Câu 1:
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân có cùng công thức phân tử C4H10O và C4H9Br.
Câu 1:
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân có cùng công thức phân tử C4H10O và C4H9Br.
\(C_4H_{10}O\\ \)
CH3-CH2-CH2-CH2-OH: Butan-1-ol
CH3-CH(CH3)CH2OH: 2-metylpropan-1-ol
CH3-CH2-CH(OH)-CH3: Butan-2-ol
CH3-C(OH)(CH3)-CH3: 2-metylpropan -2- ol
CH3-CH2-CH2-O-CH3:1- metoxypropan
CH3-CH(CH3)-O-CH3: 2 - metoxypropan
CH3-CH2-O-CH2-CH3 : etoxyetan
\(C_4H_9Br\)
CH3-CH2-CH2-CH2Br: 1-bromobutan
CH3-CH(CH3)-CH2Br: 1-bromo-2-metylpropan
CH3-CBr(CH3)-CH3: 2-bromo-2-metylpropan
CH3-CH2-CHBr-CH3: 2-bromobutan
Chất hữu cơ X có tỉ khối so với H2 là 22. Phân tử khối của X là
\(d_{X/H_2}=22\Rightarrow PTK_X=22.2=44\left(đvC\right)\)
Đốt 8,9 hchc A cần dùng 0,375(mol) O2 thu được CO2, H2O,N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm qua dd Ca(OH)2 dư thu được 0,3 mol kết tủa. Nếu đốt 6,675g A thì thu được 0,0374 mol N2.Hóa hơi 4,45g A thu được thể tích bằng thể tích của 0,8g khí CH4. Xác định CTPT của A?
Sửa đề: 0,0374 (mol) N2 → 0,0375 (mol) N2
Ta có: \(n_{C\left(8,9\left(g\right)A\right)}=n_{CO_2}=n_{CaCO_3}=0,3\left(mol\right)\)
\(n_{N\left(6,675\left(g\right)A\right)}=2n_{N_2}=0,0375.2=0,075\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{N\left(8,9\left(g\right)A\right)}=\dfrac{0,075.8,9}{6,675}=0,1\left(mol\right)\) ⇒ nN2 (8,9 (g) A) = 0,05 (mol)
Theo ĐLBT KL, có: mA + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2 (trong 8,9 (g) A)
⇒ mH2O = 8,9 + 0,375.32 - 0,3.44 - 0,05.28 = 6,3 (g)
\(\Rightarrow n_{H\left(8,9\left(g\right)A\right)}=2n_{H_2O}=2.\dfrac{6,3}{18}=0,7\left(mol\right)\)
Có: mC + mH + mN = 0,3.12 + 0,7.1 + 0,1.14 = 5,7 (g) < 8,9 (g)
→ A gồm các nguyên tố: C, H, O, N.
⇒ mO = 8,9 - 5,7 = 3,2 (g) ⇒ nO (8,9 (g) A) = 0,2 (mol)
Gọi CTPT của A là CxHyOzNt.
Có: x:y:z:t = 0,3:0,7:0,2:0,1 = 3:7:2:1
⇒ CTĐGN của A là (C3H7O2N)n
Ta có: \(n_{\left(4,45\left(g\right)A\right)}=\dfrac{0,8}{16}=0,05\left(mol\right)\) \(\Rightarrow M_A=\dfrac{4,45}{0,05}=89\left(g/mol\right)\)
\(\Rightarrow n=\dfrac{89}{12.3+7+16.2+14}=1\)
Vậy: CTPT của A là C3H7O2N.
Đốt cháy hoàn toàn 0,279g một hợp chất hữu cơ thu được 403,2cm3 CO2 (đkc) và 0,189g H2O. Mặt khác, bằng phương pháp Dumas, nêu phân tích 0,186g chất hữu cơ trên thì thu được 12,8cm3 N2 (ở 39oC và 2atm). Cho tỷ khối hơi của hợp chất hữu cơ so với không khí là 3,2063. Tìm công thức phân tử.
Đổi: 403,2 cm3 = 0,4032 dm3 = 0,4032 lít
12,8 cm3 = 0,0128 dm3 = 0,0128 lít
\(\left\{{}\begin{matrix}n_{CO_2}=\dfrac{0,4032}{22,4}=0,018\left(mol\right)\\n_{H_2O}=\dfrac{0,189}{18}=0,0105\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
=> \(\left\{{}\begin{matrix}n_C=n_{CO_2}=0,018\left(mol\right)\\n_H=2.n_{H_2O}=0,021\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
Phân tích 0,186 gam chất hữu cơ thì thu được
\(n_{N_2}=\dfrac{2.0,0128}{0,082.\left(39+273\right)}=0,001\left(mol\right)\)
Trong 0,279 gam hợp chất hữu cơ có:
\(n_N=2.0,001.\dfrac{0,279}{0,186}=0,003\left(mol\right)\)
=> Trong 0,279 gam hợp chất hữu cơ có:
\(n_O=\dfrac{0,279-0,018.12-0,021-0,003.14}{16}=0\left(mol\right)\)
=> CTHH của hợp chất có dạng \(C_xH_yN_z\)
=> \(x:y:z=n_C:n_H:n_O=0,018:0,021:0,003=6:7:1\)
=> CTPT có dạng \(\left(C_6H_7N\right)_n\)
Mà \(M_{hchc}=3,2063.29=93\left(g/mol\right)\)
=> \(n=\dfrac{93}{93}=1\)
Vậy CTPT của chất là C6H7N
Đốt cháy hết 0,369g hợp chất hữu cơ A sinh ra 0,2706 gam CO2 và 0,2214 gam nước. Đun nóng cùng lượng chất A nói trên với vôi tôi xút để biến tất cả Nitơ trong A thành NH3 rồi dẫn khí NH3 này vào 10ml dung dịch H2SO4 1M. Để trung hòa lượng H2SO4 còn dư ta cần dùng 15,4ml dung dịch NaOH 0,5M. Xác định công thức phân tử của A biết phân tử lượng của nó là 60 đvC
\(n_{H_2SO_4}=0,01.1=0,01\left(mol\right)\)
\(n_{NaOH}=0,0154.0,5=0,0077\left(mol\right)\)
PTHH: 2NH3 + H2SO4 --> (NH4)2SO4
0,0123<-0,00615
2NaOH + H2SO4 --> Na2SO4 + 2H2O
0,0077-->0,00385
=> \(n_{NH_3}=0,0123\left(mol\right)\)
=> nN(A) = 0,0123 (mol)
\(n_{CO_2}=\dfrac{0,2706}{44}=0,00615\left(mol\right)\Rightarrow n_{C\left(A\right)}=0,00615\left(mol\right)\)
\(n_{H_2O}=\dfrac{0,2214}{18}=0,0123\left(mol\right)\Rightarrow n_{H\left(A\right)}=0,0246\left(mol\right)\)
=> \(n_{O\left(A\right)}=\dfrac{0,369-0,0246.1-0,00615.12-0,0123.14}{16}=0,00615\left(mol\right)\)
Có: nC(A) : nH(A) : nO(A) : nN(A) = 0,00615 : 0,0246 : 0,00615 : 0,0123
= 1 : 4 : 1 : 2
=> CTPT: (CH4ON2)n
Mà PTKA = 60 đvC
=> n = 1
=> CTPT: CH4ON2
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam hợp chất hữu cơ X ( C, H, O) thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và
10,8 gam H2 O. Biết tỉ khối của X so với khí oxi bằng 2,25. Công thức phân tử của X
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ X thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O.
Biết tỉ khối của X so với CO2 bằng 2. Công thức phân tử của X
Câu 8: Kết quả phân tích nguyên tố hợp chất X cho biết %mC = 40% ; %mH = 6,67% còn lại là oxi.
Tỉ khối hơi của X so với khí oxi bằng 1,875. Công thức phân tử của X
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam hợp chất hữu cơ X ( C, H, O) thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và
10,8 gam H2 O. Biết tỉ khối của X so với khí oxi bằng 2,25. Công thức phân tử của X
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ X thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O.
Biết tỉ khối của X so với CO2 bằng 2. Công thức phân tử của X
Câu 8: Kết quả phân tích nguyên tố hợp chất X cho biết %mC = 40% ; %mH = 6,67% còn lại là oxi.
Tỉ khối hơi của X so với khí oxi bằng 1,875. Công thức phân tử của X
Câu 7:
\(n_{CO_2}=\dfrac{13,44}{22,4}=0,6\left(mol\right)\)
\(n_{H_2O}=\dfrac{10,8}{18}=0,6\left(mol\right)\)
Bảo toàn C: nC = 0,6 (mol)
Bảo toàn H: nH = 1,2 (mol)
=> \(n_O=\dfrac{10,8-0,6.12-1,2}{16}=0,15\left(mol\right)\)
=> nC : nH : nO = 0,6 : 1,2 : 0,15 = 4:8:1
=> CTPT: (C4H8O)n
Mà M = 2,25.32 = 72(g/mol)
=> n = 1
=> CTPT: C4H8O
Câu 6
\(n_{CO_2}=\dfrac{5,6}{22,4}=0,25\left(mol\right)\)
\(n_{H_2O}=\dfrac{5,4}{18}=0,3\left(mol\right)\)
Bảo toàn C: nC = 0,25 (mol)
Bảo toàn H: nH = 0,6 (mol)
=> \(n_O=\dfrac{4,4-0,25.12-0,6.1}{16}=0,05\left(mol\right)\)
nC : nH : nO = 0,25 : 0,6 : 0,05 = 5:12:1
=> CTPT: (C5H12O)n
Mà M = 44.2=88(g/mol)
=> n = 1
=> CTPT: C5H12O
Câu 8:
MX = 1,875.32 = 60 (g/mol)
Giả sử có 1 mol chất X => mX = 60.1 = 60 (g)
\(m_C=\dfrac{60.40}{100}=24\left(g\right)=>n_C=\dfrac{24}{12}=2\left(mol\right)\)
\(m_H=\dfrac{60.6,67}{100}=4\left(g\right)=>n_H=\dfrac{4}{1}=4\left(mol\right)\)
\(m_O=60-24-4=32\left(g\right)=>n_O=\dfrac{32}{16}=2\left(mol\right)\)
=> Trong 1 mol X chứa 2 mol C, 4 mol H, 2 mol O
=> CTPT: C2H4O2
Câu 1. Chất X có tỉ khối hơi so với hidro bằng 30. Tìm khối lượng mol phân tử của X?
A. 30 g/mol. B. 60g/ mol. C. 29g/ mol. D. 58g/mol.
dX/H2 = 30 * 2 = 60 g/mol -> Chọn B
Limonen(x) là một chất có mùi thơm diệu được tách từ tinh dầu chanh, có phân tử khối = 136g/mol . Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy limonen được cấu tạo từ 2 nguyên tố C và H , trong đó Có chiếm 88,235% về khối lượng. Tìm công thức phân tử của limonen. ( Làm 2 cách )
C1:
\(m_C=\dfrac{136.88,235}{100}=120\left(g\right)=>n_C=\dfrac{120}{12}=10\left(mol\right)\)
\(m_H=136-120=16\left(g\right)=>n_H=\dfrac{16}{1}=16\left(mol\right)\)
=> CTPT: C10H16
C2:
%H = 100% - 88, 235% = 11,765%
Xét mC : mH = 88,235% : 11,765%
=> 12.nC : nH = 88,235 : 11,765
=> nC : nH = 7,353 : 11,765 = 5 : 8
=> CTPT: (C5H8)n
Mà M = 136
=> n = 2
=> CTPT: C10H16
Đốt cháy hoàn toàn 4.72 gam hợp chất hữu cơ X thu được 3.584lit CO2 và 2.16gam H2O. A) Lập công thức đơn giản nhất B) Lập công thức phân tử, biết phân tử khối của X là 118.
\(n_{CO_2}=\dfrac{3,584}{22,4}=0,16\left(mol\right)\)
\(n_{H_2O}=\dfrac{2,16}{18}=0,12\left(mol\right)\)
Bảo toàn C: nC(X) = 0,16(mol)
Bảo toàn H: nH(X) = 0,12.2 = 0,24 (mol)
=> \(n_O=\dfrac{4,72-0,16.12-0,24.1}{16}=0,16\left(mol\right)\)
=> nC : nH : nO = 0,16 : 0,24 : 0,16 = 2 : 3 : 2
=> CTHH: (C2H3O2)n
Mà M = 118
=> n = 2
=> CTHH: C4H6O4
\(n_{CO_2}=\dfrac{3,584}{22,4}=0,16(mol);n_{H_2O}=\dfrac{2,16}{18}=0,12(mol)\)
Bảo toàn C và H: \(n_C=0,16(mol);n_H=0,24(mol)\)
\(\Rightarrow m_C+m_H=0,16.12+0,24.1=2,16<4,72\)
Do đó X bao gồm O
\(\Rightarrow m_O=4,72-2,16=2,56(g)\\ \Rightarrow n_O=\dfrac{2,56}{16}=0,16(mol)\)
Đặt \(CTPT_X:C_xH_yO_z\)
\(\Rightarrow x:y:z=0,16:0,24:0,16=2:3:2\\ \Rightarrow CTDGN_X:C_2H_3O_2\\ \Rightarrow CTPT_X:(C_2H_3O_2)_n\\ \Rightarrow (24+3+32)n=118\\ \Rightarrow n=2\\ \Rightarrow CTPT_X:C_4H_6O_4\)