Bài 4. Nguyên tử của một số nguyên tố có số hiệu nguyên tử là : 11,15,16,19,20. Nêu vị trí và cấu tạo của các nguyên tố này.
Bài 4. Nguyên tử của một số nguyên tố có số hiệu nguyên tử là : 11,15,16,19,20. Nêu vị trí và cấu tạo của các nguyên tố này.
11: Na - Ô số 11 chu kì 3 nhóm IA
15: P - Ô số 15 chu kì 3 nhóm VA
16: S - Ô số 16 chu kì 3 nhóm VIA
19: K - Ô số 19 chu kì 4 nhóm IA
20: Ca - Ô số 20 chu kì 4 nhóm IIA
TK
Na: 11 - Ô số 11 chu kì 3 nhóm I
P :15 - Ô số 15 chu kì 3 nhóm V
S : 16 - Ô số 16 chu kì 3 nhóm VI
K :19- Ô số 19 chu kì 4 nhóm I
Ca :20- Ô số 20 chu kì 4 nhóm II
Bài 5. Hãy cho biết KHHH, NTK, tên nguyên tố, CHHH oxit có hóa trị cao nhất của các nguyên tố trong chu kì 3. Nguyên tố nào là KL mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất? Nguyên tố nào là khí hiếm? Nguyên tố nào là kim loại kiềm?
CHHH oxit có hóa trị cao nhất lần lượt là
$Na_2O;MgO;Al_2O_3;SiO_2;P_2O_5;SO_3;Cl_2O_7$
Nguyên tố KL mạnh nhất là Na
Nguyên tố phi kim mạnh nhất là Cl
Nguyên tố khí hiếm là Ar
Nguyên tố kim loại kiềm là Na
Giải thích tại sao trong nước tự nhiên thường có lẫn những lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.
Hãy dùng một hóa chất để có thể loại đồng thời các muối trên khỏi nước.
Vì trong hình thành tự nhiên thành phần của đá có chứa nhiều CaCO3 và MgCO3. Khi mưa có nồng độ NO cao sẽ chuyển thành axit HNO3 hay mưa có nồng độ CO2 cao sẽ phản ứng chuyển hóa tạo nên những muối trên.
Ta dùng $Na_2CO_3$ để kết tủa hết và loại bỏ các cation làm nước cứng
+ Vì trong tự nhiên có sấm sét, mưa: N2+O2−−−−−−>2NO NO+1/2O2−−−−−−−−>NO2 2NO2+1/2O2+H2O−−−−−−−>2HNO3 + đá vôi có lẫn MgCO3 sẻ bị nước mưa hoà tan : CaCO3+2HNO3−>Ca(NO3)2+CO2+H2O MgCO3+2HNO3−−−−−−>Mg(NO3)2+CO2+H2O +Trong không khí có CO_2 nên : CaCO3+CO2+H2O−−−−−−−>Ca(HCO3)2 MgCO3+CO2+H2O−−−−−−−−−>Mg(HCO3)2
- để loại bỏ các muối trên ta dùng Na2CO3
. Khí clo điều chế trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng của dd HCl với MnO2 thường lẫn tạp chất là hơi nước và axit clohidric. Để thu được khí clo tinh chất, người ta dẫn khí clo lẫn tạp chất đi qua 2 bình mắc nối tiếp nhau, mỗi bình đựng một chất lỏng. Hãy cho biết tên chất lỏng đựng trong bình thứ nhất và thứ hai. Giải thích.
Bình thứ nhất đựng dung dịch NaCl để giữ lại HCl bay hơi. Bình 2 đựng H2So4 đặc để giữ nước
\(n_A = \dfrac{2,75}{4,297.32} = 0,02(mol)\\ \Rightarrow x = \dfrac{n_{CO_2}}{n_A} = \dfrac{ \dfrac{1,792}{22,4}}{0,02} = 4\)
A : \(C_4H_8O_zN_tCl_t\)
Suy ra: 16z + 49,5t =81,5
Với z = 2 ;t = 1 thì thỏa mãn
Vậy CTPT của A: \(C_4H_8O_2NCl\)
Phân loại các hợp chất sau thành 2 nhóm :
Nước, amoniac, metan, etilen, axit axetic, etan, axetilen, etanol, metanol, natri clorua, stronti clorua, Clorofom, natri hipoclorit, canxi monohiđrua, Mangan(II) oxit, axit cacbonic, cacbon monoxit, cacbon đioxit, nitrometan, iot, propan, benzen, đimetyl ete, metoxietan, hiđro, clotriflometan, glucozơ, nhựa PE, nhựa PVC.
