14, Nhúng một thanh Cu vào 200ml dung dịch AgNo3 1M, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, toàn bộ Ag tạo ra đều bám vào thanh Cu, khối lượng thanh Cu sẽ tăng bao nhiêu?
14, Nhúng một thanh Cu vào 200ml dung dịch AgNo3 1M, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, toàn bộ Ag tạo ra đều bám vào thanh Cu, khối lượng thanh Cu sẽ tăng bao nhiêu?
nAgNO3 = 0.2 (mol)
Cu + 2AgNO3 => Cu(NO3)2 + 2Ag
0.1.........0.2................................0.2
m tăng = mAg - mCu = 108 * 0.2 - 0.1 * 64 = 15.2 (g)
Câu 36: Cho m gam hỗn hợp Al và Na vào nước dư,sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và 1,35 gam chất rắn không tan. Giá trị m là?
nH2 = \(\dfrac{V_{H^2}}{22,4}\) = \(\dfrac{2,24}{22,4}\) = 0,1 (mol)
n = \(\dfrac{m_{NaAlO_2}}{M_{NaAlO_2}}\) = \(\dfrac{1,35}{82}\) \(\approx\) 0,02 (mol)
Ta có phương trình hoá học:
2NaOH + 2Al + 2H2O \(\underrightarrow{t^0}\) 2NaAlO2 + 3H2
PT: 2 : 2 : 2 : 2 : 3 (mol)
ĐB: \(\dfrac{0,02}{2}\) < \(\dfrac{0,1}{3}\) (mol)
⇒ H2 dư, mọi tính toán dựa vào số mol của NaAlO2
Ta có phương trình hoá học:
2NaOH + 2Al + 2H2O \(\underrightarrow{t^0}\) 2NaAlO2 + 3H2
PT: 2 : 2 : 2 : 2 : 3 (mol)
ĐB: 0,02: 0,02: 0,02 : 0,02 : 0,03 (mol)
mNaOH = nNaOH . MNaOH = 0,02 . 40 = 0,8 (g)
mAl = nAl . MAl = 0,02 . 27 = 0,54 (g)
Vậy mNaOH = 0,8 g, mAl = 0,54 g.
* Chú thích: PT là phương trình, ĐB là đề bài.
Câu 35: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng 1:2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đkc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m?
Gọi số mol Na và Al lần lượt là 2x và 4x (mol)
Khi cho hỗn hợp vào nước ta có thứ tự phản ứng:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2x ---------------------->2x x
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2
2x 2x 3x
=> ΣnH2 = x + 3x = 8,96:22,4 = 0,4
=> x = 0,1
=> nAl dư = 4x - 2x = 0,2 mol
<=> m CR không tan = mAl dư = 0,2.27 = 5,4 gam
Câu 34: Hòa tan hoàn toàn 3,3g hỗn hợp X gồm bột Mg và Al vào lượng vừa đủ dung dịch HNO3 1M thì thu được dung dịch Y và chỉ thoát ra khí N2O là SPK duy nhất có thể tích 896ml (đkc). Khối lượng của Al trong hỗn hợp X?
\(n_{N_2O} = \dfrac{896}{1000.22,4} = 0,04(mol)\\ n_{Mg} =a (mol) ;n_{Al} = b(mol) \Rightarrow 24a + 27b = 3,3(1)\\ \text{Bảo toàn electron : }2a + 3b = 0,04.8(2)\\ (1)(2) \Rightarrow a = 0,07 ; b = 0,06\\ m_{Al} = 0,06.27= 1,62(gam)\)
Câu 33: Cho 3,04 hỗn hợp X gồm Cu và Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 0,896 lít khí không màu hóa nâu trong không khí (đkc) là SPK duy nhất có thể tích 896 ml (đkc). Khối lượng của Al trong hỗn hợp X?
Đặt \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Cu}=a\left(mol\right)\\n_{Fe}=b\left(mol\right)\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow64a+56b=3,04\) (1)
Ta có: \(n_{NO}=\dfrac{0,896}{22,4}=0,04\left(mol\right)\)
Bảo toàn electron: \(2a+3b=0,12\) (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=n_{Cu}=0,03\left(mol\right)\\b=n_{Fe}=0,02\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow m_{Cu}=0,03\cdot64=1,92\left(g\right)\)
Câu 32: Cho 2,09g hỗn hợp Cu và Al tác dụng hết với HNO3 đặc, nóng thu được 2,912 lít khí màu nâu (đkc) là SPK duy nhất. Thành phần % theo khối lượng của Cu trong hỗn hợp X?
Khí màu nâu : NO2
\(n_{Cu} = a(mol) ; n_{Al} = b(mol) \Rightarrow 64a+ 27b = 2,09(1)\\ \text{Bảo toàn electron : }\\ n_{NO_2} =2 a + 3b = \dfrac{2,912}{22,4} = 0,13(2)\\ (1)(2) \Rightarrow a = 0,02 ; b = 0,03\\ \%m_{Cu} = \dfrac{0,02.64}{2,09}.100\% = 61,24\%\)
Câu 31: Hòa tan hoàn toàn 1,04g hỗn hợp hai kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 0,672 lít H2 (đkc). Khối lượng hỗn hợp muối sừng khan thu được?
\(n_{H_2SO_4} = n_{H_2} = \dfrac{0,672}{22,4} = 0,03(mol)\\ \text{Bảo toàn khối lượng : }\\ m_{muối\ sunfat} = m_{kim\ loại} + m_{H_2SO_4} - m_{H_2} = 1,04 + 0,03.98 - 0,03.2 = 3,92(gam)\)
Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dd HCL dư thấy có 11,2 lít khí thoát ra ở đktc và dd X. Cô cạn dd X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{11,2}{22,4}=0,5\left(mol\right)\) \(\Rightarrow m_{H_2}=0,5\cdot2=1\left(g\right)\)
Bảo toàn nguyên tố: \(n_{HCl}=2n_{H_2}=1\left(mol\right)\) \(\Rightarrow m_{HCl}=1\cdot36,5=36,5\left(g\right)\)
Bảo toàn khối lượng: \(m_{muối}=m_{KL}+m_{HCl}-m_{H_2}=55,5\left(g\right)\)
Câu 29: Ngâm 1 lá đồng trong dd AgNO3, sau khi phản ứng kết thúc, lấy lá đồng ra khỏi dd, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng lá đồng tăng 1,52g. Khối lượng đồng tham gia phản ứng là
Gọi : \(n_{Cu\ pư} = a(mol)\)
\(Cu + 2AgNO_3 \to 2Ag + Cu(NO_3)_2\\ n_{Ag} = 2n_{Cu} = 2a(mol)\\ \Rightarrow 2a.108 - 64a = 1,52\\ \Rightarrow a = 0,01(mol)\\ m_{Cu\ pư} = 0,01.64 = 0,64(gam)\)
Câu 28: Ngâm 1 đinh sắt sạch trong 200ml dd CuSO4 0,5M, sau khi phản ứng kết thúc. Khối lượng sắt đã phản ứng là
PTHH: \(Fe+CuSO_4\rightarrow FeSO_4+Cu\)
Theo PTHH: \(n_{Fe}=n_{CuSO_4}=0,2\cdot0,5=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{Fe}=0,1\cdot56=5,6\left(g\right)\)