Cho cân bằng N2(k) + 3H2 ⇌ 2NH3 (ΔH < 0)
Cần tác động các yếu tố (nhiệt độ, nồng độ, áp suất) như thế nào để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận. giải thích?
Cho cân bằng N2(k) + 3H2 ⇌ 2NH3 (ΔH < 0)
Cần tác động các yếu tố (nhiệt độ, nồng độ, áp suất) như thế nào để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận. giải thích?
Để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, cần tác động đến:
+ Nhiệt độ: giảm nhiệt độ của hệ. Phản ứng toả nhiệt do ΔH<0 nên khi giảm nhiệt độ thì cân bằng dịch chuyển sang chiều thuận.
+ Nồng độ: tăng nồng độ N2, H2, giảm nồng độ NH3 do cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ chất tăng nồng độ, theo chiều làm tăng nồng độ chất giảm nồng độ.
+ Áp suất: phản ứng làm giảm số mol khí (1+3>2) nên áp suất khí sau phản ứng giảm. Do đó tăng áp suất hệ để cân bằng chuyển dịch sang chiều thuận.
Cho phản ứng: A+2B->C. Nồng độ ban đầu của A là 0.8 mol/l, của B là 1 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của B còn 0.6 mol/l. Vậy nồng độ của A còn lại là: A. 0.4. B. 0.2. C. 0.6. D. 0.8.
Cho mg hỗn hợp CaO và CaCo3+ Acl dư thu được 0,448 lít+khí kết tủa(đktc) và 3,33 g muối.Tính giá trị của m
tôi muốn vài ví dụ thực tế về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong bài 36 lớp 10
ví dụ của tôi là các ví dụ thực tế
về những thứ xảy ra ngoài đời thực
- chất xúc tác: bếp tắt, bạn quạt hoặc thổi là đang cung cấp Oxi cho bếp nên bếp cháy.Oxi ko bị mất đi
+) các enzim xúc tác trong cơ thể chúng ta
- diện tích bề mặt: nếu để củi to thì sẽ cháy nhỏ. bây giờ ta chặt nhỏ củi ra thì sẽ cháy nhanh hơn.
- nhiệt độ: trong mùa hè thức ăn thường nhanh bị ôi thiu hơn do nhiệt độ làm quá trình xảy ra phản ứng nhanh hơn còn mùa đông thì thức ăn lâu hỏng hơn vì nhiệt độ thấp quá trình xảy ra phản ứng chậm hơn.
+) Ta pha nước chanh đường. Nếu cho đá vào trước rồi mới bỏ đường vào ngoáy thì sẽ phải ngoáy với thời gian lâu thì đường mới tan và ngược lại.
- áp suất: chúng ta thường sử dụng những nồi áp suất để nấu thức ăn. Thức ăn sẽ nhanh chín hơn. Vd: nồi cơm điện.
Các yếu tố như nhiệt độ, áp suất chất khí, chất xúc tác và diện tích bề mặt chất rắn có ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng hoá học. Tuỳ theo phản ứng hoá học cụ thể mà vận dụng một, một số hay tất cả các yếu tố trên để tăng hay giảm tốc độ phản ứng. Trong những trường hợp dưới đây, yếu tố nào trong số các yếu tố trên ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ?
a) Sự cháy diễn ra mạnh và nhanh hơn khi đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào lọ đựng khí oxi.
b) Khi cần ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại.
c)Phản ứng oxi hoá lưu huỳnh đioxit tạo thành lưu huỳnh trioxit diễn ra nhanh hơn khi có mặt vanađi oxit (V2O5V2O5).
d)Nhôm bột tác dụng với dung dịch axit clohiđric nhanh hơn so với nhôm dây.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong mỗi trường hợp đã cho là :
a) Tăng nồng độ chất tham gia phản ứng (khí oxi) làm tăng tốc độ phản ứng.
b) Giảm nồng độ chất tham gia phản ứng (khí oxi) làm giảm tốc độ phản ứng.
c) V2O5V2O5 là chất xúc tác, làm tăng tốc độ phản ứng.
d) Giảm kích thước hạt để tăng tốc độ phản ứng.
cho hỏi các ý nghĩa thực tiễn của tốc độ pưhh
Nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí, tạo nhiệt độ hàn cao hơn. Nấu thực phẩm trong nồi áp suất chóng chín hơn so với nấu chúng ở áp suất thường. Các chất đốt rắn như than, củi có kích thước nhỏ sẽ cháy nhanh hơn. Để tăng tốc độ tổng hợp HN3HN3 từ N2N2 và H2H2 người ta phải dùng chất xúc tác, tăng nhiệt độ và thực hiện ở áp suất cao.