Vào cuối thế kỉ XV đạo Quảng Nam được thành lập, tên gọi “Quảng Nam” có nghĩa là “phía nam rộng lớn”. Đúng như tên gọi, vùng đất này đã trở thành nơi an cư và tạo tiềm lực cho người Việt tiếp tục xuôi nam, khai phá những vùng đất mới, cơ sở thực thi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ và lãnh hải phía Nam Đại Việt. Vậy, quá trình đó đã diễn ra như thế nào từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII?
Tham khảo
- Quá trình khai phá vùng đất phía Nam (thế kỉ XVI - XVIII)
+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử làm trấn thủ Thuận Hoá. Tới năm 1570, ông kiêm luôn trấn thủ Quảng Nam.
+ Năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân vào đất Phú yên ngày nay để khai hoang, lập ấp. Năm 1611, phủ Phú yên được thành lập.
+ Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía nam, tới Mô Xoài (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Nghé, Sài Gòn,… khai hoang mở đất.
+ Năm 1693, phần đất của Chiêm Thành (Ninh Thuận, Bình Thuận) sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong.
+ Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt Phủ Gia Định.
+ Giữa thế kỉ XVIII, tại vùng đất phương Nam đã xuất hiện thêm nhiều thôn ấp mới.
- Quá trình thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa:
+ Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên đã xác định được chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Việc thực thi chủ quyền được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua hoạt động thường xuyên của hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải.
+ Quá trình thực thi chủ quyền được chính quyền chúa Nguyễn thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối với nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.
Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng