Trình bày vai trò, triển vọng của trồng trọt. Kể tên một số nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.
Trình bày vai trò, triển vọng của trồng trọt. Kể tên một số nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.
Nêu một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam. Trồng trọt công nghệ cao có những đặc điểm cơ bản gì? Liên hệ với thực tiễn ở gia đình và địa phương em.
- Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam:
+ Trồng trọt ngoài tự nhiên là phương thức trồng trọt phổ biến mà mọi công việc trong quy trình trồng trọt đều được tiến hành trong điều kiện tự nhiên.
+ Trồng trọt trong nhà có mái che là phương thức trồng trọt thường được tiến hành ở những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc áp dụng với những cây trồng khó sinh trưởng, phát triển trong điều kiện tự nhiên.
+ Trồng trọt kết hợp là phương thức trồng trọt kết hợp giữa trồng trọt tự nhiên và trồng trọt trong nhà có mái che.
- Những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao:
+ Ưu tiên sử dụng các giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn.
+ Đất trồng dần được thay thế bằng các loại giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
+ Ứng dụng ngày càng nhiều các thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm chủ động và nâng cao hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động.
+ Người lao động có trình độ cao, quy trình sản xuất khép kín từ khâu nghiên cứu, ứng dụng sản xuất đến tiêu thụ nông sản.
- Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Ninh Thuận địa phương em:
+ Trồng trọt ngoài tự nhiên: cây neem, thuốc lá, bông vải, mía, điều,…
+ Trồng trọt trong nhà có mái che: táo.
+ Phương thức trồng trọt kết hợp: nho.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Có những ngành nghề nào trong trồng trọt? Em thấy mình phù hợp với ngành nghề nào? Vì sao?
- Những ngành nghề trong trồng trọt: kĩ sư trồng trọt, kĩ sư bảo vệ thực vật, kĩ sư chọn giống cây trồng, ...
- Em thấy mình phù hợp với ngành kĩ sự trồng trọt vì cuộc sống gia đình em gắn liền với vườn nhà, cây cối và trồng trọt.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtHãy trình bày mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các công việc làm đất, bón phân lót.
Mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các công việc làm đất:
Cày đất:Làm xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu hoảng 20-30cmCày đất có tác dụng làm tăng bề dày lớp đất trồng.Bừa/đập đất:Có tác dụng làm nhỏ đấtThu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân bón và san phẳng mặt ruộngLên luống:Một số loại cây trồng cần phải làm luống để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.Mục đích, yêu cầu kĩ thuật của bón phân lót:
Chuẩn bị sẵn "thức ăn" cho cây trồng hấp thụ ngay khi rễ vừa phát triển, tạo điều kiện để cây phát triển khỏe mạnh ngay từ ban đầu.Loại phân thường dùng để bón lót là phân cơ hoặc phân lân. Phân bón được rắc đều lên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc trồng cây. Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtTrình bày quy trình kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng.
- Quy trình kĩ thuật gieo trồng:
Gieo hạt (áp dụng đối với loại cây ngắn ngày):Đối với các loại hạt rất nhỏ thì gieo trực tiếp hạt giống lên mặt đất ẩm, sau đó phun sương cho hạt bám vào đất trồng.Đối với các hạt to hơn thì nên vùi xuống đất với độ sau từ hai đến ba lần đường kính của hạt, sau đó lấp đất lại. (Không nén đất quá chặt sau khi vùi lấp hạt)Trồng cây con (áp dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày):Cần đảm bảo mật độ và độ nông, sâu phù hợp với từng loại câyVun gốc để giúp cây đứng vững, tưới nước đầy đủ cho cây sau khi trồng.- Quy trình chăm sóc:
Tỉa, dặm câyLàm cỏ, vun xớiTưới nướcTiêu nướcBón phân thúc- Quy trình phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng:
Nguyên tắc phòng trừ: phòng là chính; trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để; sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừCác biện pháp phòng trừ:Biện pháp canh tác và sử dụng chống sâu bệnhVệ sinh đồng ruộngGieo trồng đúng thời vụChăm sóc kịp thời, bón phân hợp líLuân phiên cây trồngSử dụng giống chống chịu sâu, bệnh.Biện pháp thủ công: dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ những cành, lá bị bệnh hoặc dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu.Biện pháp hóa học: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng.Biện pháp sinh học và kiểm dịch thực vật: sử dụng một số loại sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch,.. và các chế phẩm sinh học. Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtNêu một số phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt đang được áp dụng ở gia đình/ địa phương em. Cho ví dụ minh họa.
Một số phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt đang được áp dụng ở gia đình/ địa phương em:
- Lúa: Cắt.
- Ngô: Hái.
- Sắn, khoai tây, khoai lang: Đào.
- Cây ăn quả: bưởi, táo, ổi, xoài, dưa chuột,...: Hái.
- Các loại rau lá: rau muống, rau cải, rau mồng tơi, rau khoai lang,…: Hái.
- Các loại rau củ: su hào, bắp cải, lạc,…: Nhổ.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtKể tên một số hình thức nhân giống vô tính cây trồng. Cây con được tạo ra bằng hình thức này có đặc điểm gì?
Lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng một loại cây em yêu thích.
Em mua 1 cây sen đá nhỏ trong chậu đá bé hết 30 000 đồng, chỉ cần tưới một ít nước và phơi nắng cho nó, không cần bỏ phân, vậy chi phí em bỏ ra là 30 000 đồng.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Vai trò của trồng trọt:
Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; Cung cấp nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi.Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ mĩ nghệ, thủ công nghiệp.Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu;Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nước giải khát, nhiên liệu sinh học.Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động;Tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa.Triển vọng:
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có các mùa rõ rệt quanh nămPhần lớn diện tích của nước ta là đất trồng với địa hình rất đa dạng như đồng bằng, trung du, miền núi, cao nguyên, ven biển..Có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọtNhà nước ta rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trồng trọt.Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhiều loại thiết bị, công nghệ hiện đại được ứng dụng trong trồng trọt. Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt