ở bình 2 chiếm thể tích của bình và có nhiệt độ 250C. Tính nhiệt độ chất lỏng trong bình 3 lúc này.
b. Sau rất nhiều lần rót đi rót lại các chất lỏng trong ba bình trên với nhau thì thấy: Bình 1 chứa đầy chất lỏng, còn bình 2 và bình 3 có cùng thể tích chất lỏng. Tính nhiệt độ chất lỏng trong mỗi bình lúc này.
điện năng được chuyển hóa trực tiếp thành quang năng trong dụng cụ nào dưới đây
Câu 4: Một khối sắt có thể tích 50 cm3. Nhúng chìm khối sắt này vào trong nước. Cho biết trọng lượng riêng của nước: dn = 10 000 N/m3. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối sắt?
mn ơi lm giúp mk nhanh nha mk dg cần gấp
giải
đổi \(50cm^3=0,00005m^3\)
lực đẩy ác-si-mét tác dụng lên khối sắt
\(Fa=d_n.v=10000.0,00005=0,5\left(N\right)\)
vậy........
Người ta thả một cục nước đá ở nhiệt độ t1= -50oC vào một lượng nước ở nhiệt độ t2= 60oC để thu đc 25kg nước ở 25oC. Tính klg nước, nước đá ban đầu.
Bài làm:
Gọi khối lượng nước ban đầu là x (kg)
⇒ 25 - x là khối lượng nước đá ban đầu.
Ta có: Qtỏa = Qthu
⇔ mnước.c.Δt = mnước đá.c.Δt
⇔ x.4200.(60 - 25) = (25 - x).1800.(25 - -50)
⇔ x.4200.35 = (25 - x).1800.75
⇔ 147000x = 3375000 - 135000x
⇒ 282000x = 3375000
⇒ x = \(\dfrac{1125}{94}\) (kg)
Vậy khối lượng nước ban đầu là \(\dfrac{1125}{94}\) kg và khối lượng nước đá ban đầu là 25 - \(\dfrac{1125}{94}\) = \(\dfrac{1225}{94}\) kg.
Trong một bình chứa m1=2kg nước ở nhiệt độ = 25oC, ngừi ta thả vào bình m2= 6kg nước đá ở nhiệt độ -20oC. Hãy tính nhiệt độ khi cân bằng và khối lượng nước và đá khi có cân bằng nhiệt.
Bài làm:
- Gọi x (oC) là nhiệt độ khi cân bằng.
Ta có: Qthu = Qtoả
⇔ mnước đá.c.Δt = mnước.c.Δt
⇔ 6.1800.(x - -20) = 2.4200.(25 - x)
⇔ 10800.(x + 20) = 8400.(25 - x)
⇔ 10800x + 216000 = 210000 - 8400x
⇔ 19200x = -6000
⇒ x = -0,3125
Vậy nhiệt độ khi cân bằng là -0,3125oC.
- Gọi y (kg) là lượng nước đá đã tan trong nước ở -0,3125oC.
Nhiệt lượng y kg nước đá nhận vào để hoàn toàn tan ở -0,3125oC là:
Qy = my.λ = 3,4.105y (J)
Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Qtỏa = Qthu + Qy
⇔ 8400.(25 - x) = 10800.(x + 20) + 3,4.105y
⇔ 212625 = 219375 + 3,4.105y
⇒ 3,4.105y = 6750
⇒ y = \(\dfrac{27}{1360}\) (kg)
Vậy khối lượng nước và đá khi có cân bằng nhiệt là:
2 + \(\dfrac{27}{1360}\) \(\approx\) 2,02 (kg)
Từ bến A dọc theo một bờ sông, một chiếc thuyền và một chiếc bè bắt đầu chuyển động. Thuyền chuyển động ngược dòng còn bè được thả trôi theo dòng nước. Khi thuyền chuyển động được 30 phút đến vị trí B, thuyenf quay lại và chuyển động xuôi dòng. Khi đến vi trí c, thuyền đuổi kịp bè. Hãy tìm :
a.thời gian từ lúc thyền quay lại tại B cho đến lúc thuyền đuổi kịp bè.
b.Vận tốc dòng nước.
Cho ràng vận tốc thuyền và nước không đổi,khoảng cách AC là 6 km
Gọi vận tốc của dòng nước và của thuyền lần lượt là v1 , v2
Thời gian bè trôi \(t_1=\dfrac{AC}{v_1}\) (1)
Thời gian thuyền chuyển động là:
\(t_2=0,5+\dfrac{0,5.\left(v_2-v_1\right)+AC}{v_1+v_2}\) (2)
t1 = t2 hay \(\dfrac{AC}{v_1}=0,5+\dfrac{0,5.\left(v_2-v_1\right)+AC}{v_1+v_2}\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{AC}{v1}=\dfrac{0,5.v1+0,5.v2+0,5.v2-0,5.v1+AC}{v1+v2}\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{AC}{v1}=\dfrac{v2+AC}{v1+v2}\)
\(\Leftrightarrow AC.\left(v1+v2\right)=v1.\left(v2+AC\right)\)
\(\Leftrightarrow AC.v1+AC.v2=v1.v2+AC.v1\)
\(\Leftrightarrow AC.v2=v1.v2\)
\(\Rightarrow AC=v1\)
Thay vào (1) ta có: \(t1=\dfrac{v1}{v1}=1\)h
Thời gian từ lúc thuyền quay lại B đến lúc đuổi kịp bè là:
t = 1 - 0,5 = 0,5h
Vận tốc của dòng nước là: \(v1=AC\Rightarrow v1=6\)
a)Gọi vận tốc của dòng nước và thuyền lần lượt là v1 , v2
Thời gian bè trôi là: \(t_1=\dfrac{AC}{V}\left(1\right)\)
Thời gian thuyền chuyển động là: \(t_2=0,5+\dfrac{0,5\left(v_2-v_1\right)+AC}{v_1+v_2}\left(2\right)\)
t1 = t2 hay \(\dfrac{AC}{V_1}=0,5+\dfrac{0,5\left(v_2-v_1\right)+AC}{v_1+v_2}\)
Giải ra ta được: AC = v1
Thay vào (1) ta có: t1 = 1(h)
Vậy thời gian từ lúc thuyền quay lại tại B cho đến lúc thuyền đuổi kịp bè là: t = 1 - 0,5 = 0,5 (h)
b) Vận tốc của dòng nước là: v1 = AC => v1 = 6(km/h)
một vật rắn ở nhiệt độ 150 độ C được thả vào một bình nước thì làm cho niệt độ của nước tăng từ 20 độ C lên 50 độ C. nếu cùng với vật trên ta thả thêm một vật như thế ở nhiệt độ 100 độ c thì nhiệt độ của lượng nước đó bằng bao nhiêu ? giả thiết chỉ có trao đổi nhiệt giữa vật và nước , bỏ qua sự trao mất mát nhiệt của hệ
- Thả vật rắn vào bình nước:
\(Q_{tỏa}=m_1c_1.(150-50)=100m_1c_1\)
\(Q_{thu}=m_2c_2(50-20)=30m_2c_2\)
\(Q_{tỏa}=Q_{thu}\Rightarrow 100m_1c_1=30m_2c_2\) (1)
- Thả thêm một vật như vậy ở nhiệt độ 1000C. Gọi nhiệt độ cân bằng là t.
Ta có: \(m_1c_1(150-t)+m_1c_1(100-t)=m_2c_2(t-20)\)
\(\Rightarrow m_1c_1(250-2t)=m_2c_2(t-20)\) (2)
chia (2) với (1) vế với vế ta đc:
\(\dfrac{250-2t}{100}=\dfrac{t-20}{30}\)
\(\Rightarrow t=...\)
Một ca nô dự định đi xuôi dòng từ bến A đến bến B rồi quay về A. Biết vận tốc của ca nô là 20km/h, vận tốc của dòng nước là 5km/h và quãng đường từ bến A đến bến B là 60km.
a) tính thời gian chuyển động của ca nô theo dự định
b) tuy nhiên, trên đường quay về A, sau khi đi được 1/2 quãng đường thì ca nô bị hỏng máy và sau 36 phút thì sửa xong. Hỏi để về A đúng dự ddingj thì ca nô phải đi với vận tốc bao nhiêu?
GIÚP MIK VS MAI MIK CẦN RÙI
a) Thời gian ca nô đi xuôi dòng từ A đến B là
t1= \(\frac{S}{v_c+v_n}\)= \(\frac{60}{25}\)= 2,4(h)
Thời gian ca nô đi ngược dòng từ B về A là
t2= \(\frac{S}{v_c-v_n}\)= \(\frac{60}{15}\)=4 ( h)
Tổng thời gian chuyển động của cano theo dự định là
t= t1+ t2= 6,4 (h)
b) Quãng đường mà ca nô đã đi từ B đến A trước khi bị hỏng là
60. \(\frac{1}{2}\)= 30 ( km)
Thời gian ca nô đã đi được là
\(\frac{30}{15}\)=2 ( h)
Do hỏng máy và sửa chữa mất 36 phut( =0,6h)
Quãng đường mà ca no bị nước đẩy là
0,6. 5= 3 ( km)
Quãng đường cần phải đi để về A là
30+3= 33km
Thời gian còn lại để về đúng dự định là
4h- 2-0,6=1,4 ( h)
Vận tốc cần đi để về đúng dự định là
\(\frac{33}{1,4}\)= 23,57( km/h)