dựa vào đường đồng mức ở hình 2 , hãy cho biết sườn phía dông và sườn phía tay sườn nào dốc hơn , suờn nào thoải hơn . vì sao em biết
SBT tập bản đồ 6 trang 23
dựa vào đường đồng mức ở hình 2 , hãy cho biết sườn phía dông và sườn phía tay sườn nào dốc hơn , suờn nào thoải hơn . vì sao em biết
SBT tập bản đồ 6 trang 23
sườn tây dốc hơn sườn đông
Sườn đông thoải hơn
bạn thu hiền ơi. vi sao ban biet
sườn Tây dốc hơn vì các đường đồng mức gần nhau hơn. Sườn Đông thoải hơn vì các đường đồng mức xa nhau hơn
Chúc bạn học tốt
Đường đồng mức là gì. Dựa vào đường đồng mức cho ta biết điều gì?
Đường đồng mức là đường nối liền các điểm có cùng độ cao.
- Dựa vào đường đồng mứct có thể biết được độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng của địa hình đó là độ dốc.
+ Các đường đồng mức càng gần nhau, địa hình càng dốc.
+ Các đường đồng mức càng xa nhau, địa hinh càng thoải
Em có thể quan sát vào hình vẽ dưới đây để thấy được độ dốc của địa hình thông qua đường đồng mức.
Chúc em học tốt!
Đường đồng mức : là đường nối liền những điểm có cùng một độ cao.
-Các đường đồng mức càng gần thì địa hình càng dốc.
Đường đồng mức là đường nối liền các điểm có cùng độ cao trên bản đồ .
- Dựa vào đường đồng mức biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng của địa hình: độ dốc.
- Khoảng cách:
+ Các đường đồng mức càng gần nhau, địa hình càng dốc.
+ Các đường đồng mức càng xa nhau, địa hinh càng thoải
dân cư châu á phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực nào vì sao??
Dân cư chấu á phân bố không đồng đều .Tập trung nhiều ở những vùng có khí hậu thuận lợi : ở lưu vực các con sông lớn ,gần biển để thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh tế ,trao đổi trao lưu buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới.
Chúc bạn học tốt ^^
- Khí hậu phân hóa khác nhau ở từng nơi . Bắc á có khí hậu cận cực(giải thích :gần liên băng nga nên rất lạnh) nên dân cư sinh sống rất ít,Trung á có khí hậu núi cao(có nhiều dãy núi như himalya...),khí hậu nhiệt đới khô(mưa ít) ( giải thích vì trung á không có bờ biển, địa hình ăn sâu vào đất liền),nên dân cư cũng sống ít,Tây nam á có khí hậu cận nhiệt khô,nhiều vùng cũng biến thành hoang mạc (vì có dòng biển lạnh đi qua và nhiều yếu tố tự nhiên khác) nên dân cư chỉ sống ở vùng đồng bằng lưỡng hà và các thành phố lớn .Đông Á ,Nam Á , Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa( mưa nhiều) thuận lợi để phát triển nông nghiệp nên dân cư tập trung đông đúc
Dân cư châu Á phân bố không đồng đều .Tập trung nhiều ở những vùng có khí hậu thuận lợi : ở lưu vực các con sông lớn, gần biển để thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh tế ,trao đổi trao lưu buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới.
Chúc bạn học tốt!
với quả địa cầu và ngon đèn trong phòng tối , em hãy chứng minh hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất
là:khi ta quay quả địa cầu thì phần bóng đèn sẽ chiếu sáng 1nửa con nua kia thi bi che khat boi bong toi la ko có bóng đèn chiếu vào ''đó trái đất hình cầu''.
nhớ để lại like khi đọc xong nhé!
Khi ta đặt cố định cái đèn và quả địa cầu, ta bật đèn và để đèn chiếu vào quả địa cầu. Ta từ từ quay quả địa cầu. Khi đó ta thấy rằng vì quả địa cầu có hình cầu nên ánh đèn chỉ chiếu sáng được một nửa và khi quay quả địa cầu thì mọi quả địa cầu lần lượt tiếp thu được ánh đèn. Cũng giống như Trái Đất, vì nó có hình cầu nên Mặt Trời không thể chiếu sáng toàn bộ Trái Đất. Và vì Trái Đất cũng tự quay nên khắp nơi trên Trái Đất lần lượt có ngày, đêm.
câu 1:Nêu đặc điểm vận động của Trái Đất. Trái Đất tự quay quanh trục sinh ra mấy hệ quả ? Hãy nêu những hệ quả đó
Câu2:Lấy 1 ví dụ về tỉ lệ của bản đồ . Nêu ý nghĩa của tỉ lệ đó.
Câu3:Độ cao trên bản đồ được biểu hiện bằng những kí hiệu gì?
câu 1:Nêu đặc điểm vận động của Trái Đất. Trái Đất tự quay quanh trục sinh ra mấy hệ quả ? Hãy nêu những hệ quả đó:
Trái đất có 2 vận động:
* Vận động tự quay quanh trục:
+ Đặc điểm:
~ quay từ tây -> đông ( ngược chiều kim đồng hồ )
~ thời gian tự quay quanh trục là 23h 56’04”.
~ vận tốc quay lớn nhất ở xích đạo và giảm dần về 2cực.
+ Hệ quả:
~ sự luân phiên ngày đêm do trái đất hình khối cầu và luôn được Mặt Trời chiếu sáng 1 nửa, sinh ra ngày đêm.
~ do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt Trái đất đều được mặt trời chiếu sáng rồi chìm vào bóng tối -> sự luân phiên ngày đêm.
~ giờ trên trái đất và đường chuyển ngày quốc tế do trái đất hình khối
cầu, tự quay quanh trục nên các địa điểm thuộc kinh tuyến khác nhau có giờ khác nhau ( giờ địa phương )
~ giờ quốc tế: người ta chia Trái đất làm 24 múi giờ mỗi mũi giờ rộng 15* kinh tuyến. Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế.
~ sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:
lực làm lệch hướng là lực Côriôlic.
- Biểu hiện: Bắc bán cầu lệch về phía phải.
Nam bán cầu lệch về phía trái.
- Nguyên nhân: do vận động tự quay của trái đất từ tây -> đông với vận tốc khác nhau ở các vĩ độ.
- Lực Côriôlic tác động đến sự chuyển động các khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái đất.
*Vận động quay quanh mặt trời của trái đất:
+ Đặc điểm:
~ Trái đất quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình Elip.
~ Trong khi chuyển động trục trái đất luôn nghiêng 1 góc 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo .
~ Quay theo hướng từ tây -> đông.
~ Thời gian Trái đất chuyển động quay quanh mặt trời: 365 ngày và 6giờ 56 phút 48 giây.
giờ.
~ Trái đất đến gần mặt trời nhất vào ngày 3/1 (điểm cận nhật) với khoảng cách
147 Km (vận tốc 30,3 km/s), xa mặt trời nhất vào ngày 5/7 (điểm viễn nhật) với khoảng
cách 152 km (vận tốc 29,3 km/s).
~ Tốc độ chuyển động trung bình là 29,8km/s.
+ Hệ quả:
~ Chuyển động biểu kiếnm hằng năm của mặt trời: là chuyển động nhìn thấy bằng mắt
nhưng không có thật.
Nguyên nhân : do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động quanh
mặt trời.
~ Hiện tượng mùa: là khoảng thời gian trong năm có những đặc điểm riêng về thời tiết
Và khí hậu. có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.mùa 2 bán cầu trái ngược nhau.
Nguyên nhân: do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng nên bán cầu Bắc và bán cầu Nam lần lượt ngả về phía mặt trời khi chuyển động trên quỹ đạo.
* Hiên tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa:
+ Từ ngày 21/3 ->23/9 : Bắc bán cầu ngả về phía mặt trời: mùa xuân hạ ở Bắc bán cầu ngày dài hơn đêm, nam bán cầu mùa thu đông đêm dài hơn ngày.
+ Từ ngày 23/9 ->21/3 : Nam bán cầu ngả về phía mặt trời: mùa xuân hạ ở nam bán cầu ngày dài hơn đêm, bắc bán cầu mùa thu đông đêm dài hơn ngày.
+ Riêng 2 ngày 21/3 và 23/9: thì mặt trời vuông góc với xích đạo ngày dài hơn đêm.
+ Ở xích đạo quanh năm ngày đêm dài bằng nhau, càng xa xích đạo độ dài ngày đêm càng lệch.
+ Từ vòng cực> cực có hiện tượng ngày đêm 24h càng về gần cực số ngày đêm địa cực càng lớn.
+ Ở 2 cực số ngày đêm dài 24h kéo dài 6 tháng.
