Đọc hiểu văn bản: Trong lòng mẹ.

TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

1. Tác giả:
Tên: Nguyên Hồng( Nguyễn Nguyên Hồng)(1918-1982)
Quê quán: Nam Định
Con người: giàu tình cảm, tuổi thơ nhiều cay đắng
Tác phẩm chinh: Bỉ vỏ(1938), Những ngày thơ ấu(1938), Cửa biển, Trời xanh,...
Giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996)
PCST: truyện, bút kí, thơ, tiểu thuyết
+ Ông hướng về phụ nữ và trẻ em, những con người khốn khổ mà ông thương yêu
+ Giọng điệu thống thiết thảm thương
2. Tác phẩm:(Trong lòng mẹ)
HCST: 1938
Xuất xứ: thuộc chương IV "Những ngày thơ ấu", đăng trên báo năm 1938, in thành sách đầu 1940
Thể loại: hồi kí
PTBĐ: tự sự
Bố cục: 
+P1: Từ đầu.... hỏi đến chứ: Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng
+P2: Còn lại: Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa Hồng và mẹ

Trả lời bởi Lê Phạm Bảo Linh
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Phần (1) cho biết hoàn cảnh của nhân vật “tôi”: cha mới mất gần một năm, mẹ thì ở tận Thanh Hóa để buôn bán sinh sống, cậu sống một mình.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

+ Phản ứng của nhân vật:" tôi" trước lời kể của người cô:

Toan muốn trả lời là có khi bà cô hỏi:" Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?" nhưng chợt ngân ra ngay ý nghĩa cay độc trong lời nói của bà cô lặng lẽ cúi đầu không đáp Cười đáp lại người cô là không muốn vào vì cuối năm kiểu gì mẹ cũng về

Trả lời bởi Tuyet
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Phần (3) kể về cuộc gặp gỡ giữa cậu bé Hồng và mẹ sau bao năm xa cách.

- Đây chính là nội dung chính của văn bản.

- Nội dung có liên quan đến nhan đề văn bản Trong lòng mẹ ở chỗ tác giả miêu tả chính xác lại cảm xúc, suy nghĩ khi bản thân mình được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ ôm.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Các từ ngữ tả hành động và cảm xúc của nhân vật “tôi” khi bất ngờ gặp lại mẹ:

- Chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giông giống mẹ, tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!” .

- Nảy sinh suy nghĩ sợ bị nhầm lẫn: “Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn…..sa mạc”.

- Khi nhìn thấy mẹ cầm nón vẫy: “Tôi đuổi kịp”, “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại”.

- “tôi oà lên khóc rồi cứ thể nức nở”

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Người mẹ hiện lên trong cái nhìn của " tôi":

- "không còm cõi xơ xác quá như lời cô tôi nhắc lại lời người họ nôi của tôi nói".

- "gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn màng làm nổi bật màu hồng của hai gò má".

- quần áo thơm tho, khuôn miệng xinh xắn nhai trầu.

 

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Tình mẫu tử bao giờ cũng bao la rộng lớn, đây là một thứ tình cảm không có gì có thể thay thế được. Đặc biệt là sau những ngày xa cách thì tình cảm ấy lại càng mênh mông hơn.

Trả lời bởi Tuyet
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tình mẫu tử thể hiện qua cử chỉ, hành động, cảm xúc của “tôi”:

- Ngồi cạnh mẹ, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, thấy những cảm giác ấm áp bỗng lại mơn man khắp da thịt.

- Cảm giác trong lòng mẹ: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ … có một êm dịu vô cùng”.

- Câu nói xấu của bà câu bị chìm ngay đi trong suy nghĩ của bé Hồng.

Trả lời bởi Van Toan
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Vì do lúc này Hồng đã được gặp mẹ, được ở trong lòng mẹ, được cảm nhận hơi ấm của mẹ, chính vì thế lúc này đây những câu nói độc ác ấy chìm ngay đi, em chẳng để tâm tới nó nữa.

Trả lời bởi Tuyet
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo :(tất cả)

1.Trả lời: - Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích Trong lòng mẹ là sự việc cậu bé Hồng được gặp lại mẹ sau chuỗi ngày xa cách trong niềm hạnh phúc, hân hoan. - Sự việc ấy được tập trung kể lại trong

2.Hình ảnh người mẹ:

+ Qua lời kể của bà cô: mẹ Hồng là nột người đàn bà gáo chồng, nợ nần cùng túng, bỏ con bỏ cái đi tha phương cầu thực, đi bán bóng đèn, vàng hương ở chợ, không hỏi han con cái hay gửi lấy một đồng quà

+ Trong tâm trí Hồng: Mẹ Hồng là một người đáng thương phải chịu đựng mọi dèm pha, dè bỉu, xã hội khinh khi, miệt thị, chồng mất, nhà chồng coi kinh, nợ nần chồng chất phải bỏ đi tha phương cầu thực để lại đứa con thơ cho đằng nội nuôi lớn.

3.Hình ảnh người mẹ:

+ Qua lời kể của bà cô: mẹ Hồng là nột người đàn bà gáo chồng, nợ nần cùng túng, bỏ con bỏ cái đi tha phương cầu thực, đi bán bóng đèn, vàng hương ở chợ, không hỏi han con cái hay gửi lấy một đồng quà

+ Trong tâm trí Hồng: Mẹ Hồng là một người đáng thương phải chịu đựng mọi dèm pha, dè bỉu, xã hội khinh khi, miệt thị, chồng mất, nhà chồng coi kinh, nợ nần chồng chất phải bỏ đi tha phương cầu thực để lại đứa con thơ cho đằng nội nuôi lớn.

4.

Trong lòng mẹ thuộc loại hồi kí vì đoạn trích là dòng suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật bé Hồng kể lại cuộc trò chuyện với bà cô và những suy nghĩ của cậu bé trong giây phút gặp lại mẹ. Những đặt điểm đó được thể hiện qua:

- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể xưng "tôi".

- Diễn tả lại tâm trạng của nhân vật tôi trong cuộc đối thoại thực tế giữa cậu bé Hồng và bà cô cay nghiệt, luôn nói xấu, dùng những lời lẽ độc địa nói về người mẹ của cậu bé.

- Đoạn trích có thời gian và địa điểm rõ ràng:

+ Thời gian: rằm tháng 8 (rằm tháng 8 là ngày rỗ đầu cậu mày / Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về. Chiều hôm đó, ...)

+ Địa điểm: Trước cổng trường học của chú bé Hồng - nhân vật tôi (tan buổi học ở trường ra)

- Tâm trạng, suy nghĩ của cậu bé trong giây phút gặp lại mẹ

+ Chạy đuổi theo khi thấy bóng người giống mẹ mình, nhưng lại sợ đó chỉ là nhầm lẫn

+ Cảm nhận sự ấm áp của tình cảm mẹ con khi được ôm ấp người mẹ sau bao ngày xa cách

5.Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng cho thấy tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng không gì chia cắt được. Bé Hồng dù xa mẹ, dù không thường xuyên nhận được thư của mẹ vẫn luôn tin yêu mẹ của mình dẫu cho người cô có nói lời cay độc, nghiệt ngã đến đâu. Hình ảnh bé Hồng sà vào lòng mẹ đã cho thấy sự tin yêu mẹ của bé Hồng được đền đáp xứng đáng.

Trả lời bởi ERROR