Nhà máy dệt may Hòa Thọ là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào? A.Khu công nghiệp tập trung. B. Điểm công nghiệp. C.Trung tâm công nghiệp. D.Vùng công nghiệp
Nhà máy dệt may Hòa Thọ là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào? A.Khu công nghiệp tập trung. B. Điểm công nghiệp. C.Trung tâm công nghiệp. D.Vùng công nghiệp
Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào phù hợp với các nước đang phát triển? a. Điểm công nghiệp b. Khu công nghiệp c. Trung tâm công nghiệp d. Vùng công nghiệp
Khu công nghiệp khác khu chế xuất chỗ nào? a. Khu chế xuất chỉ chuyên xuất khẩu còn khu công nghiệp không có hàng xuất khẩu b. Khu công nghiệp chỉ chuyên xuất khẩu còn khu chế xuất không có hàng xuất khẩu c. Khu chế xuất chuyên xuất khẩu còn khu công nghiệp vừa trong nước vừa xuất khẩu d. Khu công nghiệp chỉ chuyên xuất khẩu còn khu chế xuất vừa trong nước vừa xuất khẩu
Khu công nghiệp khác khu chế xuất chỗ nào?
a. Khu chế xuất chỉ chuyên xuất khẩu còn khu công nghiệp không có hàng xuất khẩu
b. Khu công nghiệp chỉ chuyên xuất khẩu còn khu chế xuất không có hàng xuất khẩu
c. Khu chế xuất chuyên xuất khẩu còn khu công nghiệp vừa trong nước vừa xuất khẩu
d. Khu công nghiệp chỉ chuyên xuất khẩu còn khu chế xuất vừa trong nước vừa xuất khẩu
Ứng dụng của ngành công nghiệp điện tử tin học trong đời sống
tham khảo nha!!!
IV. Công nghiệp điện tử- tin học
1. Vai trò
- Là một ngành công nghiệp trẻ.
- Là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.
- Là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
2. Cơ cấu
Gồm 4 phân ngành:
- Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Ấn Độ...
- Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,..) Hồng Kông, Nhật BẢn, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Canađa, Đài Loan, Malaixia...
- Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa..): Hồng Kông, Nhật Bản, Singapo, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...
- Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại..): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc...
3. Đặc điểm sản xuất và phân bố
- Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng, có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.
- Phân bố: Các nước đứng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..
Ứng dụng của ngành công nghiệp điện tử tin học trong đời sống là :
+ Ứng dụng vào các lĩnh vực kinh doanh .
+ Ứng dụng vào việc giảng dạy .
+ Ứng dụng vào thẻ tín dụng .
+ ........
So sánh đặc điểm phân bố công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng em cần tiêu chí với đáp án full ạ
Tham khảo :
Giống nhau :
- Đặc điểm : Đó là những nghành công nghiệp nhẹ nên cả hai nghành đều cần nhiều lao động nhưng không yêu cầu cao về chất lượng, phụ thuộc vào thị trường, nguyên liệu, tạo được nhiều công ăn việc làm, nhất là lao động nữ, sản phẩm rất phong phú đa dạng, có nhiều khả năng suất khẩu, quy trình sản xuất đơn giản, thu lợi nhuận rất dễ dàng. Có thị trường tiêu thụ rộng .
Khác nhau :
Công nghiệp hàng tiêu dùng phụ thuộc chủ yếu vào lao động và thị trường , công nghiệp thực phẩm phụ thuộc vào nguyên liệu và thị trường.
Giống nhau:
- Vai trò: đáp ứng nhu cầu hằng ngày, thiết yếu của con người.Tạo điều kiện để thúc đấy các nghành khác phát triển
- Đặc điểm: là những nghành công nghiệp nhẹ nên cả hai nghành đều cần nhiều lao động nhưng không yêu cầu cao về chất lượng, phụ thuộc vào thị trường, nguyên liệu, tạo được nhiều công ăn việc làm, nhất là lao động nữ, sản phẩm rất phong phú đa dạng, có nhiều khả năng suất khẩu, quy trình sản xuất đơn giản, thu lợi nhuận rất dễ dàng. Có thị trường tiêu thụ rộng
+ Phân bố rộng rài khắp cả nước
Khác nhau:
- Vai trò: công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu các mặt hàng sử dụng hằng ngày. Công nghiệp thực phẩm đáp ứng nhu cầu về ăn uống. Hàng tiêu dùng thúc đẩy các nghành công nghiệp năng phát triển, nhât là công nghiệp hóa chất còn công nghiệp thực phẩm chủ yếu thúc đẩy nghành nông nghiệp phát triển.
