Hướng dẫn soạn bài Một thời đại trong thi ca

SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)
1. Mở bài Giới thiệu: giá trị của một con người chân chính. 2. Thân bài a. Thế nào là người chân chính? . Chân chính có nghĩa là: chân thật, chính trực, không giả dối, không gian tà, thấy phải thì khen phải, thấy trái thì chê trái … . Người chân chính là người luôn biết sống đúng với thực chất và phù hợp với những giá trị xã hội. b. Các Mác có đúng là một người chân chính? . Ông là nhà triết học và lí luận chính trị vĩ đại người Đức, là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. . Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác. c. Vì sao Ăng – ghen lại nói rằng, người bạn thân thiết và vĩ đại của mình là “người bị căm ghét nhiều nhất và bị vu khống nhiều nhất trong thời đại ông”?. . Bởi lẽ trước hết Các Mác là một nhà cách mạng … . Người chân chính ngày xưa cũng bị như vậy: Khổng Tử … . Nguyễn Du của Việt Nam chúng ta là một thiên tài văn học … d. Chúng ta có suy nghĩ gì về giá trị của một con người chân chính? . Dũng cảm nhận ra những yếu kém của mình để cố gắng sửa đổi, cố gắng tốt hơn … . Dù ai cầm dao dọa giết cũng không nói ghét thành yêu”. 3. Kết bài Đánh giá chung: giá trị của một con người chân chính. Trả lời bởi Nguyễn Thiên Trang
SK
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Vì “cái tôi” đã đem đến cho tâm hồn họ nôi buồn lạnh, bơ vơ, muốn thoát nhưng không được. Họ là những thi nhân đang sống trong cuộc đời mòn mỏi, tù túng của thân phận mất nước, lại mang trong mình “cái tôi” cô đơn, bé nhỏ nên họ thật đáng thương. (Các em đọc kĩ đoạn văn: “Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi… ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”). Phân tích sự tương phản giữa khát vọng thoát thân với thực tế tù túng, bế tắc để thấy bi kịch của thi sĩ lãng mạn:

Thoát lên trên - Đông tiên đã khép

Phiêu lưu trong trường tinh - Tình yêu không bền

Điên cuồng - Điên cuồng rồi tỉnh

Đắm say - Say đắm vẫn bơ vơ

Trả lời bởi Nguyễn Thiên Trang
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Rơi vào bi kịch, các thi sĩ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã giải quyết những bi kịch đời mình bằng cách gửi cả vào tiếng Việt: "Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt". Vì họ nghĩ: "Tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua" và vì họ tin vào lời nói triết lí "Truyện Kiểu còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn". Họ tin rằng tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa có biến thiên nhưng không sao tiêu diệt được, vì phải "tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai".

Trả lời bởi Nguyễn Thiên Trang
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Những lập luận của bài viết luôn có sức thuyết phục cao vì nó gắn bó chặt chẽ giữa những nhận định, những luận điểm có tính khái quát với những ví dụ có tính minh chứng cụ thể, đa dạng, giàu sức thuyết phục.

Bài viết có một tầm nhìn bao quát về "cái tôi", "cái ta", có sự so sánh giữa các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử chứ không nhìn nhận vấn đề một cách tĩnh tại, đơn giản một chiều.

Bài viết có nhiều đoạn có tính khái quát cao như đoạn: "Đời chúnẹ tư nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta di tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng thấy lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu klĩỏng bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vần bơ vơ. Ta ngẩn nẹơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận''. Đoạn văn khái quát vể sự bế tắc của "cái tôi" và bản sắc phong cách riêng của từng tác giả thơ mới. Mỗi nhà thơ chỉ được khái quát trong mấy từ nhưng cách viết rất giàu hình ảnh, rất mềm mại, uyển chuyển vì thế mà nó có sức khêu gợi cảm xúc cũng như hứng thú ở người đọc

Trả lời bởi Nguyễn Thiên Trang
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Chữ tôi và chữ ta đều thể hiện ý thức về bản thân mình. Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó.

- Chữ ta trong thơ cũ là cá nhân ý thức gắn với cộng đồng, đoàn thể (lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình).

Trả lời bởi Nguyễn Thiên Trang
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Lòng yêu nước của các nhà thơ mới biểu hiện ở sự thiết tha với những giá trị, sự nỗi lực sáng tạo ra những giá trị văn hóa. Các nhà thơ mới yêu tiếng Việt; qua thơ mình, họ muốn làm cho tiếng Việt giàu đẹp hơn. Lòng yêu nước của họ còn thể hiện ở sự trân trọng tinh thần giống nòi, tâm trạng những vẻ đẹp của quá khứ dân tộc.

Trả lời bởi Nguyễn Thiên Trang
SK