Bài viết số 7 - Văn lớp 8

8T
Xem chi tiết
YN
Xem chi tiết
TP
15 tháng 4 2018 lúc 19:22

Hình ảnh những cô gái thướt tha trong tà áo dài duyên dáng từ lâu đã trở thành biểu tượng của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn lại quá trình phát triển lịch sử trang phục dân tộc, Việt Nam không chỉ có áo dài mà còn có áo yếm - thứ trang phục không thể thiếu của người con gái xưa.
Trang phục truyền thống và hiện đại là một vấn đề văn hóa đa dạng và phức tạp. Đa dạng ở chỗ mỗi dân tộc trong 54 dân tộc đều có cách thức, kiểu dáng, chất liệu trang phục riêng; trong từng hệ thống trang phục ấy lại bao gồm nhiều loại: quần, áo, váy, mũ, khăn, nón, giày, dép, guốc... thậm chí cả đồ trang sức; trang phục ngày thường khác ngày tết, ngày hội, trang phục cưới khác tang phục, lễ phục khác thường phục...
Phức tạp là bởi trang phục không phải hình thành và biến động chỉ trong bản thân hệ thống nội tại của nó mà còn gắn bó với hàng loạt bộ phận khác nhau của đời sống văn hóa xã hội: điều kiện hình thành, phong tục tập quán, thị hiếu, thói quen, nghề nghiệp, tuổi tác... của từng đối tượng hay nhóm đối tượng cư dân. Nghĩa là, đề cập tới trang phục theo chiều tuyến tính, lịch đại (thời gian: quá khứ - hiện tại - tương lai) hay theo lát cắt đồng đại, chúng ta đều bắt gặp sự phong phú, đa dạng, phức tạp này. Tuy nhiên, trong hệ vấn đề về trang phục ấy, chúng tôi xin phép chỉ quan tâm tới một vấn đề nhỏ: quan hệ giữa trang phục (dù truyền thống hay cách tân) với thị hiếu thẩm mỹ của con người với tư cách chủ thể. Hẹp hơn nữa, bài viết đề cập chủ yếu tới một số khía cạnh xung quanh mốt trang phục, mốt thời trang và tất nhiên, từ góc độ lý luận.
Cách hiểu về trang phục, chúng tôi đã trình bày ở trên. Tạm coi đó bao gồm tất cả những phục sức mà con người có thể khoác, đeo, gắn... lên cơ thể mình với nhiều mục đích: che thân, chống rét, chống nắng, làm đẹp, khẳng định nguồn gốc.v.v...
Thị hiếu thẩm mỹ về trang phục có thể được hiểu như một năng lực sẵn có của con người thể hiện sự ưa thích, lựa chọn, khả năng cảm thụ và thực hành cái đẹp thông qua trang phục (và một biểu hiện rất được chú ý của nó là thời trang).
Do vậy, có thể nói, ngay từ buổi bình minh của loài người, trang phục, ngoài những tiện ích như chúng tôi đã đề cập, đã luôn gắn bó và bộc lộ thị hiếu thẩm mỹ. Quần, áo, khố bằng lá, vỏ cây thời tiền sử và vải vóc, nhung, lụa... hiện thời, muốn tồn tại được trong đời sống, rõ ràng phải được con người ưa thích, chọn lựa và đáp ứng được nhu cầu đa dạng khác nhau, trong đó có nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, ngày càng hoàn thiện của con người. Tuy nhiên, cần chú ý một điều rất quan trọng là: thị hiếu thẩm mỹ cá nhân, đành rằng rất quan trọng, song sự tồn tại trang phục, với tính xã hội của nó, không hẳn phụ thuộc thẩm mỹ cá nhân mà là thẩm mỹ số đông, thẩm mỹ nhóm, cộng đồng. Hay nói khác đi sự ưa thích, lựa chọn mang tính cộng đồng, thậm chí mang tính quốc gia sẽ khẳng định tầm mức và tư cách xã hội của trang phục. Để có được phục trang ổn định một cách tương đối (như cái chúng ta thường gọi là trang phục người Việt, trang phục người Chăm, Khơme, Tày, Thái.v.v...), con người phải trải qua một quá trình dài lâu lựa chọn, lặp đi lặp lại những trang phục đó từ một vài sản phẩm lưu hành trong đời sống tộc người và dân tộc để từ những lựa chọn cá nhân đẩy thành lựa chọn cộng đồng. Do đó, mốt thời trang (vốn mang đậm tính cá nhân) dần trở thành thị thiếu thời trang của cả cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận, ưa thích, bảo lưu, cải biến cho ngày càng phù hợp, ngày càng hoàn thiện.
Như vậy, bỏ qua rất nhiều điều kiện xã hội, dân tộc, văn hóa ... trong quá trình hình thành thị hiếu thẩm mỹ trang phục tộc người cũng như dân tộc, chúng tôi đi vào sự chuyển biến từ mốt thời trang đến thị hiếu dân tộc về trang phục, một yếu tố quan trọng thể hiện quá trình xã hội hóa trang phục của con người, một hiện tượng được quan tâm hiện nay.
Mốt trang phục có nội hàm ngữ nghĩa khá rộng. Thứ nhất, có thể hiểu nó như phương thức thực hành thẩm mỹ, xã hội, tư duy con người thông qua trang phục. Thứ hai, nó hàm nghĩa thời thượng, tức sự ưa chuộng, đánh giá sáng tạo, thể hiện trang phục (mặc gì, phối hợp các trang phục ra sao, sự sưu tập các trang phục cổ của các đối tượng khác nhau như vua chúa, quý tộc, những người nổi tiếng...) của số đông trong xã hội. Thứ ba, nó mang ý nghĩa thời trang, tức quá trình hưởng thụ, sáng tạo, thể hiện trang phục được ưa chuộng và phổ biến trong từng thời kỳ, mang đậm tính cá thể và tính nhóm xã hội, linh hoạt và năng động. Hiểu một cách đầy đủ, mốt không chỉ là phần nổi, là hiện tượng thời trang nhất thời như ta từng thấy mà còn bao hàm cả phần chìm, tức những gì thể hiện phương thức thẩm mỹ trang phục cũng như hàng loạt điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội chi phối nó trong không gian và thời gian.
Như vậy, phía sau hiện tượng mốt thời trang là cả một quá trình hình thành, vận động, biến đổi của trang phục theo quy luật của cuộc sống xã hội và quy luật phát triển của bản thân trang phục từ truyền thống đến hiện đại.
Trang phục hay hiện tượng nổi của nó - mốt trang phục, do đó, phải được tìm hiểu qua hàng loạt yếu tố nội hàm và ngoại diên liên quan. Chẳng hạn: truyền thống văn hóa, môi trường thẩm mỹ, quan niệm đạo đức, mức sống, đặc điểm tâm sinh lý, quá trình giao lưu và tiếp biến, tính ổn định tương đối, tính thời đoạn, đặc trưng chu kỳ, khả năng truyền lan, sự hài hòa giữa cá nhân và xã hội ... Chúng tôi xin điểm qua một số yếu tố tác động đến trang phục, như là một hiện tượng xã hội.

Bình luận (0)
TP
15 tháng 4 2018 lúc 19:22

_MB: Thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển đất nc ngày nay mọi người k chỉ quan tâm hơn tới vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà, của đường phố mà bản thân mỗi người, đặc biệt là học sinh hiện nay cũng đang quan tâm chú ý hơn tới vẻ đẹp bên ngoài của mỳnk. Đó quả là 1 điều đáng vui mừng nhưng thực trạng trang phục của 1 bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống.
_TB:
+ Trang phục áo dài của VN đc Unessco công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đó quả là niềm tự hào của toàn nhân dân. Nhưng học sinh hiện nay đang làm mất dần vẻ đẹp ấy. Điều đó là đúng hay sai?
+ Học sinh bây h là 1 "tập đoàn" lớn toàn là các thế hệ 8x, 9x năng động, trẻ trung, sôi nổi, sống theo 1 cách khác, nghĩ theo 1 cách khác, làm theo 1 cách khác....điều đó k sai, thậm chí là rất tích cực nhưng trong đó, có 1 số phần tử của xã hội đã sống, nghĩ và làm theo 1 hướng rất tiêu cực.
+ Chính cái phong cách sống, nghĩ và làm của HS nói riêng và thế hệ trẻ nói chung ấy đã tác động k nhỏ tới nhận định của HS. Lớp trẻ bây h k thể mặc áo bà ba dịu dàng, k thể mặc áo dài duyên dáng....do cuộc sống của họ quá nhộn nhịp và sôi nổi, và họ cũng k thể theo suy nghĩ lạc hậu của các bà các mẹ, vì thế nên việc HS "diện" quần jean áo phông hiện nay đc cho là rất trẻ trung, năng động
+ k phải HS nào cũng có thể mặc áo dài khi đến trường hay trong những ngày hội, ngày lễ nhưng cũng k có nghĩa là đc ăn mặc 1 cách tự do k có văn hoá.
+ Những chiếc áo, váy ngắn cũn cỡn, với vô vàn những hình ảnh k phù hợp bắt đầu xuất hiện.
+ Những chiếc quần thủng vá lỗ chỗ lại đc HS diện bởi vì "mốt".
+ Việc xỏ lỗ mũi, lỗ tai bắt đầu trở thành 1 trào lưu
+ Đầu tóc nhuộm, ép....bắt đầu phổ biến
--> Hình ảnh người VN bắt đầu bị lu mờ trong mắt người quốc tế
+ Các GSTS, các nhà văn, nhà phê bình....đã từng nói: " Giới trẻ đặc biệt là học sinh thời nay ăn mặc quá lố bịch,...", xã hội lên tiếng phê bình, cha mẹ suốt ngày trách mắng....
+ Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuôt Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương đc thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tỳm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè....
+ Những chiếc quần jean năng động thay dần = những quần rách lung tung, và cũng đc ưa chuộng vì "mốt"
+ Đâu phải mặc những chiếc áo k phù hợp là sành điệu? Đâu phải diện quần mốt mới là dân chơi? Chúng ta còn là những HS - chủ nhân tương lai của đất, cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp cua dân tộc
+ Nhưng k phải tất cả HS bây h đều đua đòi theo những "mốt" đó.
+ HS chúng ta chỷ cần ăn mặc thật thoải mái, miễn là k hở hang quá mức hay những bộ trang phục k phù hợp vs lứa tuổi và cộng đồng.
+ Nhưng các bậc phụ huynh, thầy cô cũng k nên quá khe khắt vs việc trang phục của HS. Những suy nghĩ con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính vs váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cổ hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động của lớp trẻ thời nay cho phép HS nữ đc mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi...con trai. Các bậc phụ huynh và cha mẹ nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái
+ Nhưng k vì thế mà muốn “diện” trang phục thế nèo cũng đc. Bởi vì kéo theo đó còn là mặt trái – tác hại của những phong cách ăn mặc của HS hiện nay:
+ Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích k sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình. 1 “công tử” hay “ tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình k khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là k thể chấp nhận đc. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó k phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ vs điều kiện gia đình.
+ 1 bộ phận nhỏ HS cũng lao đầu theo những mốt quần mốt áo mới mà quên mất nhiệm vụ học tập, giúp đỡ gia đình. Đó lại là 1 tác động k nhỏ rất có hại cho HS
+ Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến 1 số HS “ bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi
.......
_KB: Vẻ đẹp bên ngoài của con người bắt đầu đc cải thiện, đặc biệt là lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay. Việc những bộ trang phục của HS k phù hợp vẫn còn tồn tại. Chúng ta - những mầm non tương lai phải gìn giữ và phát huy truyền thống của dân tộc. Điều đó k có nghĩa HS phải "diện" trang phục áo dài truyền thống. Nhưng trang phục của học sinh cần phải phù hợp vs điều kiện, lứa tuổi và xã hội. Có thể ăn mặc theo phong cách của mỳnk, thoải mái và k gây cảm giác khó chịu miễn là k hở hang quá mức hay ảnh hưởng tới nét đẹp văn hoá dân tộc ngàn đời nay. Và xã hội nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cũng k nên gò bó HS qua mức trong việc trang phục, ăn mặc, hãy rộng lòng tiếp nhận phong cách mới, suy nghĩ mới của lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay.

Bình luận (0)
HH
15 tháng 5 2018 lúc 17:57

Trang phục văn hóa đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. Nó có thể nhận biết được nghề nghiệp, thẩm mĩ của mỗi người, góp phần thể hiện nhân cách con người, giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.

Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Nhưng quan trọng nhất, cách ăn mặc vẫn gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá của mọi người. Quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không. Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết.

Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn c

Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Nhưng quan trọng nhất, cách ăn mặc vẫn gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá của mọi người. Quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không. Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết.

Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn cho mình một trang phục đẹp. Nhưng việc lựa chọn trang phục lại hết sức quan trọng. Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp. Trang phục còn thể hiện tính cách. Người có một bộ trang phục đơn giản là người giản dị, không cầu kì. Người có một bộ trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút là người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.

Ngoài ra, trang phục có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó có thể nhận biết được nghề nghiệp, thẩm mĩ của mỗi người, góp phần thể hiện nhân cách con người, giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.

Đồng phục học sinh có quan điểm là tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học, giúp xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp. Không chỉ vậy đồng phục học sinh còn giúp học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường. Đồng phục trong nhà trường hiện nay rất đa dạng, các nam sinh luôn là áo trắng quần tây xanh, còn các bạn nữ thì đủ các kiểu từ áo trắng, quần tây xanh, áo váy đủ kiểu… nhưng chiếc áo dài vẫn là đẹp nhất. Không phải ngẫu nhiên mà một nhạc sĩ có những ca từ đẹp: “Dù ở đâu, Pa ri, Luân Đôn hay ở miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi”. Trong những trang phục truyền thống của phụ nữ thế giới, có lẽ trang phục áo dài của phụ nữ Việt Nam là một trang phục đẹp nhất vì nó vừa kín đáo, vừa duyên dáng, vừa tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng lại không thiếu vẻ gợi cảm cần có của một cô gái. Phụ nữ thế giới khi sang Việt Nam đều thích trang phục này, có những vị khách nước ngoài đã ngẩn ngơ đến sững sờ không cất nổi bước chân trước vẻ đẹp quyến rũ của phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo dài. Điều này cho thấy học sinh nữ mặc chiếc áo dài trắng đến trường là sẽ thấy mình kín đáo, hồn nhiên, duyên dáng và đẹp hẳn lên.

Không gì đẹp mắt hơn bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường. Vậy mà hiện nay nhiều bạn học sinh nam bắt chước các ca sĩ, nghệ sĩ chạy theo những trang phục kiểu cách. Các bạn hãy luôn nhớ rằng đừng chạy theo bắt chước người khác trong ăn mặc, hãy tiếp thu cái mới nhưng có chọn lọc. Còn về các học sinh nữ, đi ngoài đường, trời nắng nóng, các bạn có thể mặc áo khoác nhưng vào lớp không nên mặc vì nó tạo một cảm giác nóng nực cho không gian chung quanh, cho lớp, cho thầy cô. Mọi người như phát sốt khi thấy các bạn nữ khoác mấy lớp áo, hơn nữa lại không đẹp tí nào bởi vì nó lộn xộn, đủ kiểu áo, đủ màu. Những chiếc áo đó đã che mất bộ đồng phục chiếc áo dài trắng xinh xắn, hồn nhiên, thanh khiết của tuổi học trò, chỉ trừ những ngày se lạnh hoặc sức khỏe có vấn đề thì các bạn mới nên mặc áo khoác trong lớp để bảo vệ sức khỏe. Chắc chắn rằng các bạn nữ sẽ đẹp hơn, thánh thiện hơn. Đặc biệt các bạn học sinh nữ ngày nay rất chuộng những chiếc áo trắng đồng phục được cách điệu quá mức. Còn quần thì ôi thôi đủ kiểu, hết ống loe lại đến ống bó, ống đứng, hết lưng cao lại đến lưng xệ, đáy ngắn. Các bạn hãy hòa nhập, biết chọn lọc cái nào đẹp và phù hợp với lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh của mình, không nên cách điệu đồng phục để trở nên “khác người”.

Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp. Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người. Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống, đẹp là điều mà mỗi chúng ta cần quan tâm để tô thêm nét đẹp văn hóa.

Bình luận (0)
LD
Xem chi tiết
UT
25 tháng 3 2021 lúc 20:27

Học sinh là lứa tuổi của sự tò mò hiếu động và mong muốn khám phá những điều mới lạ nhưng học sinh rất dễ bị sa ngã. Dựa vào đó các tai họa của nhân loại như cờ bạc, ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy đã nhanh chóng xâm nhập và lan rộng trong môi trường thanh niên. Sau đây chúng ta đi vào tìm hiểu tác hại của cờ bạc, ma túy và các văn hóa phẩm không lành mạnh có tác hại thế nào với lứa tuổi thanh niên học sinh.

Tuổi thanh thiếu niên chúng em là lứa tuổi đẹp nhất của đời người. Có nhiều thành ngữ, tục ngữ ca ngợi tuổi này như "Tuổi trăng tròn", "Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu". Đó là lứa tuổi mà thể lực phát triển đến mức tối đa, đầu óc chứa đầy những ước mơ cao đẹp, khao khát cống hiến, hi sinh.

Tuổi chúng em cũng là lứa tuổi có sức tiếp thu nhạy bén, ham tìm hiểu khoa học kĩ thuật nước ngoài, thích cái mới. Nhưng ngược lại, tuổi thanh niên cũng có những khuyết điểm như ham vui, dễ sa ngã, thân thiết với bạn bè, nhưng không biết phân biệt kẻ tốt người xấu.

Chính vì thế mà có những nguy cơ đang rình rập, nhiều cạm bẫy đang chờ đợi chúng em. Đó là hiểm họa cờ bạc, ma tuý, và văn hóa phẩm không lành mạnh. Vậy, chúng ta hãy thử đi vào tìm hiểu vấn đề này!

Cờ bạc là những trò chơi dựa vào sự may rủi, người chơi cờ bạc ban đẩu xuất phát từ giải trí nhưng sau đỏ bị "máu tham" nổi lên,không thể nào dừng lại được nữa! Hình thức của cờ bạc là sử dụng những lá bài tây, hoặc dựa vào xổ số để ghi đề, có người lại dựa vào những trận bóng đá hay những trận đua ngựa để "cá cược". Tất cả đều là những hình thức khác nhau của cờ bạc mà thôi! Cờ bạc ngày xưa có hình thức đơn giản hơn, nhưng cũng làm cho bao người khánh kiệt, nhà tan cửa nát. Con mất cha, vợ mất chòng, cổ tích Việt Nam còn kể về những người đàn ông mê cờ bạc, mất hết tiền của, nhà đất rồi còn đem vợ đẹp ra mà đánh bạc!! Xem thế mới thấy cờ bạc có một "ma lực" thật đáng sợ! Người xưa có câu:

"Cờ bạc là bác thằng bần

Áo quần bán hết, tra chân vào cùm"

Các học sinh, thanh niên chúng em nên lánh xa trò cờ bạc, vì trong giới này còn những tay chơi chuyên nghiệp, luôn lừa gạt những người mới vào để lấy tiền kẻ ngây thơ. Đó là loại người "cờ gian bạc lận" mà không thể nào chúng ta thắng nổi họ!

Gần đây, thanh niên lại phải đối đầu với nguy cơ mới trên toàn thế giới: Ma túy!

"Ma" là cây gai, nghĩa bóng còn chỉ thói quen không thể chừa được. "Tuý" là say. Ma tuý là chất gây say, gây nghiện, không thể chừa bỏ được khi đã vướng vào. Nó là một danh từ chỉ chung các chất: cần sa, cocain, á phiện, hêrôin và các chất kích thích khác như xì cọt, bồ đà, thuốc lắc… Theo lời những nạn nhân đã mắc vào ma túy thì nó có sức hấp dẫn một cách đáng sợ vì khi hút vào, nó làm người hút có một cảm giác lâng lâng kì lạ. Nhưng cạm bẫy tai hại của ma túy là khi đã hút vài lần thì không thể nào bỏ được nữa. Con nghiện bị cồn cào, cơn nghiện hành hạ thể xác đến độ mất hết lương tri, bằng mọi cách, người nghiện phải có thuốc, dù cho phải ăn cắp, cướp giựt hay là giết người, lừa gạt thân nhân để kiếm tiền hút chích! Họ có thể hành hung nhưng người xung quanh, người thân của chính mình mà không có ý thức. Căn bệnh ghiền ma túy ấy đã làm mất đi lí trí của người con ngoan, người anh tốt trong cộng đồng để trờ thành con nghiện nguy hiểm.

Trong lúc chính quyền các nước và bao tổ chức an ninh chống buôn bán ma túy thì các con buôn thế giới sẵn sàng bỏ bao nhiêu tỉ đô la và súng đạn, giết bao nhiêu người để buôn ma túy, vì số tiền lời là khổng lồ!

Con nghiện thường dùng nó dưới hình thức hút, chích để thỏa mãn cơn nghiện. Những kẻ khi đã nghiện thì đê mê, mất tỉnh táo về tinh thần, làm mất những kháng thể trong cơ thể, từ đó cơ thể suy nhược chỉ vì những chứng bệnh rất thông thường. Sự thiếu thuốc làm cho con nghiện mất hết lí trí, bị vật vã dữ dội và phải tìm mọi cách có tiền để thỏa mãn cơn nghiện bằng cách xin, mượn, lừa đảo, ăn cắp. Các thanh niên, học sinh khi đã đi vào con đường nghiện ngập sẽ đi cướp giật của người khác, thậm chí không ngần ngại hành hung người thân quen quanh mình để có được tiền đi hút. Việt Nam ta là một nước đang phát triển nên ma túy vẫn còn hoành hành khắp Bắc Nam... Mới đây ở Thị Nghè một thanh niên đang trong cơn nghiện đòi tiền của mẹ để đi hút, người mẹ không cho, con nghiện đã đốt nhà và trong lúc sơ sảy hắn đã bị điện giật chết trên nóc nhà mình. Đó là một trường hợp đau lòng đã xảy ra.

Trong thời gian tiêm chích người bệnh sẽ bị suy nhược cơ thể, đánh mất nhân cách đạo đức và nguy hiểm nhất là có khả năng lây nhiễm cho người khác, làm lây lan dịch AIDS. Đối tượng học sinh là mục tiêu hàng đầu của những kẻ dụ dỗ buôn bán ma túy. Và cũng vì tính tò mò hiếu kì mà các em rất dễ sa ngã.

Các lí do khác khiến thanh niên dễ sa vào ma tuý là họ có một lối sống thiếu lí tưởng, thừa tiền bạc, cha mẹ nuông chiều, thả lỏng, giải trí không lành mạnh và cặp kè với bạn xấu. Vì vậy Nhà nước ta cũng đã tuyên truyền, giáo dục học sinh và thực hiện các biện pháp nghiêm khắc với những học sính có hành vi tuyên truyền buồn bán ma tuý.

Cai nghiện hêrôin không phải là dễ dàng vì ý chí con người dễ bị tàn lụi, không thể chống lại những cơn vật vã khổ cực của cơn đói thuốc (vã mồ hôi, co giật, cảm thấy như ngàn mũi kim đâm vào thịt, như triệu con giòi bò lúc nhúc trong thịt). Những người cai nghiện được sáu tháng, một năm, biết sự nguy hiểm của hêroin đã làm khổ mình, gia đình mình hết sức, nhưng về nhà lại tái nghiện vì ý chí bị suy sụp.

Tác hại lớn nhất của hêrôin là dẫn đến HIV/AIDS: bao nhiêu người dùng một ống tiêm (chích) chỉ cần một người nhiễm HIV chích chung sẽ làm lây nhiễm qua đường máu cho kẻ khác một cách dễ dàng. Tuổi thọ của người nghiện hêrôin chỉ đếm được trên mấy đầu ngón tay, có người chích xong lăn đùng ra chết. Làm sao mà không chết khi đưa chất độc với những tạp chất (pha chế thêm) vào mình. Nếu người nghiện hêrôin nhiễm HIV thì sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn AIDS vì cơ thể suy sụp. HIV nhân bản mỗi ngày 10 tỉ siêu vi khuẩn, chỉ cần vài tuần con người đã trở thành "con vật HIV". Nếu có thời gian theo dõi báo chí, chúng ta sẽ lo sợ biết bao trước hiểm họa của ma túy. Những số liệu thanh niên nghiện hút ngày càng tăng. Nhiều tội phạm buôn bán ma tuý đã bị bắt. Nhiều tổ chức tốt hướng dẫn; giúp đỡ thanh thiếu niên đã được lập ra như: trung tâm cai nghiện Bình Triệu, trung tâm tư vấn sức khỏe cộng đồng, những tổ chức y tế dự phòng.

Điều nguy hiểm hơn nữa là các văn hóa phẩm không lành mạnh như những phim ảnh thiếu đạo đức, nhiều án mạng hoặc nhiều kích thích về bản năng thấp hèn đang được lưu truyền rộng rãi. Trước nó lan truyền vào việt Nam bằng những cuộn băng đĩa xách tay từ nước ngoài, bây giờ lan truyền bằng con đường Internet!

Thực sự nếu là một học sinh biết lựa chọn tư liệu, thì Internet là một phương tiện học tập hiện đại và phong phú. Nhưng đi vào internet khi chưa đủ kiến thức về môn vi tính, chúng ta sẽ bị những người xấu len lỏi vào máy tính của ta bằng những lá thư hấp dẫn, những phần thưởng và quà tặng bất ngờ thật lớn lao! Sau một cái click chuột của ta, là những trang web độc hại hiện ra, kèm vào đó là những virus được cài sẵn mà ta không biết hậu quả đến thế nào!

Ngay cả nhưng trò chơi có vẻ hết sức "lành mạnh" là game online, nếu các học sinh biết sử dụng đúng mức là một sự thư giãn vui vẻ, tập cho trí tuệ sắc sảo. Nhưng nếu các học sinh nhịn tiền quà bánh, trốn thầy cô, cha mẹ vào một tiệm "game online" thường xuyên, mỗi ngày hai đến bốn giờ đồng hồ, thì kết quả học tập sẽ thế nào? Sức khỏe các em ấy sẽ ra sao nếu không phải là những gương mặt tiều tụy thiếu trí nhớ lúc kiểm tra bài và thiếu, ngủ thường xuyên?

Mong sao em và các bạn của mình tránh xa được các tệ nạn cờ bạc, ma túy AIDS và những văn hóa phẩm tồi tệ! Hãy nói không với các tệ nạn xã hội! Ước gì các học sinh chúng ta luôn yêu thích giải trí lành mạnh như là thể thao ca nhạc, du lịch, xem phim hoặc đọc sách. Những thứ giải trí ấy vừa hấp dẫn, vừa bổ ích, vừa nâng cao kiến thức và đưa em đến những chân trời tuyệt diệu.

Bình luận (1)
MN
25 tháng 3 2021 lúc 20:27

Em tham khảo nhé !

Không thể phủ nhận sự phát triển về mọi mặt của đất nước nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, xã hội phát triển đã kéo theo biết bao tệ nạn xã hội. Vậy chúng ta phải làm gì trước mối lo của toàn gia đình và xã hội? Là công dân của bất kỳ đất nước nào trên thế giới, đặc biệt là học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, chúng ta hãy kiên quyết nói “không” với các tệ nạn xã hội.

 

Để biết về tác hại to lớn của các tệ nạn xã hội, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu tệ nạn xã hội là gì? Đó là những thói quen xấu như rượu chè, cờ bạc, ma tuý, mại dâm,… Những thói quen này có ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe và tinh thần của bản thân đồng thời gây ra những hệ lụy nghiêm trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

 

Ma tuý là một chất gây nghiện, nó vắt kiệt sức khỏe và tha hoá đạo đức của người dùng. Một người, khi đã nghiện thì khó có thể dứt ra được, cuộc sống của anh ta sẽ lệ thuộc vào thuốc, và chính vì sự lệ thuộc ấy, anh ta sẵn sàng làm cả những điều phi nhân tính để có tiền mua thuốc. Sức khoẻ cũng suy giảm một cách nhanh chóng, người nghiện trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

 

Còn về thuốc lá, khác với ma túy, thuốc lá cũng có mặt tích cực. Nếu hút ít, thuốc lá sẽ giúp con người tỉnh táo, hưng phấn khi suy nghĩ, làm việc. Nhưng nhiều người lại quá lạm dụng điều đó, hút quá nhiều dẫn đến tiêu cực. Hút thuốc nhiều sẽ huỷ hoại sức khỏe con người. Nghiện thuốc làm suy giảm hoạt động của hệ hô hấp dẫn đến nhiều bệnh tật như lao, ung thư phổi. Khói thuốc do người hút thải ra sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người xung quanh, đặc biệt với những bà mẹ đang mang thai. Và đương nhiên, hút thuốc cũng sẽ ảnh hưởng phần nào đến kinh tế gia đình.

 

Chúng ta cũng không thể không nói tới cờ bạc, “bác của thằng bần”. Trong cờ bạc luôn có kẻ thắng người thua. Thua thì đương nhiên bị mất tiền nhưng điều nguy hại hơn là tâm lý “gỡ gạc”, chính tâm lý này đã kéo người thua ngày càng sa vào vũng lầy không thể rút chân ra được. Người thắng tuy có được tiền nhưng đã tốn biết bao thời gian và công sức mà lẽ ra nên để dành cho việc khác có ích hơn. Hiện nay, tệ cờ bạc hay còn gọi là “nạn đỏ đen” xuất hiện tràn lan, biến tướng dưới hình thức các trò chơi được giải. Thật đáng lo ngại. Chúng ta hãy mạnh tay với tệ nạn này.

 

Còn rượu, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người uống mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Uống nhiều rượu sẽ ảnh hưởng đến thần kinh, làm giảm trí nhớ, mất thăng bằng cơ thể, và quan trọng hơn, không kiểm soát được mọi hành vi của mình, có thể dẫn đến những hành động nguy hiểm cho mọi người xung quanh.

 

Và còn nhiều tệ nạn khác nữa, trên đây mới chỉ là những tệ nạn đang nổi lên trong cuộc sống. Vậy chúng ta phải làm gì trước mối lo chung của toàn xã hội? Là một học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, là một công dân của xã hội, chúng ta Hãy nói không với các tệ nạn xã hội, hãy kiên quyết nói “không”, ngàn lần “không” với các tệ nạn, chúng ta hãy tránh xa các tệ nạn, và quan trọng hơn, chúng ta hãy cùng nhau chặn đứng tệ nạn bằng cách cổ động tuyên truyền cho mọi người cùng thấy tác hại của tệ nạn. Chúng ta hãy cố gắng góp sức nhỏ nhoi của mình cùng mọi người đẩy lùi các tệ nạn, mối lo chung của toàn nhân loại, để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, trong sạch không bị ô nhiễm vì tệ nạn.

Bình luận (0)
PT
25 tháng 3 2021 lúc 20:29

https://doctailieu.com/nghi-luan-ve-chu-de-hay-noi-khong-voi-cac-te-nan-xa-hoi

https://download.vn/hay-noi-khong-voi-cac-te-nan-xa-hoi-40707

Bình luận (0)
AT
Xem chi tiết
TS
26 tháng 6 2018 lúc 15:40

Ý nghĩa của câu truyện trên là :

Cho thấy tình thương của cha mẹ dành cho chúng ta là vô bờ bến qua đó khuyên ta nên biết yêu thương, giúp đỡ cha mẹ, đừng làm gì khiến bản thân ta phải hối hận như nhân vật trong truyện

Bình luận (0)
KR
26 tháng 6 2018 lúc 15:55

Cha mẹ là tất cả, là cả cuộc sống đối với con cái. Mỗi người con, họ không hề hay biết về sự cao cả và bao la cha mẹ dành cho bản thân. Niều vui sướng của mỗi người con được đánh đổi từ từng giọt mồ hôi, nước mắt của mẹ cha. Hi sinh cả cuộc đời, lặng thầm bảo vệ vì con mà đánh đổi tất cả... và hơn cả có những lúc họ nói dối chỉ để con yên lòng. Đôi khi tình yêu không chỉ bằng lời nói mà còn là sự quan tâm, cử chỉ tâm tình. Có những lúc buồn tủi cũng chỉ biết tự mình dằn vặt, dù đau ốm bệnh tật vẫn nói dối là mình ổn nhưng tận sâu bên trong là nỗi đau đến ngạt thở. Thế nhưng không phải sự hi sinh nào cũng được đền đáp. Con cái, họ không nhận ra cha mẹ mình ra sao như thế nào chỉ lun nghĩ tới bản thân. Để rồi khi chượt nhận ra thì điều đó đá quá muộn để trở lại, chỉ biết xin lỗi và dẵn vặt bản thân. Vì thế, cha mẹ nào cũng vì tốt cho con, hãy trân trọng thứu tình cảm đó bạn nhé!

♥mk viết vắn tắt theo ý mk hỉu, bạn dựa vào bổ sung nkek♥

Bình luận (0)
LT
26 tháng 6 2018 lúc 20:27

Câu chuyện này cũng đã khiến bao người thay đổi cách suy nghĩ, cách nhìn nhận về cuộc sống, để biết yêu thương mẹ hơn, thấu hiểu được nỗi vất vả, cực nhọc của mẹ hơn. Lúc này mới nhận ra rằng mẹ là người quan trọng biết nhường nào: “Mẹ à, khi đọc xong câu chuyện này con đã nghĩ đến mẹ, con nhớ mẹ rất nhiều. Bây giờ con phải sống xa me và con đã hiểu được phần nào nỗi lo âu của mẹ trước đây. Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm,con mong thời gian trôi nhanh để con sớm được về với mẹ”, tâm sự của bạn Băng Ngân.

Bình luận (0)
AT
Xem chi tiết
NT
1 tháng 6 2018 lúc 21:18

mẫu

Với nhiều nữ sinh, họ không muốn đến trường với vẻ bể ngoài quá đơn giản mà ít nhất phải có chút phấn son hay quần áo hoặc phụ kiện đi kèm nổi bật để tự tin hơn trước bạn bè. Điều đó có nên không? Có người ủng hộ vì cho rằng việc các em trang điểm là dấu hiệu tốt. Các em đẹp hơn, năng động tự tin hơn, dám khẳng định mình hơn. Song đại đa số ý kiến thể hiện sự phản đối. Mọi người cho rằng việc trang điểm làm mất thời gian học, đi học muộn, tốn tiền mĩ phẩm. Hơn nữa, việc trang điểm cầu kì sẽ khiến các em dễ mất vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng. Đó là chưa kể đến, nhiều loại mĩ phẩm không đảm bảo chất lượng bày bán tràn lan trên thị trường sẽ khiến da mặt mỏng manh, nhạy cảm của các em bị dị ứng, nứt nẻ… Việc học sinh trang điểm khi đi học không phải là hành động xấu nhưng chúng ta cũng nên biết chọn phong cách đơn giản, tự nhiên phù hợp với lứa tuổi của mình. Do đó, học sinh chỉ nên trang điểm trong những dịp đặc biệt cần thiết như: khai giảng, liên hoan hay sinh hoạt, văn nghệ. Còn những ngày bình thường nên sử dụng những loại mỹ phẩm dưỡng da nhẹ nhàng hoặc thoa son dưỡng môi chống nẻ, tránh những kiểu trang điểm loè loẹt không phù hợp.

Bình luận (0)
DN
5 tháng 6 2018 lúc 14:47

Trang điểm là nhu cầu làm đẹp của mỗi con người. Nó làm tôn lên vẻ đẹp sẵn có của chúng ta, giúp chúng ta tự tin hơn khi ra ngoài. Nhưng tùy theo trường hợp, thời điểm và lứa tuổi mà chúng ta cần xem có nên trang điểm hay không. Và đối với lứa tuổi học sinh mà đặc biệt là trong trường học lại càng không nên làm vậy hơn nữa.

Vì sao vậy? Việc trang điểm trong trường học thứ nhất là không phù hợp về hoàn cảnh, về thời điểm. Chúng ta đi học là để tiếp thu kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô giáo chứ không phải là đi trình diễn thời trang hay đi tiệc tùng, cưới hỏi. Thứ hai, nó làm mất đi vẻ hồn nhiên, trong sáng của các bạn học sinh. Thứ ba, việc lạm dụng trang điểm có thể sẽ không tốt với lứa tuổi học sinh vì khi đó da chúng ta chưa phát triển hoàn thiện, vì thế khi sử dụng mỹ phẩm có thể làm cho da chúng ta trở nên khô hoặc lên mụn. Vì thế, chúng ta nên hạn chế trang điểm chỉ trang điểm ở những dịp cần thiết như diễn văn nghệ hay đi diễu hành... Như thế sẽ tốt hơn cho các bạn nhất là các bạn ở tuổi đang phát triển hoặc chưa phát triển hoàn thiện

Bài này mình làm chỉ để tham khảo. Thực chất đây chỉ là dàn ý chi tiết chứ ko hẳn là một bài văn nghị luận

Bình luận (0)
AT
5 tháng 6 2018 lúc 20:52

Mấy bạn viết đầy đủ giúp mình nha!

Mình cần gấp lắm rồi!!!

Bình luận (0)
AT
Xem chi tiết
TA
28 tháng 5 2018 lúc 7:09

Shisha- chủ nhân của những con rối, điều này quả không sai và đã được chứng minh rõ ràng ở trên. Bởi vậy để không bị biến thành những nạn nhân, không bị trở thành con rối của nó thì mỗi người phải tự rèn luyện, không ngừng học tập, tu dưỡng đạo đức, bản thân phải có ý thức cao, chung tay đấu tranh quyết liệt để đẩy lùi tệ nạn ghê tởm đấy! Như vậy mỗi chúng ta mới trở thành một bông hoa đẹp và cả xã hội là một rừng hoa đẹp tỏa ngát hương.

Bình luận (0)
TT
28 tháng 5 2018 lúc 20:12

Trong thời buổi hội nhập thì việc bắt chước những thói hư tật xấu cũng rất dễ dàng như một số bạn trẻ hiện nay hút ma túy, shisha. Nhưng nó không tốt cho sức khỏe vì thế đừng học đua đồi và " tuổi trẻ hãy nói không với shisha". Vậy shisha là gì ? Shisha là một chất gây nghiện không tốt cho sức khỏe và rất có hại như thuốc lá vs ma túy...Nhưng thế hệ trẻ ngay này lại a vua đua đòi bắt chước những thói hư tật xấu đó. Điều đó là không nên vì shisha ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bản thân bạn và một khi cơn nghiện bùng phát sẽ gây hại đến mn xung quanh.Khi hút mà họ không biết tác hại hay tò mò chán nản nên tìm đến sẽ cảm thấy đó là một thú vui nhưng ai ngờ nó lại mang lại hậu quả khó lường rồi làm ta chết dần chết mòn lúc nào không hay vì thế mọi ng cảnh giác trước shisha để không bị thu hút

Bình luận (0)
DN
30 tháng 5 2018 lúc 20:43

Kết bài:

...............

Chính vì thế, chúng ta phải nên tránh xa loại thuốc không rõ xuất xứ, không rõ nguồn gốc này. Tuổi trẻ là tuổi bồng bột vậy nên chúng ta cần phải cẩn thận và tránh xa những điều không tốt đến sức khỏe lẫn tinh thần của mình. Chúng ta hãy cùng chung tay và nói không với shisha nói riêng và chất gây nghiện nói chung để làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên tốt đẹp hơn

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
LP
15 tháng 4 2017 lúc 6:36

Thân bài:

a) Tại sao phải nói "không!"

* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống...

- Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:

- Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.

- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.

b) Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người.

* Cờ bạc:

- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ.

- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.

- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp.

- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.

- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau.

* Thuốc lá:

- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.

- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch...

- Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.

- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.

- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người.

* Ma túy:

- Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình.

- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.

- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.

- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp...

* Văn hóa phẩm độc hại:

- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích.

- Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.

Bình luận (0)
BV
15 tháng 4 2017 lúc 9:57

Giờ đây, trên khắp mọi nẻo đường, hiếm có nơi nào chúng ta không thấy những khẩu hiệu bài trừ tệ nạn xã hội: “Hãy tránh xa tệ nạn xã hội”, “Nói không với tệ nạn xã hội”,... Đối với tuổi trẻ học đường điều đó càng trở nên quan trọng hơn nữa. Tại sao vậy?

Nhắc đến tệ nạn xã hội là nhắc đến cờ bạc, rượu chè, ma tuý, mại dâm, ... Và tuổi trẻ ngày nay đang bị tất cả những tệ nạn đó đe doạ đến sự phát triển, thậm chí là sự sống.

Thực tế cho thấy, trong những đám cưới, đám tang, ngày lễ tết, có những bạn trẻ ngồi chơi tú-lơ-khơ ăn tiền. Thậm chí, có một số bạn còn chủ động đánh lô, đề, ... Không những vậy, nhiều bạn còn uống rượu, say xỉn,... rồi đánh nhau, gây lộn. Đặc biệt nguy hiểm là hiện tượng có một số học sinh vướng mắc vào con đường ma tuý. Các bạn sử dụng thuốc phiện, hêrôin, hút chích. Mặt khác, thực tế cho thấy tệ nạn mại dâm cũng đã và đang tấn công giới trẻ hôm nay.

Thực trạng đau buồn trên tất yếu sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Ai cũng biết rằng tuổi trẻ là tương lai của đất nước. Lứa tuổi này cần thiết phải chuyên tâm học tập, rèn luyện để trưởng thành. Nhưng những tệ nạn xã hội đã lôi kéo, cám dỗ họ vào con đường sa đoạ, hư hỏng. Làm như thế người ta sẽ tiêu phí mất thời gian, sức lực, tiền bạc. Nguy hại hơn tệ nạn xã hội sẽ huỷ hoại đi sức khỏe quý giá của họ. Ai cam đoan được rằng sau những cuộc đỏ đen, rượu chè thâu đêm suốt sáng, mình không trở nên phờ phạc, hốc hác, mụ mị đầu óc? Ai khẳng định được rằng ma tuý không làm suy yếu đi những chức năng của các bộ phận trong cơ thể? Chẳng những thế, ma tuý, mại dâm còn là đồng hành của căn bệnh thế kỉ AIDS - một tai họa vô phương cứu chữa của cả loài người từ bao thập kỉ nay.

Không dừng lại ở việc hủy hoại bản thân người mắc tệ nạn xã hội, thảm họa này còn gây nguy hại đến những người xung quanh. Có những gia đình con giết cha mẹ chỉ vì không xin được tiền mua ma tuý. Lại có những người cha, người mẹ già nua còm cõi đi thăm con đang nằm tù. Biết bao đau xót, biết bao bi thương, ... Và cũng từ đây, tệ nạn xã hội kìm hãm sự phát triển của đất nước vì đã làm thui chột đi những thế hệ người rường cột; phá hủy những tế bào xã hội vô cùng quan trọng.

Với biết bao tác hại mà tệ nạn xã hội đã đang và sẽ gây ra, tuổi trẻ hôm nay cần nâng cao tinh thần: Hãy tránh xa tệ nạn xã hội.

Để làm được như vậy, mỗi bạn trẻ cần xây dựng cho mình một bản lĩnh vững vàng. Đó trước hết là tri thức đầy đủ về vấn đề tệ nạn xă hội. Đó là tinh thần hướng thiện tập trung vào việc học tập rèn luyện. Đó là bản lĩnh rắn rỏi trước sự cám dỗ, rủ rê của những bạn bè xấu,... Không chỉ vậy, để giúp đỡ tuổi trẻ, gia đình - nhà trường cũng cần có sự quan tâm, quản lí thường xuyên hơn đến con cái, học sinh. Chúng em cần được yêu thương, quan tâm, sẻ chia và động viên định hướng trong con đường học tập, rèn luyện.

Tuổi trẻ đã và đang là thế hệ tiên phong trên nhiều mặt trận khó khăn của Tổ quốc. Chúng ta đã từng đánh Pháp, diệt Mĩ; chúng ta đã từng chung tay sản xuất, xây dựng nước nhà; chúng ta đã từng tình nguyện đến những bản làng nghèo khó, những hải đảo xa xôi để chung sức vì cộng đồng,... Vậy thì, ngày hôm nay, chúng ta hoàn toàn có thể chiến đấu và chiến thắng kẻ thù tệ nạn xã hội!

Bình luận (0)
TP
15 tháng 4 2017 lúc 11:40

I.Mở bài:

Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hóa để tiến tới 1 xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn.Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội.Và đáng sợ nhất chính là ma tuý.

II.Thân bài

1.Giải thích

- Thế nào là tệ nạn xã hội.Tế nạn xã hội là những hành vi sai trái,không đúng với chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức,pháp luật,gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm,phá vỡ hệ thống xã hội văn minh,tiến bộ,lành mạnh.Các tệ xã hội thường gặp là:tệ nạn ma tuý,mại dâm, đua xe trái phép…và trong đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất,không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới.

- Ma tuý là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp.khi ngấm vào cơ thể con ngưòi,nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức,trí tuệ và tâm trạng của người đó,khiến ngưòi sử dụng có cảm giác lâng lâng,không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

- Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến,bạch phiến,thuốc,lắc … dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau như uống,chích,kẹo…

2.Tại sao phải bài trừ ma tuý

- Vì đây là 1 tệ nạn có ảnh hướng xấu đến môi trường sống, đến đời sống khoa học,chính trị,xã hội.Nghiện ma tuý khiến cho 1 người u mê,tăm tối; từ 1 người khoẻ mạnh trở nên bệnh tật,từ 1 đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư hỏng,từ 1 công dân tốt của xã hộitrở thành đối tượng cho luật pháp.Khi đói thuốc,con nghiện sẽ làm bất cứ điều gì kể cả tội ác:cướp giật,trộm cắp,giết người… Thậm chí ngưòi thân trong gia đình cũng trở thành nạn nhân của những con nghiện khi đói thuốc.Bởi vậy ma tuý đã làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình, ảnh hướng to lớn đến xã hội.

- Người nghiện ma tuý sức khoẻ yếu dần,không có khả năng lao động,trở thành gánh nặng cho gia đình,lxã hội.

- Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang,vật vờ trên những con đường  làm mất vẻ mỹ quan,văn minh lịch sự của xã hội.

- Ma tuý cũng chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lâh lan như:HIV/AIDS,lao phổi...

-->Khiến cho an ninh,trật tử bất ổn,tội phạm gia tăng,làm hư hỏng nhiều thế hệ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước về mọi mặt:an ninh,quốc phòng…Khi đã mắc vào tệ nạn này sẽ không thể rút ra được.


3.Làm sao để nói không với ma tuý?

- Hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách,mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh,trong sạch,không xa hoa,luôn tỉnh táo , đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách,cám dỗ của xã hội.
- Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc,triệt để đối với những hành vi tàng trữ,buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý.

- Đồng thời cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện,tạo công ăn việc làm cho họ,tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện",giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng,không xa lánh,kì thị họ.

- Tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội.

III.Kết bài:

- Rút ra kết luận
- Nêu ra suy nghĩ của bản thân ​

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
NT
5 tháng 4 2018 lúc 18:26

M.Gooc-ki đã nói "Văn học là nhân học". Đối tượng mà văn học hướng đến là con người với "chữ người được viết hoa". Có nghĩa là, văn học hướng về, đề cao, ca ngợi và bồi đắp "chữ người viết hoa" ấy mọi thời đại để nó ngày một đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Và trong rất nhiều nét đẹp của chữ viết hoa ấy phải kể đến tình thương, lòng nhân ái. Bởi thế ta thấy có sự đồng nhất giữa văn học và tình thương.

Tình thương vốn là một trong những đức tính của con người. Nó xuất phát từ tấm lòng, trái tim mỗi con người. Nó mang tính hướng thiện, nhân đạo và nhìn sự việc bằng sự gắn bó với những tư tưởng hay giá trị đạo đức được xã hội công nhận. Là cơ sở gắn kết những mối quan hệ xung quanh, làm cho khoảng cách giữa con người gần hơn. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp, truyền thống "lá lành đùm lá rách" cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quý ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc.

Nói văn học luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Từ xưa trong văn học dân gian các cụ đã đề cao tình yêu thương con người. Ai trong chúng ta cũng thuộc lòng những câu ca dao như:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

Hoặc câu:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương.
Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Rồi truyền thuyết "con Rồng cháu Tiên" giúp ta hiểu rõ hơn về từ "đồng bào". Mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quân có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó, cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, đoàn kết, tương trợ nhau. Ta còn bắt gặp rất nhiều những câu chuyện về lòng yêu thương, tư tưởng nhân đạo của dân tộc trong văn học dân gian qua hình ảnh chàng Thạch Sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lý Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Rồi khi mười tám nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chàng lại mang cơm thiết đãi họ trước khi rút về nước. Ta còn biết đến một cô út dũng cảm làm vợ chàng Sọ Dừa kì dị. Câu chuyện về bông cúc trắng, bông hoa của tình yêu thương mãnh liệt đã làm nên điều kì diệu trong cuộc sống. Còn biết bao câu ca, câu chuyện thấm đẫm tình thương trong văn học dân gian ta không thể nào kể hết.

Đọc văn học trung đại ta lại thấy sự tiếp nối làm đẹp truyền thống đó. Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:

"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo"

Chính là tư tưởng xuyên suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Chúng ta cũng từng đọc Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du và hẳn vẫn giữ Truyện Kiều trong đáy sâu thẳm tâm linh, để luôn tự mình được trăn trở, chiêm nghiệm. Truyện Kiều, không chỉ là bản cáo trạng tội ác của bọn quan lại phong kiến, còn là một quyển kinh về tình thương. Tình thương cha, tình thương mẹ, thương chị em ruột thịt, thương người... như thể thương thân của nàng Kiều, đã in dấu ấn rất rõ tình thương mênh mông... của thi hào Nguyễn Du với thân phận những người phụ nữ.

Đến văn học hiện đại ta lại bắt gặp tình yêu thương rất con người đó. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm "Những ngày thơ ấu", đã cho chúng ta thấy rằng: "tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được". Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại vô cùng kính yêu, nhớ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết "Tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong văn học hiện thực Việt Nam. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoàn cảnh khó khăn, nguy khốn. Chị Dậu đã liều mình: đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Đọc truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" ta rưng rưng cảm động khi chứng kiến cảnh anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp về tình cảm và sự gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình mà các cụ xưa đã từng đúc kết:

"Anh em như thể tay chân.
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"

Bên cạnh việc ca ngợi những con người "thương người như thể thương thân", văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Trong truyện cổ tích "Tấm Cám", chúng ta sẽ thấy được thái độ căm ghét của mọi người đối với mẹ con Cám. Cái chết ở cuối câu chuyện đã lên án gay gắt: những kẻ ác phải bị trừng phạt. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện "Những ngày thơ ấu", một người độc ác, nham hiểm "giết người không dao". Bà ta nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé, đứa cháu ruột của mình, đứa cháu mồ côi tội nghiệp lẽ ra bà phải yêu thương để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết "Tắt đèn", nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Rồi ông quan trong "Sống chết mặc bay" tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, nhân dân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung dung đánh tổ tôm. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ hắn vẫn thét lính đuổi ra và khi quan lớn ù ván bài to thì cũng là lúc cả làng ngập nước, nhà cửa lúa má bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính sự việc cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người. Văn học không chỉ viết về tình thương, ca ngợi tình thương. Văn học còn khơi dậy tình thương trong lòng chúng ta, muốn chúng ta sẻ chia, cảm thông với những con người bất hạnh. Không ai dửng dưng, cầm lòng khi đọc truyện Cô bé bán diêm tội nghiệp và cảnh cô bé chết trong đêm giao thừa lòng thầm hỏi trong cuộc sống này còn bao người sẽ chết như thế trước sự thờ ơ đến vô cảm của người đời? Cũng bao lần ta nhỏ lệ khi đọc đoạn trích Một cảnh mua bán trong Tắt đèn khi Ngô Tất Tố kể về cái Tí với bát cơm thừa của chó nhà Nghị Quế. Ta cũng chẳng thể dửng dưng trước nỗi truân chuyên của người con gái tài sắc Thuý Kiều mà Nguyễn Du đã bao lần nhỏ lệ khóc thương trong tác phẩm của mình. Rồi cảnh anh em Thành Thuỷ chia tay cùng những con búp bê làm lòng ta nhói đau khi chứng kiến những bất hạnh của tuổi thơ và nỗi bất hạnh mà các em phải gánh chịu quá sớm. Từ việc khơi dậy tình yêu thương ấy, văn học gửi đến chúng ta thông điệp: Hãy dâng tặng tình yêu thương cho mọi người ta lại cũng được đón nhận nó.

Văn học và tình thương luôn đồng hành tạo nên giá trị đích thực cho mỗi tác phẩm đồng thời giúp con người vươn tới chân - thiện - mĩ, hoàn thiện nhân phẩm và nhân cách con người. Và ở bất kì thời đại nào, giá trị lớn lao nhất của văn chương vẫn là "gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có".

Bình luận (0)
NT
5 tháng 4 2018 lúc 18:27

Nói đến văn là nói đến một phương tiện biểu đạt cảm xúc của con người, nói đến văn học là nói đến một ngành khoa học của văn chương. Nghiên cứu văn học chính là soi chiếu "ba chiều" đời sống lên "hai mặt phẳng" trang văn (Chế Lan Viên) để phân định mọi cung bậc tư tưởng, tình cảm của con người. Đừng hỏi hà cớ gì chỉ có tình thương mà sao không phải là một loại tình cảm khác. Tình thương là cội nguồn của mọi cảm xúc vì nó xuất phát từ tấm lòng chân thành, và cũng là điểm đến cuối cùng mà con người cần đạt đến. Vì thế như một lẽ tất yếu, văn học là tấm gương phản hình đời sống thì phải khơi gợi được sâu xa nhất đời sống là tâm hồn con người, là tình thương. Văn học chuyên chở tình thương là văn học chân chính!

Ầu ơ lời ru của mẹ, thoang thoảng giọng hò bên sông, đọc đôi câu đối đình làng... thế thôi là yêu, thế thôi là nhớ. Điều nhân bản nhất văn học mang đến cho con người là cái tình mến thương với cuộc đời bình dị. "Nắng cho đời nên nắng cũng cho thơ" (Huy Cận), để rồi văn thơ đã đi tiếp chặng hành trình của nó mang cái tình nồng đượm của đời đến với lòng người. Tình thương đời có lẽ là mối tình thuỷ chung chân thật nhất...

"Làng tôi ở uốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông"

Không cầu kì hoa mỹ, "Quê hương" của Tế Hanh hiện lên trong sự vây bọc của nỗi nhớ da diết, có gì đâu chỉ một làng chài ven biển như mọi ngôi làng khác, chỉ là hoạt động lao động rất đỗi bình thường, nhưng lòng mến thương của thi nhân đã là chất xúc tác biến kí ức thành loại men ngọt ngào. Bao quanh cái bình dị quen thuộc chợt trở thành hình ảnh biểu tượng với sức gợi lớn lao:

"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"

Cái đẹp đâu chỉ có từ nghệ thuật nhân hoá thế này hay khả năng liên tưởng thế nọ, cái đẹp nằm ở ngay đằng sau câu chữ, là lòng tự hào của nhà thơ về quê hương. Là mảnh đất, là dân chài, là cuộc đời lao động... tất cả đều tồn tại trong cánh buồm ấy, "cánh buồm gương to" biểu tượng cho lòng say mê, niềm khát vọng đối với đời sống bình dị mà đẹp đẽ ở chốn quê hương mình. Để rồi "nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ", bởi đơn giản thôi, cái tình thương mến đã thấm vào máu thịt nên "khi ta đi đất đã hoá tâm hồn" (Chế Lan Viên).

Văn học từ đời sống đến thẳng với mọi người, với sức vang dội riêng của tâm hồn, bằng tiếng nói riêng của tình cảm. Từ tình thương đời đến tình thương người là cuộc hành trình tất yếu tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc của văn học. Nó như nhân sự sống lên, làm cho người ta trong cuộc sống giới hạn của mình có thể bước qua ngưỡng cửa của hàng trăm cuộc đời khác, cùng vui buồn, ước mơ, lo toan với những con người khác. Ta vừa như quên mình, vừa như tự tìm ra mình trong sự đồng cảm bao dung ấy. Ai mà không xúc động trước hình ảnh của "cô bé bán diêm" giữa mùa đông tê tái, cứ từng hồi quẹt lên những que diêm để ngọn lửa nhỏ nhoi giữ lại những ước mơ đời thường. Ánh sáng của những que diêm hay ánh sáng của tình yêu và niềm hy vọng trong trái tim cô bé? Chính ánh sáng ấy đã lấy đi cảm giác về cái giá lạnh của trời đêm đang cướp dần sự sống ở trong em. Chính ánh sáng của trái tim lung linh như huyền thoại này đã khép lại câu chuyện bằng một hình ảnh tuyệt vời: hai bà cháu cầm tay nhau và vụt bay lên cao. Điều mà Anđécxen gửi gắm vào câu chuyện còn gì khác ngoài việc đánh động tình thương của con người. Tác giả để cho nụ cười đọng lại trên môi em như biểu tượng của tấm lòng vị tha, nhân hậu với cuộc đời. Nhưng đằng sau cuộc đời ấy là một câu hỏi xót xa: tại sao một đứa trẻ không được mỉm cười bằng những hình ảnh tưởng tượng trước khi về với cõi chết? Chính người đọc phải tự tìm lấy câu trả lời.

Khơi gợi tình thương từ mặt trái của tình thương là cách tiếp cận với con người chua xót nhất. Không chua xót làm sao được khi hôm nay chỉ là cái bóng thầm lặng còn sót lại của "vàng son" hôm qua. "Ông đồ" của Vũ Đình Liên là tiếng thổn thức nhân bản trước sự tàn lụi của một nền văn hoá, sự tồn tại lay lắt của một nghệ sĩ tài hoa:

"Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường khống ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay"

Kết thúc bài thơ là câu hỏi khắc khoải vọng vào không gian, vọng đến lòng người:

"Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?"

"Cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn" (cách nói của Vũ Đình Liên) đã ra đi cùng với thái độ thờ ơ, lãnh đạm của người đời. Bài thơ nhẹ nhàng quá mà sâu nặng những nỗi cảm thương!

Thế giới thức tỉnh trong tôi, sự sống rạo rực trăn trở trong tôi và muốn tôi hoà tan vào trong thế giới ấy, muốn ban phát cho tất cả mọi người mà tôi càng thấy thêm gắn bó keo sơn bằng mối tình nhân loại. Tác động của văn học với con người là như thế! Qua "Chiếc lá cuối cùng", O-Hen-ri không chỉ gửi thông điệp tình thương bạn đọc muôn thế hệ mà còn thể hiện lòng tin yêu mãnh liệt về con người, tin rằng tình người có thể làm thay đổi tất cả, kể cả cái chết. Bằng khao khát "một ngày kia tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất", bằng tấm lòng nhân ái bao la, cụ Bơ-men đã "quên mình" để cứu lấy sự sống cho Giôn-xi từ một "bức hoạ" đặc biệt: chiếc lá thường xuân trên bức tường. Bệnh lao phổi từ Giôn-xi, cái chết chực chờ của cô đã chuyển giao sang người hoạ sĩ già. Điều còn lại không phải là cái chết mà là nhân cách sống, nghị lực sống của những con người "biết" cải tạo hoàn cảnh và "dám'' cải tạo hoàn cảnh cho mình và cho người.

Văn học chuyển tải tình thương và văn học là tình thương! Tình thương trong văn học là tấm lòng của nhà văn đối với nhân vật của mình, là những cảm xúc rung lên từ mỗi dòng văn, kiểu như "Nguyền Du viết Kiều như có máu giỏ trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua từng trang giấy" vậy! Tình thương ấy tuy theo cách nhìn nhận của nhà văn nhà thơ đối với cuộc đời mà có nhiều sắc thái: một cảnh tình thương trong sáng với quê hương và con người lao động như "Quê hương" của Tế Hanh, một tình người bao la và niềm tin vững chắc vào con người như "Chiếc lá cuối cùng" của O-Hen-ri, hay một trăn trở khắc khoải đến đau lòng vì sự dửng dưng, phũ phàng của người đời như trong "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen hay "Ông đồ" của Vũ Đình Liên. Nhưng cuối cùng vẫn là cái tình nhân loại.

Ta đứng giữa cuộc đời rộng lớn của nhân loại, hai chân ta đứng trên mặt đất, lòng ta tỏa rễ vào đời đế một ngày người ta hiểu ra rằng:

"Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau"

Bình luận (0)
PD
13 tháng 4 2018 lúc 20:04

Văn học hay còn gọi là văn chương là nghệ thuật dùng ngôn ngữ và hình tượng để thể hiện đời sống và xã hội con người .Là nơi con người gởi gắm tâm tư,tình cảm và cảm xúc của mình vào đó.Tuy nhiên,văn học cũng chính là phương tiện mà con người dùng để ca ngợi những cái tốt, tình yêu con người như tình mẫu tử,tình phụ tử ,tình bằng hữu…và phê phán những thói hư tật xấu của con người như tham của người,làm chuyện xấu xa gây thiệt thòi cho người khác.Tình thương là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết của con người.Và chính những diều trên cho ta thấy,văn học và tình thương có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Văn học có vai trò quan trọng đối với tinh thần mỗi con người.Nó là “Hương nhụy trong mát và ngọt trong cuộc sống con người”.Nếu như không có văn học thì cuộc sống con người sẽ vô cùng nhàm chán và nhạt nhẽo.Và nó còn là con dường dẫn con người đến với lòng nhân ái trong tâm hồn mỗi chúng ta.Với lại văn học luôn gắn bó với tình thương vì văn học chính là tâm hồn dân tộc được thể hiện rõ nét qua các nhân vật bằng ngôn từ mềm mại nhưng ko kém phần sắc sảo cho thấy phần nào phẩm chất dân tộc .Chẳng hạn như tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố,nhân vật chị Dậu được miêu tả là một con người có sức sống tiềm tàng và giàu tình thương hết mực yêu chồng con là tâm hồn dân tộc thể hiện qua văn học.Ngoài tình thương ấy của chị Dâu thì tình yêu thương nhân loại cũng là vẻ đẹp nhất của tâm hồn dân tộc,cũng chính là diều khiến văn và tình thương nên chặt chẽ.Chẳng hạn như câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân” một câu tục ngữ nổi tiếng trong văn học của dân tộc ta với ý răn dạy đạo lí yêu thương mọi người xung quanh như yêu chính bản thân mình.Vì thế mà văn học luôn với bó với tình thương vì từ văn học con người phản ánh tình thương con người,và từ tình thương con người truyền đạt qua ngôn từ để răn người đời sau.

Văn học đã gắn bó rất sâu sắc với tình thương và nói lên nỗi đau khổ con người.Vào khoảng thế kỉ XIX đến thế kỉ XX ,đã có rất nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng ra đời đã phản ánh số phận đau khổ,hẩm hiu của con người như Lão Hạc,túp lều bác Tom,Tắt đèn…Văn học còn nói lên sự cảm thông đối với nỗi đau của họ và gợi tình thương yêu trong mỗi tâm hồn người đọc.Không những thế mà văn học còn phản ánh nhiều tình thương con người trong đó.Chẳng hạn như câu ca dao thân thuộc này:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Qua câu ca dao văn học này, khiến ta nhớ lại công cha mẹ như biển trời và tình thương ấy bao la ,rông lớn dường như không thể đong đo được.Tình thương đang được gợi trong từng từ một trong câu ca dao,gợi nên tình yêu cha mẹ trong tâm hồn người nghe và đọc.Ngoài tình mẫu phụ tử ấy còn có câu:

Anh em bát máu sẻ đôi.

Cho thấy tình anh em tình thân thiết trong cách ăn ở, nhẫn nhịn, nhường nhịn lẫn nhau.Tình thương đang được chứa đựng trong câu tục ngữ này ,và câu tục ngữ là phần tử của văn học ,và từ đó cho thấy tình anh em hay tình thuong nằm trong văn học.Không chỉ có tình thương,văn học còn phản ánh những còn người thơ ơ,coi thường mạng sống con người ,và những con người xấu xa tàn đọc luôn chà đạp lên cuộc sống người khác.Phản ánh sự mất nhân tính ,bóc lột người khác đến xương tuỷ và máu.Trong tác phẩm “sống chết mặc bay” hay “tắt đèn “ đã nói lên chính quyền cai trị tàn độc, xấu xa. Họ sống trong cuộc sống sự xa hoa ,sung sướng được lấy ra từ máu bao người,sẵn sàng bóc lột đến kiệt cùng cũng chưa thôi.Chính sự dửng dưng thờ ơ của những quan cai trị,những nhà thống trị là diều văn học luon phê phán,khinh bỉ.Văn học không chỉ ca ngợi tình thương,phê phán cái xấu,cái ác mà còn khơi gợi tình thương con người,bồi dưỡng tâm hồn con người.Khiến tâm hồn con người nên đẹp.Qua các tác phẩm gợi nên cảnh bất hạnh ,văn học muốn khơi gợi tâm hồn ấy chính là sự cảm thông.