Hợp chất vô cơ | Hợp chất hữu cơ |
Hợp chất vô cơ | Hợp chất hữu cơ |
Nước,amoniac,natri clorua,stronti clorua,natri hipoclorit,canxi monodirua,mangan II oxit,axit cacbonic, cacbon monoxit, cacbon dioxit, iot,hidro | metan, etilen, axit axetic, etan, axetilen, etanol, metanol,Clorofom,nitrometan,propan, benzen, đimetyl ete, metoxietan,clotriflometan, glucozơ, nhựa PE, nhựa PVC. |
Đốt cháy hoàn toàn 6gam chất X thu được 4,48 lít khí CO2(đktc) và 3,6gam H2O. a) X tạo bởi những nguyên tố nào? b) tìm CT ĐG của X? c) Tìm CTHH của X biết dX/H2=30.
19:20
a)
\(n_C = n_{CO_2} = \dfrac{4,48}{22,4} = 0,2(mol)\\ n_H = 2n_{H_2O} = \dfrac{3,6}{18}.2= 0,4(mol)\\ n_O = \dfrac{6-0,2.12-0,4}{16} = 0,2(mol)\)
Vậy X gồm 3 nguyên tố : C,H và O.
b)
Ta có: \(n_C: n_H : n_O = 0,2: 0,4 : 0,2 = 1 : 2 : 1\)
Vậy, CTĐGN là CH2O
c)
CTHH của X: (CH2O)n.
Ta có : (12 + 2+16)n = 30.2
Suy ra n = 2
Vậy CTHH của X : C2H4O2
\(n_{CO_2} = 0,1 ; n_{H_2O} = 0,1\)
\(M_X = \dfrac{1}{ \dfrac{0,373}{22,4}} = 60(đvC)\)
Bảo toàn khối lượng :
\(m_{O_2} = 0,1.44 + 1,8 -3 = 3,2(gam)\\ \Rightarrow n_{O_2} = 0,1(mol)\)
Bảo toàn nguyên tố với C,H và O :
\(n_C = n_{CO_2} = 0,1\ mol\\ n_H = 2n_{H_2O} = 0,1.2 = 0,2\ mol\\ n_O = 2n_{CO_2} + n_{H_2O} -2n_{O_2} = 0,1(mol)\\ n_X = \dfrac{3}{60} = 0,05(mol)\)
Ta có :
Số nguyên tử Cacbon = \( \dfrac{0,1}{0,05} = 2\)
Số nguyên tử Hidro = \( \dfrac{0,2}{0,05} = 4\)
Số nguyên tử Oxi = \( \dfrac{0,1}{0,05} = 2\)
Vậy CTPT của X : C2H4O2
Đốt cháy 4,4 gam chất hữu cơ B thu được 6,72 lít khí CO2 và 7,2 gam nước. Xác định công thức của B biết B có khối lượng mol là 44 gam
Ta có :
\(n_{CO_2} = \dfrac{6,72}{22,4} = 0,3(mol)\\ n_{H_2O} = \dfrac{7,2}{18}= 0,4(mol)\)
Suy ra :
\(n_C = n_{CO_2} = 0,3(mol)\\ n_H = 2n_{H_2} = 0,4.2 = 0,8(mol)\)
Mà :
\(m_C + m_H + m_O = m_B \Rightarrow n_O = \dfrac{4,4-0,3.12-0,8}{16} =0\).Chứng tỏ B không chứa Oxi.
Ta có : \(n_C : n_H = 0,3 : 0,8 = 3 : 8\)
Nên gọi CTHH của B là \((C_3H_8)_n\)
Mặt khác : \(M_B = (12.3 + 8).n = 44\\ \Rightarrow n = 1\)
Vậy CTHH của B : C3H8
cho 2,24 lít SO2 đktc vào 750ml dd KOH 0,2 M. Tính nồng độ mol chất tan trong dd mới (giả sử thể tích thay đổi ko đáng kể)
n\(_{so_2}\) = \(\frac{2,24}{22,4}=0,1\) (mol)
n\(_{KOH_{ }}\)= 0,75 x 0,2= 0,15(mol)
SO\(_2\) + \(2KOH\)\(\rightarrow\) \(K_2SO_3\) + H\(_2\)O
Mol 0,1 0,1
C\(_M\)= \(\frac{0,1}{0,75}\)= 0,133M
cho 2,24 lít SO2 đktc vào 750ml dd KOH 0,2 M. Tính nồng độ mol chất tan trong dd mới (giả sử thể tích thay đổi ko đáng kể)
--
nSO2= 0,1(mol); nKOH= 0,15(mol)
1< nKOH/nSO2= 1,5 <2
=> Sp tạo 2 muối là K2SO3 và KHSO3.
Gọi x,y lần lượt là số mol 2 muối K2SO3 và KHSO3 sản phẩm.
PTHH: 2 KOH + SO2 -> K2SO3 + H2O
2x______________x___x(mol)
KOH + SO2 -> KHSO3
y_____y______y(mol)
=> \(\left\{{}\begin{matrix}2x+y=0,15\\x+y=0,1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=0,05\\y=0,05\end{matrix}\right.\)
Vddsau= VddKOH= 0,75(l)
=> CMddK2SO3= 0,05/0,75= 1/15(M)
CMddKHSO3=0,05/0,75=1/15(M)
Em xem lại cách làm trên nhé!