Bài 33: An toàn điện

PH
Xem chi tiết
LQ
Xem chi tiết
BT
5 tháng 5 2017 lúc 19:04

Câu 1:

Tai nạn điện giật thường xảy ra đột ngột do chúng ta không may chạm vào nguồn điện hoặc không thực hiện đúng nguyên tắc đề phòng tai nạn khi tiếp xúc với điện. Khi đó nếu không biết cách phòng chống và sơ cứu hiệu quả thì người bị điện giật có thể bị bỏng, thậm chí tử vong.

Vì vậy, việc sơ cứu nạn ban đầu cho nhân bị điện giật có vai trò rất quan trọng trong việc cứu sống nạn nhân.

Cách sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật

- Khi phát hiện người bị điện giật, trước tiên cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách cắt cầu dao điện. Có thể dùng bất cứ một vật dụng gì khô nhưng không phải bằng kim loại để đẩy, tách nạn nhân ra khỏi dòng điện. (Lưu ý: Không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn bao nylon, vải khô, đi guốc dép khô hay đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra).

- Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát.

- Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách, áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có di động hay không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân.

Với nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu thở: tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực tại chỗ, cho đến khi tự thở được hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại.

+ Hô hấp nhân tạo

+ Ép tim ngoài lồng ngực

Với nạn nhân còn tỉnh: Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại. Động viên, an ủi để nạn nhân yên tâm.

- Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
22 tháng 1 2017 lúc 13:25

dòng điện có 5 tác dụng gồm
- tác dụng quang học : làm phát sáng bóng đèn...
- tác dụng hóa học : sử dụng trong điện phân...
- tác dụng nhiệt : làm nóng dây điện trở...
- tác dụng từ : làm lệch kim nam châm( bạn có thể tham khảo thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện của Ơxơtêt)...
- tác dụng sinh lí : làm co giật cơ, sử dụng trong y học( kích tim ngoài lồng ngực...)...

Bình luận (0)
ND
22 tháng 1 2017 lúc 13:27
Đấu sai các cực trên ổ cắm và thiết bị; Dây nối đất không nối đúng vào cực trung tính trong ổ cắm mà nối vào cực dương, khiến chính dây trung tính đó trở nên dẫn điện. Hình 36. Người sử dụng dụng cụ dạng súng phải đeo phương tiện bảo vệ mắt, tai và đội mũ bảo hộ Nắp đậy cầu chì, hộp cầu dao, đầu ra ở đui đèn hỏng hoặc mất; dùng dây dẫn trần; Các dây cáp mềm bị hư hỏng do cọ xát vào các bề mặt sắc hoặc chạy ngầm dưới đất; Sửa chữa tạm thời cáp mềm bằng băng cách điện
Bình luận (0)
TP
22 tháng 1 2017 lúc 21:51

1.Do bất cẩn
- Do người lao động không tuân thủ nghiêm túc các quy trình đóng cắt điện. Đóng hoặc cắt điện mà không kiểm tra kỹ những mối liên quan đến mạch điện sẽ được thao tác: đóng điện khi có bộ phận đang thao tác trong mạng mà không được báo trước. Ngắt điện đột ngột làm người thi công không chuẩn bị trước phương pháp đề phòng tai nạn cũng như các thao tác sản xuất thích hợp.
- Người lao động chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật an toàn
-Thiếu hoặc không sử dụng đúng các dụng cụ bảo hộ lao động như :ủng, găng tay cách điện,thảm cao su,giá cách điện.
2.Do sự thiếu hiểu biết của người lao động
- Chưa được huấn luyện đầy đủ về an toàn điện.
- Sử dụng không đúng các dụng cụ nối điện thế trong các phòng bị ẩm ướt
3.Do sử dụng thiết bị điện không an toàn
- Sự hư hỏng của thiết bị,dây dẫn điện và các thiết bị mở máy
- Thiếu các thiết bị và cầu chì bảo vệ hoặc có nhưng không đáp ứng yêu cầu
- Thiết bị điện sử dụng không phù hợp với điều kiện sản xuất
- Do hệ thống điện và các hệ thống đảm bảo an toàn hoạt động thiếu đồng bộ
4.Do quá trình tổ chức thi công và thiết kế
- Do không ngắt điện trong dây cáp ngầm nên khi thi công máy đào va chạm vào dây cáp
- Trong quá trình thi công hàn,dây điện được trải ngay trên mặt sàn do vị trí của máy hàn và thiết bị hàn không cố định. Kim loại bị chảy do nhiệt độ cao dưới tác động của dòng điện hoặc hơi cháy làm bắn văng ra xỉ hàn ( gọi là tia lửa hàn) có thể gây cháy dây điện dẫn đến tai nạn.
- Bố trí không đầy đủ các vật che chắn,rào lưới ngăn ngừa việc tiếp xúc bất ngờ với bộ phận dẫn điện,dây dãn điện của các trang thiết bị
- Nhiều tòa nhà khi thiết kế không tính hết nhu cầu sử dụng thiết bị điện của người dân dẫn đến quá tải, chập cháy
- Người thiết kế chỉ lưu ý đến phần tiếp đất, chống sét bằng thu lôi chứ không lưu ý đến hệ thống nối đất an toàn cho các thiết bị điện sử dụng trong nhà.
5.Do môi trường làm việc không an toàn
- Tai nạn điện do nơi làm việc bị ẩm hoặc thấm nước
Các phòng ít nguy hiểm về điện là phòng có môi trường không khí tương đối khô. Độ ẩm tương đối của không khí không quá 75% khi nhiệt độ từ 5 ~ 25oC. Sàn của loại phòng này có điện trở lớn và không khí không có các loại bụi dẫn điện bay lơ lửng.
Phòng nguy hiểm nhiều là phòng có độ ẩm lớn trên 75%, nhiệt độ trung bình trên 25oC. Độ ẩm tương đối có lúc nhất thời tăng đến bão hoà như các phòng hấp hơi, phòng đang bảo dưỡng bê tông bằng hơi nước nóng. Một số phòng khô, có hoặc không có lò sưởi và trong phòng được phun ẩm nhất thời. Những phòng có nhiều bụi dẫn điện như phòng nghiền than, xưởng chuốt phòng nguy hiểm còn là phòng có nhiệt độ trên 30oC làm người lao động trong đó luôn chảy mồ hôi. Khi người có mồ hôi, khi va chạm với điện thì mối nguy hiểm tăng gấp bội.
Phòng đặc biệt nguy hiểm là các phòng rất ẩm. Độ ẩm tương đối của loại phòng này xấp xỉ 100%, mặt tường, mặt trần thường xuyên có lớp nước ngưng tụ. Phòng thường xuyên ẩm mà sàn lại dẫn điện như bằng tôn dập chống trơn hoặc có những sàn đứng thao tác bằng tôn.
6.Do sự bất cập trong tiêu chuẩn hiện hành
Do tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành có nhiều điểm lỗi thời,nhiều đơn vị khi thi công phải lượm lặt các tiêu chuẩn an toàn điện từ trên thế giới, gây ra tình trạng thiếu đồng bộ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.

do kiến thức có hạn nên chỉ tới đây thui

Bình luận (0)