Tình yêu được chứa trong văn học,tình thương nằm ở trong văn học cho ta thấy mối quan hê thân thiết của văn học với tình thương như thế nào.Chính sự thân thiết ấy ,văn học và tình thương dẫn ta tới con đường thánh thiện và tràn ngập yêu thương của con người.

bài viết của mik còn fail mong bn thông cảm,và giúp ích cho bnvui

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
NT
25 tháng 4 2018 lúc 19:58

Các Luận Điểm:

- trang phục là 1 trong những yếu tố quan trọng thể hiện Văn hóa của con ng nói chung và của HS trong nhà trường nói riêng

- mốt trang phục là những trang phục theo kiểu cách, hình thức mới nhất, hiện đại nhất, tân tiến nhất. Mốt thể hiện trình độ phát triển và đổi mới của trang phục. Trang phục theo mốt thời đại chứng tỏ 1 phần con ng hiểu biết, lịch sự, văn hóa...

- nhưng chạy đua theo mốt trong nhà trường là vấn đề cần xét lại, cần bàn bạc kĩ

- chạy theo mốt vì cho rằng như thế mới chính là con ng văn minh, sành điệu, có văn hóa. Đó là qaun điểm sai lầm của nhiều ng, đặc biệt là HS

- Tác hại của việc chạy theo mốt: mất thời gian, tốn kém tiền bạc, lwo là học tập và tu dưỡng đạo đức, dễ mắc khuyết điểm như coi thường bạn bè, cho ng khác là lạc hậu

Bình luận (0)
LV
Xem chi tiết
MN
13 tháng 5 2018 lúc 16:22

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức thiết đối với toàn nhân loại. Việc vứt rác bừa bãi có ảnh hưởng to lớn đến môi trường sống. Nhưng đây lại là một hiện tượng rất phổ biến hiện nay, đươc biểu hiện rõ nhất ở những nơi công cộng.

Hiện tượng vứt rác bừa bãi xuất hiện ngày càng nhiều, từ nơi học tập, làm việc cho đến các địa điểm nổi tiếng. Ra ngoài đường phố, ta dễ dàng bắt gặp những người phát tờ quảng cáo. Sẽ không có gì đáng nói nếu như họ không phát một cách tràn lan, bừa bãi, khiến mặt đường chỉ sau vài phút đã tràn ngập giấy rác. Cũng có nhiều người vừa đi đường vừa ăn uống rồi tiện tay vứt vỏ, hộp xuống đường. ngay cả công viên- nơi được coi là có bầu không khí trong lành, giúp con người có những giây phút thư giãn cũng không tránh khỏi nguy cơ ô nhiễm.

Thật đáng buồn khi ta ngồi trên ghế đá và thấy bã kẹo cao su được nhét vào khe, váo mặt sau của ghế. Đến thăm các danh lam thắng cảnh, ta cũng thấy đâu đâu cũng rác tràn ngập. Hồ Gươm, Hồ Tây… rác nổi lềnh bềnh do người dân xả ra, du khách ném xuống, đặc biệt là trong các dịp lề Tết. Sông Tô Lịch mạt nước đen ngồm, bốc mùi hôi hối do giấy rác, thậm chí là xác súc vật mà những người vô ý thức đã ném xuống. Thật khó để tin được con sông ấy xưa kia đã được ca ngợi: “Bên bờ vải nhãn hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.” Học sinh chúng ta cũng không ít lần đã từng vứt rác bừa bãi.

Ở trường, lớp các thầy cô giáo nhắc nhở nhưng dường như không có tác dụng hoặc nếu có cũng chỉ thực hiện trong trường, khi ra ngoài xã hộ i- một phạm vi lớn hơn, không ít bạn đã quên mất điều này. Việc vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và đời sống của co người. Sông, hồ vì rác phủ khắp nên không thể chảy được. Nguy hiểm hơn nếu người dân đem xác súc vật ném xuống đố sẽ là mầm mống của nhiều dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Đường phố cũng trở nên mất mĩ quan khi mà nơi đâu cũng thấy rác. Hình ảnh đất nước Việt Nam xinh đẹp sẽ không gây được thiện cảm với bè bạn quốc tế bởi các địa điểm du lịch không có được môt khung cảnh xanh- sạch- đẹp. Còn du khách quốc tế nhiều người vẫn “nói vui”: du lịch Việt nam có bốn chữ “b”: “bụi”, “buồn”, “bám”và nhất là “bẩn”. Điều này cho thấy du lịch Việt Nam đang ngầy càng mất điểm trong mắt thế giới nếu hiện tượng trên vẫn cứ tiếp tục. Không chỉ có vậy, hàng năm nhà nước ta đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ đẻ nạo vét đường cống sau những trận mưa lũ, nước sông tràn vào mang theo rác thải. như vậy vứt rác bừa bãi gây hại đến sức khỏe và thiệt hại về kinh tế.

Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc: vứt rác bừa bãi ảnh hưởng xấu như thế vậy tại sao người dân lại vẫn tiếp tục làm. Có lẽ nguyên nhân khách quan là do hệ thống thùng rác chưa được bố trí hợp lí, để tìm được một chiếc thùng rác trên tuyến phố lớn nhiều khi cũng rất khó khăn. Nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức của con người. Đối với các em nhỏ, các em có thể chưa ý thức đươc việc mình làm, các em chỉ bắt chước, làm theo người lớn. Vậy nên không thể phủ nhận ngườ dân Việ Nam chưa có ý thức giữ gìn moi trường. phần lớn đều dùn đâu vứt đấy trong khi thùng rác có thể chỉ cách vài bước chân. Cũng co người luôn giữ trong mình ý nghĩ vị kỉ, chỉ lo giữ cho nhà mình, nơi mình làm việc sạch sẽ, ra ngoài đường thì thẳng tay vứt rác.

Vậy trước thực trạng đáng lo trên, chúng ta cần phải làm gì? Đầu tiên và quan trọng nhất là nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Kĩ năng thức tế, biết áp dụng những điều đã học vào việc giữ gìn môi trường cần được chú trọng hơn là việc học nhiều lí thuyết như hiện nay.Và có lẽ để khắc phục hiện tượng vứt rác bừa bãi các cơ quan chức năng nên đề ra chế tài xử phạt nghiêm khắc như ở nhiều nước bạn, có thế người dâ mới chủ động chấp hành. Tuy nhiên cũng có rất nhiều tín hiệu vui, ngà càng có nhiều chương trình tuyên truyền ý thức được phổ biến, đâu đó trên các con phố ta vẫn thấy thấp thoáng màu áo xanh tình nguyệ đi dọn dẹp đường phố, vớt rác ở sông hồ. Đấy là những hành động đệp mà chúng ta cần noi theo.

Để môi trường trở nên sạch đẹp, xã hội ngày càng văn minh, mỗi người phải nhận thức được trách nhiệm của mình đối với viêc bảo vê môi trường. Ngay từ những hành động nhỏ nhất như ngăn chặn thực trạng vứt rác bừa bãi, ta đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường xung quanh.



Bình luận (2)
H24
13 tháng 5 2018 lúc 16:22

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề “ vứt rác bừa bãi”
Thế giới đang đang trước những nhu cầu cấp bách và cần thiết. Các vấn đề như ô nhiễm môi trường, thủng tầng ozon, bức xạ tia cực tím,… đó là những vấn đề vô cùng bức thiết của xã hội. một trong những nguyên nhân gây nên những vấn đề đó là do ý thức của con người, học đã vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và dẫn đến tình trạng cấp thiết như ngày nay. Để tìm hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu vấn đề “ vứt rác bừa bãi” hiện nay.

II. Thân bài
1. Nêu vấn đề

Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ. Gây nên ô nhiễm môi trường.
Bất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc.
Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào.

2. Thực trạng
- Bởi hình động vứt rác bừa bãi và cầu, cống, đường xá bị ô nhiễm nghiêm trọng
- Những khu du lịch, du khách tiện đâu vứt đó, không quan tâm đến địa điểm hay mức độ của nó.
- Ngay cả trên xe buýt, ngay thùng rác cũng k them vứt vào

3. Nguyên nhân
- Do sự thiếu ý thức của mỗi người trong cuộc sống
- Thùng đựng rác nơi công cộng còn thiếu hoặc đặt ở vị trí không thuận tiện cho việc vứt rác.
- Việc xử lí vi phạm còn nhẹ, chưa thường xuyên.

4. Tác hại
- Hành động này sẽ gây ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó còn có thể phát sinh hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người.
- Vứt rác bừa bãi làm mất cảnh quan sinh thái, các khu du lịch hay danh lam thắng cảnh.
- Gây tốn kiếm tiền của cho nhà nước.
- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.

5. Biện pháp
- Tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng.
- Tổ chức các hoạt động thu gom rác thải, bảo vệ môi trường như: Ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, chiến dịch 3R…
- Có biện pháp xử lí nghiêm khắc đối với những trường hợp xả rác bừa bãi.

III. Kết bài:
- Nêu suy nghĩ của bản than về “ vứt rác bừa bãi”
- Tuyên truyền và dộng viên mọi người trong việc bảo vệ môi trường.

Bình luận (1)