- Đặc điểm: công nghiệp hàng tiêu dùng phụ thuộc chủ yếu vào lao động và thị trường, công nghiệp thực phẩm phụ thuộc vào nguyên liệu và thị trường
Tại sao công nghiệp điện tử - tin học được coi là ngành mũi nhọn ở nhiều quốc gia? Em cần gấp ạ
Bạn tham khảo :
Do những đặc điểm nổi bật là:
+ Vốn đầu tư lớn, trình độ KH- KT cao
+ Ứng dụng trong mọi lĩnh vực SX, nghiên cứu KH, hoạt động tài chính giáo dục....nâng cao năng suất lao động và chất lượng cuộc sống.
Tham Khảo !
Công nghiệp điện tử - tin học được coi là ngành công nghiệp động lực, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới. Ngành này được gọi là công nghiệp mũi nhọn vì:
- Ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế và sản phẩm của nó chi phối nhiều ngành kinh tế khác.
- Ngành có vai trò quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước.
- Ngành có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các ngành công nghiệp khác.
- Ngành khai thác các thế mạnh đặc biệt của đất nước, hướng về xuất khẩu và phù hợp với xu thế tiến bộ khoa học công nghệ của thời đại,…
Câu 16: Yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng các khu công nghiệp và khu chế xuất là
A. Khoáng sản. B. Nguồn nước C. Vị trí địa lí D. Khí hậu
Vì sao ngành công nghiệp dệt - may phân bố rộng rãi ở nhiều nước ?
Do đây là ngành có vốn đầu tư ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh, không cần lao động có kĩ thuật cao. Đặc điểm này lại rất phù hợp với các nước đang phát triển, có nguồn lao động dồi dào giá nhân công rẻ nên ở các nước phát triển ngành công nghiệp dệt được ưu tiên. Vừa phục vụ nhu cầu trong nước và để xuất khẩu thu ngoại tệ. mà quan trọng ngành dệt may luôn cần thiết cho nhu cầu của từng quốc gia
Tại sao TP HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta ?
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất vì có nhiều thuận lợi:
- Vị trí địa lí; Nằm trung tâm Đông Nam Bộ, gần các vùng giàu nguyên liệu năng lượng, nằm trong vùng kinh té trọng điểm phía nam.
- Tài nguyên thiên nhiên:
- Đại hình bằng phẳng
- Nguồn nước: phong phú
- Khoáng sản: nằm gần vùng khai thác dầu khí lớn nhất cả nước cả nước, và kề các vùng giàu có tài nguyên sinh vật thủy sản, lâm sản.
- Dân cư - lao động: Có quy mô dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nguồn lao động có trình độ tay nghề cao.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật : tương đối phát triển và ngày càng hoàn thiện.
- Chính sách đầu tư phát triển đặc biệt vốn trong nước, nước ngoài.
Thế nào ngành Công nghiệp mũi nhọn ?
Công nghiệp mũi nhọn: Là nhưng ngành công nghiệp “tiên phong, đi đầu” có khả năng “đón đầu” làm đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế trên cơ sở tận dụng được các nguồn lực trong và ngoài nước.
Công nghiệp mũi nhọn: Là nhưng ngành công nghiệp “tiên phong, đi đầu” có khả năng “đón đầu” làm đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế trên cơ sở tận dụng được các nguồn lực trong và ngoài nước. Nó được xác định dựa trên một số chi tiêu quan trọng như: có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và sản phẩm của nó chi phối nhiều ngành kinh tế khác; là ngành có vai trò quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội của đất nước; là ngành có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với nhiều ngành công nghiệp khác; khai thác các thế mạnh đặc biệt của đất nước, hướng về xuất khẩu và phù hợp với xu thế tiến bộ khoa học công nghệ cùa thời đại.
Ví dụ, các ngành công nghiệp mùi nhọn của nước ta giai đoạn 2001 – 2010 là: công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản; ngành khai thác mỏ (dầu khí, than, quặng kim loại); ngành công nghiệp cơ bàn (cơ khí, luyện kim, điện từ – tin học, hóa chất); công nghiệp dệt may, da giày…