Tại sao các sông ở duyên hải miền Trung thường gây lũ đột ngột và ngập vùng đồng bằng
Tại sao các sông ở duyên hải miền Trung thường gây lũ đột ngột và ngập vùng đồng bằng
Dựa vào atlat địa lý có thể thấy:
- Các sông ở miền trung đa phần là các con sông ngắn, lượng nước dồn về nhanh. Nước chảy từ đầu nguồn mất rất ít thời gian để về hạ nguồn.
- Các sông ở miền trung chảy theo hướng từ tây sang đông theo hướng địa hình dốc, tốc độ chảy mạnh.
- nền đất chủ yếu là đất sét, cộng với rừng thưa, khả năng giữ đất kém.
=> Tốc độ chảy các con sông miền trung lớn, nước dồn về nhanh dễ gây ngập lụt cho đồng bằng. Nền đất yếu, dễ gây sạt lở, làm tình hình ngập lụt càng thêm nghiêm trọng.
Trình bày đặc điểm, thuận lợi, khó khăn về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng?
chứng minh kinh tế biển là tìm năng nổi bậc của vùng duyên hải nam trung bộ
- Nguồn lợi hải sản: Vùng chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt của cả nước. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 60.000 ha, có thể nuôi trồng các loại đặc sản (tôm, tôm hùm, cá mú, ngọc trai...) trên các loại thuỷ vực: mặc, ngọt, lợ.
- Vận tải biển trong nước và quốc tế: Chùm cảng nước sâu đảm bảo tàu có trọng tải lớn vào được, có sẵn cơ sở hạ tầng và nhiều đất xây dựng để xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với các cảng nước sâu và với vị trí địa lý của mình có thể chọn làm cửa ngõ ra biển cho đường “xuyên Á”. Có triển vọng về dầu khí ở thềm lục địa.
a)Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển theo hướng khai thác tổng hợp, bền vững:
+ Ngư nghiệp:
- Phát triển cả nuôi trồng và khai thác thủy sản, sản lượng thủy sản tăng từ hơn 339 nghìn tấn năm 1995 lên gần 624 nghìn tấn năm 2005 (gần 1/5 sản lượng của cả nước).
- Nuôi trồng thủy sản: tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng diện tích nuôi trồng, đa dạng hóa con nuôi và hình thức nuôi trồng. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hoà.
- Khai thác thủy sản: tăng số lượng và công suất tàu thuyền, hiện đại hóa ngư cụ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ gắn với việc phát triển ngành chế biến thủy sản.
- Đã tạo ra nhiều mặt hàng (đông-lạnh hoặc sấy khô) xuất khẩu: cá, tôm, mực ...Phan Thiết, Nha Trang là hai địa phương nổi tiếng về nước mắm.
+ Du lịch:
- Phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo, đẩy mạnh quảng bá và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của ngành du lịch, đẩy mạnh liên kết với các vùng khác, với nước ngoài để phát triển du lịch.
- Các điểm du lịch: Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận) đang thu hút nhiều khách du lịch trong.
và ngoài nước
+ Dịch vụ hàng hải:
- Cải tạo, hiện đại hóa các cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
- Xây dựng các cảng nước sâu: Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nhơn Hội (Bình Định) , Vân Phong (Khánh Hòa) sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất của nước ta.
+ Khai thác khoáng sản biển và sản xuất muối:
- Đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận), cát (Khánh Hòa), ti tan (Bình Định).
- Muối được sản xuất ở nhiều địa phương, nổi tiếng là muối Sa Hùynh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).
b)-Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ (trước gọi là Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) là tên gọi của khu vực kinh tế động lực tại miền Trung Việt Nam, bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên-Huế, thành phố Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam.
b)-Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ (trước gọi là Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) là tên gọi của khu vực kinh tế động lực tại miền Trung Việt Nam, bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên-Huế, thành phố Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam.
-Tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của Tây Nguyên. Hiện đang thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, có nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia.
+ Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lí hơn tiềm năng tự nhiên và lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
kê tên cac con sông lon o nam trung bô
Sông Trà Khúc , sông Kì Lộ , sông Ba , sông Thu Bồn.
dựa vào atlat địa lý , xác định các di sản văn hóa khu vực nam trung bộ ? chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn các di sản đó ?
* Trình bày các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có thuận lọi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế. Nêu giải pháp để khắc phục
cảm ơn m.n giúp đỡ em đang cần rât gấp... thanks!
a) Thuận lợi
- Vị trí địa lí:
+ Kề liền Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển.
+ Có vùng biển rộng lớn với các cảng nước sâu, kín gió, sân bay quốc tế Đà Nẵng và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây, mở mối giao lưu với Tây Nguyên và xa hơn tới Cam-pu-chia và Thái Lan.
- Về tự nhiên:
+ Một dải lãnh thổ hẹp nằm ở phía đông của Trường Sơn Nam, phía bắc có dãy núi Bạch Mã làm ranh giới tự nhiên với Bắc Trung Bộ, phía nam là Đông Nam Bộ.
+ Các nhánh núi ăn ngang ra biển đã chia nhỏ phần duyên hải thành các đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên hàng loạt các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biển đẹp.
+ Có tiềm năng lo lớn về phát triển đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
+ Khoáng sản chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh ở tỉnh Khánh Hoà, vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam); dầu khí (thềm lục địa cực Nam Trung Bộ).
+ Tiềm năng thủy điện không lớn nhưng có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ trên một số sông.
+ Rừng có nhiều gỗ, chim và thú quý. Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha, độ che phủ rừng là 38,9%, trong đó hơn 97% là rừng gổ.
+ Đồng bằng nhỏ hẹp, đất cát pha và đất cát là chính, nhưng cũng có những đồng bằng màu mỡ như đồng bằng Tuy Hoà (Phú Yên). Các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.
- Về kinh tế - xã hội:
+ Số dân gần 8.9 triệu người, 10,5% số dân cả nước (năm 2006).
+ Có nhiều dân tộc ít người (các nhóm dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên người Chăm).
+ Có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nấng, Quy Nhcỉn, Nha Trang, Phan Thiết.
+ Là vùng đang thu hút các dự án đầu tư của nước ngoài.
+ Có các di tích văn hoá thế giới là Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).
b) Khó khăn
- Mùa hạ có gió phơn Tây Nam; phía nam Duyên hải Nam Trung Bộ thường ít mưa, khô hạn kéo dải, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Khoáng sản không nhiều.
- Các dòng sông có lũ lên nhanh, nhưng vé mùa khô lại rất cạn.
- Trong chiến tranh, chịu tổn thất về người và của.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn.
Thuận lợi là dải đồng bằng ven biển là nơi trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây lương thực. Vùng gò đồi có diện tích tương đối lớn thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn, một số nơi có đất bazan hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày. Tỉnh nào củng có biển tạo điều kiện cho ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phát triển. Độ che phủ rừng đứng thứ hai cả nước sau Tây Nguyên với nhiều loài động thực vật có giá trị cao. Tài nguyên du lịch đa dạng bãi biển, đi tích lịch sử, văn hoá. Khó khăn bão lũ lụt, hạn hán, gió Tây Nam khô nóng, vốn đầu tư không cao
Câu 3 : Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam cho biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của vị trí địa lý đối với sự phát triển kinh tế xã hội vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Tầm quan trọng của rừng đối với các tỉnh Cực Nam Trung Bộ ( nhất là Bình Thuận và Ninh Thuận)
Bảo vệ rừng và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ vi:
+ Duyên hải Nam Trung Bộ có hình thẻ hẹp ngang, là vùng chịu tác động thường xuyên của bão và hội tụ nhiệt đới.
+ Các mạch núi chạy gần biển, đồng bằng hẹp và bị chia cắt, các sông ngắn và dốc, mưa thường ngập sâu. Mạng lưới đô thị, cơ sở hạ tầng và phần lớn dân cư tập trung ở vùng ven biển, nên thường bị thiệt hại nhiều mỗi khi có mưa bão lớn.
+ Khu vực nam của vùng (Ninh Thuận, Bình Thuận) lượng mưa rất ít, hiện tượng sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng.
Thế mạnh du lịch vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
*Vị trí: là cầu nối B_N,nối Tây nguyên vs biển Đông,thuận lợi cho việc giao lưu vs các nước trong khu vực và trên thế giới
*Có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng,phong phú:
_Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+Địa hình:có cả đồi núi,đồng bằng,bờ biển và hải đảo,tạo nên nhiều cảnh quan đẹp.Một số bãi tắm như:Non Nước,Mỹ Khê,Đà Nẵng...
+Khí hậu:nóng quanh năm,cs mùa mưa và mùa khô rõ rệt,mưa vào thu đông,tạo điều kiện thuận lợi để phát du lịch
+Nước,sông hồ:1 số nơi cs nguồn nước khoáng như Hội Vân,Vĩnh Hảo
+Sinh vật:cs các vườn quốc gia:Bình Phước,Núi Chúa...
_Tài nguyên du lịch nhân văn:
+Di tích:cs nhiều di tích văn hóa-lịch sử:
Di tích văn hóa thế giới:Phố cổ Hội An,Di tích Mỹ Sơn
Di tích lịch sử cách mạng:Ba Tơ
+Các lễ hội truyền thống:Tây Sơn(Bình Định)...
+Làng nghề truyền thống:gốm Bần Trúc
*Các thế mạnh khác:
_Dân tương đối đông,thị trường du lịch khá rộng,ng dân mến khách
_Hệ thống giao thông khá phát triển,cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch khá tốt
_Mức sống,trình độ dân trí ngày càng cao
_Tình hình kinh tế ổn định,an ninh trật tự xã hội đc đảm bảo
=.= hok tốt!!