Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TN
Xem chi tiết
PM
14 tháng 11 2022 lúc 20:25

Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
B8
Xem chi tiết
OA
17 tháng 5 2022 lúc 8:01

Pháp luật có các đặc điểm cơ bản:

1) Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung;

2) Thể hiện ý chí của nhà nước;

3) Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện;

4) Được thể hiện dưới những hình thức nhất định: pháp luật tập quán, pháp luậy án lệ, văn bân quy phạm pháp luật;

5) Nhà nước có thể dùng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo chọ pháp luật được thực hiện.

Khái niệm quy phạm pháp luật

Một trong những thuộc tính cơ bản, quan trọng của pháp luật là tính quy phạm phổ biến, bởi pháp luật được tạo nên chủ yếu là từ các quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật vừa mang những đặc tính của pháp luật vừa có những đặc tính riêng rẽ của mình liên quan đến hình thức và nội dung của nó. Nghiên cứu lí luận về quy phạm pháp luật có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt lí luận nhận thức mà còn phục vụ rất thiết thực cho các hoạt động thực tiễn pháp lí như xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật được chính xác, khoa học. Ngoài ra, nó còn phục vụ việc nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, tạo kĩ năng sống và làm việc theo pháp luật của các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Vì những lẽ đó mà lí thuyết về quy phạm pháp luật cần được nghiên cứu chi tiết, đầy đủ.

Đe tồn tại và phát triển con người buộc phải liên kết với nhau thành những cộng đồng. Tính cộng đồng của đời sống loài người xuất hiện nhu cầu cần phải phối hợp, quy tụ hoạt động của những cá nhân riêng rẽ theo những hướng nhất định, để đạt được những mục đích nhất định, nghĩa là, nhu cầu điều chỉnh những mối liên hệ giữa con người với con người, về nhu cầu này 

Tính bắt buộc của pháp luật

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước.

 

Bình luận (0)
BX
Xem chi tiết
VH
9 tháng 5 2022 lúc 20:30

Pháp luật là các qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Tính bắt buộc, cưỡng chế của pháp luật là biện pháp bắt buộc do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi ngườ phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí theo quy định.

Ví dụ: 

+ Pháp luật quy định mọi người khi tham gia giao thông bằng xe máy phải đội mũ bảo hiểm.

+ Pháp luật quy định nghiêm cấm các hành vi tàng trữ và mua bán chất ma túy.

Bình luận (0)
LD
9 tháng 5 2022 lúc 20:41

-Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế

-tính bắt buộc : pháp luật do nhà nước ban hành mang tính quyền lực nhà nước yêu cầu mọi ngừoi phải tuân theo nêu ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí theo quy phạm của pháp luật
*Ví dụ:
+ Luật hôn nhân và gia đình quy định nghiêm cấm con ngược đãi cha mẹ nếu ai vi phạm cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.
+ Luật giao thông quy định tất cả mọi người dân khi đi hoặc ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm nếu ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của bảo luật.
hahaLinh Diệu

Bình luận (0)
DM
4 tháng 5 2022 lúc 20:13

chính phủ do đảng, nhà nước bầu ra (chắc thế ://)

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
OA
21 tháng 4 2022 lúc 15:31
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp.

Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân.

 Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật; Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội; từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.

Ở nước ta, ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật với dấu mốc đây là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946. Là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, Hiến pháp năm 1946 đã thấm nhuần, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Ngày 09/11 được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối, xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, nhắc nhở, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, để không chỉ là một ngày, mà phấn đấu sẽ là 365 ngày trong một năm mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật theo hiện khẩu hiệu "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật".

 Ngày pháp luật được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và xã hội. 

Ngày Pháp luật năm 2018 với Chủ đề:" “Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, thực thi, bảo vệ pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước liêm chính, hành động, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả; xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Ngày pháp luật năm nay được các ngành, các cấp trên phạm vi toàn quốc tổ chức triển khai với nhiều hoạt động sôi nổi nhằm chào mừng sự kiện đặc biệt này. Riêng Ngành kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao có ban hành Kế hoạch số 102/KH-VKSTC ngày 30/8/2018 về việc tổ chức Ngày Pháp luật năm 2018 trong ngành KSND theo đó, các cấp kiểm sát cần chỉ đạo, quán triệt phổ biến đến toàn thể đội ngũ Kiểm sát viên, Điều tra viên, công chức, viên chức về mục đích, ý nghĩa, nội dung Ngày pháp luật Việt Nam năm 2018. Hơn ai hết tất cả chúng ta là cán bộ Ngành kiểm sát phải luôn luôn trau dồi kiến thức pháp luật, hiểu biết pháp luật, vận dụng pháp luật một cách khoa học vào công việc thực tiễn hàng ngày để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngày Pháp luật 9/11/2018  tiếp tục là một điểm nhấn cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tạo bước chuyển biến mới cho công tác này để xã hội tiếp nhận và áp dụng pháp luật như một thói quen, một phần tất yếu trong hoạt động hàng ngày, góp phần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân và tổ chức trong thực hành "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật".
 
Bình luận (0)
H24
21 tháng 4 2022 lúc 15:33

Công dân có trách nhiệm:

- trung thành với Tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc. 

- tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân

- tuân theo hiến pháp và pháp luật, tham gia vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã ...

Bình luận (0)
VH
21 tháng 4 2022 lúc 18:22

- trung thành với pháp luật 

- không làm những việc như  : ăn cắp , cướp tiền ,...

- tham gia những gì nhà nước nói 

Bình luận (0)
H24
27 tháng 12 2021 lúc 19:42

undefined

Bình luận (1)
HP
27 tháng 12 2021 lúc 19:45

Bình luận (0)
MV
28 tháng 3 2022 lúc 9:41

1. Pháp luật

 

Là các qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

2. Đặc điểm của pháp luật

a. Tính qui phạm phổ biến: Các qui định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội, qui định khuôn mẫu, những qui tắc xử sự chung mang tính phổ biến.

Hệ thống pháp luật bao gồm tới 12 ngành luật cơ bản

 

b. Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được qui định rõ ràng, chính xác chặt chẽ trong các văn bản pháp luật.

 

c. Tính bắt buộc: Pháp luật do nhà nước ban hành, bắt buộc mọi người phải xử lý theo qui định.

3. Bản chất

   - Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

   - Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

 

 4. Vai trò của pháp luật

   - Công cụ quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội.

Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội.

   - Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

   - Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

 

   - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội.

Nếu vi phạm pháp luật sẽ bị xử lí nghiêm minh.

Bình luận (0)