Câu2:Lấy 1 ví dụ về tỉ lệ của bản đồ . Nêu ý nghĩa của tỉ lệ đó:
a) Khái niệm:
Tỉ lệ của một bản đồ là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa. Trên mỗi bản đồ, tỉ lệ được đặt ở dưới tên bản đồ cho người đọc biết được mức độ thu nhỏ của đối tượng ngoài thực tế lên bản đồ. Thước tỉ lệ thường đặt ở dưới góc bản đồ phục vụ cho việc đo đạc các thông số như khoảng cách và diện tích trên bản đồ.
c) Ví dụ:
Ký hiệu của tỉ lệ có dạng 1:M, trong đó số M chỉ khoảng cách thực tế lớn gấp bao nhiêu lần khoảng cách tương ứng đo trên bản đồ. Chẳng hạn nếu 1 cm trên bản đồ ứng với 1 km ngoài thực địa thì bản đồ đó có tỉ lệ 1:100000 vì 1 km = 100.000 cm.
Bản đồ có tỉ lệ lớn thì càng chi tiết và tương ứng với số M nhỏ. Bản đồ tỉ lệ nhỏ kém chi tiết hơn và có số M lớn.
d) Ý nghĩa:
- Cho biết thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa.
- Tỉ lệ của bản đồ càng lớn thì mức chi tiết của bản độ càng cao.
Câu3:Độ cao trên bản đồ được biểu hiện bằng những kí hiệu gì?:
1.Các loại kí hiệu bản đồ.
* Khái niệm kí hiệu bản đồ: Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc…dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
* Phân loại kí hiệu bản đồ: Gồm có 3 loại
+Kí hiệu điểm: Thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình.
+Kí hiệu đường: Đúng với tỉ lệ bản đồ
+Kí hiệu diện tích: Tương đối đúng với tỉ lệ bản đồ.
* Phân dạng kí hiệu: Gồm có 3 dạng
+Kí hiệu hình học
+Kí hiệu chữ
+Kí hiệu tượng hình.
- Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước
- Bảng chú giải là bảng giải thích nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu có trên bản đồ.
2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
- Ngoài sử dụng thang màu người ta còn sử dụng đường đồng mức để biểu hiện địa hình.
- Khi các đường đồng mức càng gần thì địa hình càng dốc.
- Đối với cách thể hiện địa hình thang màu thì người ta quy định như sau:
+Từ 0 đến 200m là màu xanh lá cây
+Từ 200 đến 500m là màu vàng hay hồng nhạt
+Từ 500 đến 1000m là màu đỏ
+Từ 2000m trở lên là màu nâu….
Để biểu hiện 1 khu vực có rừng hay không người ta dùng kí hiệu gì?
Trả lời:
Để biểu hiện 1 khu vực có rừng hay không người ta dùng kí hiệu:
+ Đối với khu vực có rừng: Khí hiệu bằng một cây xanh, nhiều cây xanh.
+ Đối với không khu vực có rừng: Khí hiệu bằng một cây xanh bị gạch chéo, nhiều cây xanh bị gạch chéo.
Trả lời:
Để biểu hiện 1 khu vực có rừng hay không người ta dùng kí hiệu:
+ Đối với khu vực có rừng: Kí hiệu bằng một cây xanh, nhiều cây xanh.
+ Đối với không khu vực có rừng: Kí hiệu bằng một cây xanh bị gạch chéo, nhiều cây xanh bị gạch chéo.
neu ý nghĩa của đường đồng mức
Trả lời:
Đường đồng mức hay còn gọi là đường bình độ là đường thể hiện trên bản đồ địa hình quỹ tích của các điểm trên mặt đất tự nhiên tùy theo tỷ lệ của bản đồ so với địa hình thực tế, mà khoảng cao đều có thể là 1 m, 5 m, 10 m, (bản đồ tỷ lệ càng lớn, càng chi tiết, thì khoảng cao đều càng nhỏ). Khoảng cách thưa hay mau của các đường đồng mức trong bản đồ địa hình nói lên độ dốc hay thoải của vùng địa hình mà bản đồ thể hiện, càng mau càng dốc và ngược lại.
Ý nghĩa của đường đồng mức: biểu hiện độ cao của địa hình trên bản đồ
có bao nhiêu cách thể hiện địa hình trên bản đồ???giúp mình nhé mình cần gấp!!!!
Có 2 cách thể hiện địa hình trên bản đồ: 1, Màu sắc 2, Đường đồng mức
Đường đồng mức cho biết các đặc điểm nào của địa hình
- Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao so với mực nước biển.
Đường đồng mức cho biết các đặc điểm nào của địa hình:- Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc, các đường đồng mức càng thưa thì địa hình có độ dốc càng nhỏ.