Bài 38: Cân bằng hóa học

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. PHẢN ỨNG MỘT CHIỀU, PHẢN ỨNG THUẬN NGHỊCH VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

1. Phản ứng một chiều

Khái niệm: Phản ứng một chiều là phản ứng xảy ra theo chiều xác định từ trái sang phải và không xảy ra phản ứng theo chiều ngược lại.

Ví dụ:

2KClO3   \(\xrightarrow[t^o]{MnO_2}\)   2KCl   +  3O2 

Khi đun nóng các tinh thể KClO3 có mặt chất xúc tác MnO2, KClO3 phân hủy thành KCl và O2. Cũng trong điều kiện đó, KCl và O2 không phản ứng được với nhau để tạo thành KClO3, nghĩa là phản ứng chỉ xảy ra một chiều từ trái sang phải.

Trong phương trình hóa học của phản ứng một chiều, người ta dùng một mũi tên để chỉ chiều của phản ứng.

2. Phản ứng thuận nghịch

Khái niệm: Là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng một điều kiện.

Ví dụ:

Cl2   +   H2O    ⇌   HCl   +   HClO

Trong phương trình hóa học của phản ứng thuận nghịch, người ta dùng hai mũi tên ngược chiều nhau thay cho một mũi tên đối với phản ứng một chiều.

3. Cân bằng hóa học

Xét phản ứng:

H2 (k)   +   I2  (k)   ⇌  2HI (k)


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Hoaa đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (24 tháng 5 2021 lúc 10:17) 0 lượt thích