Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácTrả lời:
Đoạn trích gồm ba phần. Có thể tóm lược ý chính của từng phần như sau:
- Ở nước ta chưa có luân lý xã hội, mọi người chưa có ý niệm gì về luân lý xã hội.
- Bên châu Âu, luân lý xã hội đã phát triển, ở ta, ý thức về đoàn thể xưa cũng đã có nhưng nay đã sa sút, người nước ta không biết cắt nghĩa vụ của mỗi người trong nước đối với nhau, chưa biết hợp sức giữ quyền lợi chung. Bọn vua quan không muốn dân ta có tinh thần đoàn thể mà dân càng nô lệ thì ngôi vua càng lâu dài, quan lại càng phú quý.
- Nay nước Việt Nam muốn được tự do, độc lập thì trước hết phải tuyên truyền xã hội chủ nghĩa, phải có đoàn thể để lo công ích, mọi người lo cho quyền lợi của nhau.
=> Ba phần trên của bài luận thuyết liên hệ chặt chẽ với nhau theo mạch diễn giải: Hiện trạng chung - biểu hiện cụ thể - giải pháp.
- Chủ đề tư tưởng của đoạn trích là cần phải truyền bá chủ nghĩa xã hội ở nước Việt Nam để gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng tới mục đích giành độc lập, tự do.
Trả lời:
- Bài này được Phan Châu Trinh trình bày trong buổi diễn thuyết tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn vào đêm 19/11/1925 và tất nhiên đối tượng của bài diễn thuyết trước hết là những người nghe tại buổi diễn thuyết đó (sau đó mới là toàn thể đồng bào, "người nước mình", "anh em", "dân Việt Nam",...). Chính bởi vậy mà có thể thấy rằng, cách đặt vấn đề của tác giả là khá thẳng thắn, gây ấn tượng mạnh cho người nghe. Vấn đề được trình bày và khẳng định là: ở Việt Nam chưa có luân lý xã hội.
- Để đánh tan những ngộ nhận có thể có ở người nghe về sự hiểu biết của chính họ trên vấn đề này, tác giả dùng cách nói phủ định: "Xã hội luân lý thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lý thì người mình còn dốt nát hơn nhiều". Tiếp đó, lường trước khả năng hiểu đơn giản, thậm chí xuyên tạc vấn đề của không ít người, tác giả đã khẳng định: "Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lý được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì".
=> Cách vào đề này cho thấy tư duy sắc sảo, nhạy bén của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.
Trả lời:
- Tác giả so sánh “bên Âu châu”, “bên Pháp” với “bên mình” về quan niệm, nguyên tắc cốt yếu của luân lý xã hội “ý thức giữa người với người”.
+ Người với người: mối quan hệ xã hội, cộng đồng.
+ Đề cao tính dân chủ của phương Tây (Xã hội châu Âu đề cao dân chủ, coi trọng bình đẳng con người, không chỉ quan tâm tới gia đình, quốc gia còn cả thế giới.).
+ Bên Pháp mỗi khi chính phủ đè nén, lợi dụng quyền thế thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, thị oai, khi được công bình mới nghe.
Nguyên nhân của hiện tượng: vì người ta có đoàn thể, có công đức (ý thức sẵn sàng làm việc chung, giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng quyền lợi của nhau.
- Đối lập là bên mình:
+ Người nước ta không hiểu nghĩa vụ của loài người ăn ở với người”, “Không biết nghĩa vụ của mỗi người trong nước với nhau.
=> Nước ta thiếu tinh thần tập thể, đoàn kết.
Trả lời:
- Nguyên nhân của tình trạng “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích”: bọn vua quan ham quyền tước, vinh hoa nên tìm cách thiết pháp luật, phá tan tành đoàn thể của quốc dân.
- Tác giả đả kích chế độ vua quan chuyên chế:
+ Bọn vua quan ích kỷ, tham lam, chỉ vun vén cho quyền lợi, chức vị của mình.
+ Thái độ bàng quan, không thương dân chúng đói khổ mà còn lợi dụng dân ngu để "ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý".
+ Thói chạy theo quyền tước, mua quan bán chức, vun vén cá nhân trở thành xu thế.
+ Trước sự lộng quyền, nhũng nhiễu của bọn vua quan: "không ai phẩm bình", "không ai chê bai", "không ai khen chê", không ai khinh bỉ".
=> Phan Châu Trinh bày tỏ thái độ khinh bỉ, căm ghét đối với bọn vua quan và nỗi đau xót trước sự ngu dốt, khốn khổ của đông đảo dân chúng.