Đọc hiểu văn bản: Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn)

ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Người dự thi là nam giới (Không có cho nữ giới thi)

- Cách thi: Mỗi nhóm hai người, xếp thành hàng ngang. Một người buộc cành tre dẻo, dai vào lưng, ngọn tre cao hơn đầu. Trên ngọn tre đeo sẵn một niêu cơm, người kia có nhiệm vụ đun nấu. Cả hai người vừa nấu vừa bước quanh sân đình.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Bố cục của văn bản: 5 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “vừa đi vừa nấu cơm”): giới thiệu về hội thi thổi cơm

+ Phần 2 (tiếp dến “dùng để cúng thần”): Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội)

+ Phần 3 (tiếp đến “Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo, ngon, xong trước là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)

+ Phần 4 (tiếp đến “Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hộ Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa)

+ Phần 5 (phần còn lại): Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)

- Theo em, thông tin quan trọng nhất là những quy tắc, luật lệ của hội thi thổi cơm vì đó là các quy tắc tạo nên một cuộc thi

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Các tiêu đề nhỏ:

- Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội)

- Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)

- Thi nấu cơm ở hội Tự Trọng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa)

- Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)

Trả lời bởi HT.Phong (9A5)
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Người dự thi: chỉ dành cho nam. Cách thi: niêu cơm không được đặt trên một bề mặt mà được treo trên ngọn tre buộc vào một người, người còn lại phải giữ lửa dưới đáy niêu. Hai người vừa nấu vừa đi quanh sân đình.

Trả lời bởi Nguyễn Bảo Vy
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo!

- Bước 1: thi làm gạo: Sau hồi trông lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, giần, sàng. Đội nào có được gạo trắng trước nhất là thắng cuộc.

- Bước 2: Tạo lửa và lấy lửa: Tạo lửa từ hai thanh nứa già cọ vào nhau (khó nhất là khâu này) áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng một km, nước chứa sẵn trong bốn cái be bằng đồng, đợi người đến lấy mang về. Đội nào tạo được lửa và lấy được nước về đích trước thì đội đó thắng cuộc.

- Bước 3: Nấu cơm: Đội nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của đội đó được dùng để cúng thần.

Trả lời bởi Thanh An
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Bức ảnh minh họa cho hội thi thổi cơm ở hội Thị Cấm ( Từ Liêm – Hà Nội)

Trả lời bởi Midoriya Izuku
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Một số hội thi dân gian mà em biết: nhảy bao bố, kéo co, giã gạo, đi cà kheo, tung còn, đập niêu đất, đi cầu Kiều, đấu vật, đua thuyền, cờ người, đánh đu, chọi gà…

- Một số hội thi hiện đại mà em biết: nhảy dân vũ, sáng tạo khoa học, hội thi khởi nghiệp, thiết kế thời trang, hội thi văn học…

- Phải có quy tắc, luật lệ trong các hội thi, trò chơi là bởi: 

+ Giúp người chơi và khán giả hiểu về cách chơi một cách công khai.

+ Cuộc thi được diễn ra minh bạch, không gian lận, đánh giá khách quan.

Trả lời bởi Nguyễn Ngọc Thiện Nhân
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tuy mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên. Kéo co phải đủ ba keo, bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng. Dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất vui, vui ở sự ganh đua, những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Đoạn mở đầu được in đậm vì đó là sapo của bài viết đặ ở ngay dưới nhan đề nhằm thu hút người đọc.

- Nôi dung chính là giới thiệu về hội thi thổi cơm.

Trả lời bởi Midoriya Izuku
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Những điểm giống nhau và khác nhau ở hội thi làng Chuông với các nơi khác:

- Giống nhau: đều gồm có 3 bước.

- Khác nhau: ở hội thi ở làng Chuông gồm có 2 cuộc thi dành cho nam và nữ. Cuộc thi của nữ thì vừa thổi cơm vừa ẵm em. Cuộc thi của nam thì vừa bơi thuyền vừa thổi cơm.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt