Bài 41 : Đồng bằng sông Cửu Long

SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

+ Vùng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của nước ta
– Đây là vùng trọng điểm số 1 về sản xuất lương thực thực phẩm của nước ta, góp phần rất quan trọng vào việc giải quyết nhu cầu lương thực thực phẩm cho cả nước và cho xuất khẩu.
– Có sản lượng lương thực lên đến 18 triệu tấn (chiếm 1/2 cả nước), bình quân lương thực trên đầu người hơn 1000 kg (gấp 2,4 lần cả nước), sản lượng thủy sản đạt 1,44 triệu tấn (chiếm hơn 60% cả nước).
– Mỗi năm đóng góp trên 4 triệu tấn gạo và hàng vạn tấn thực phẩm tôm, cá, thịt lợn cho xuất khẩu. Đang dẫn đầu cả nước về chăn nuôi vịt, trồng mía và trồng cây ăn quả.
+ Lịch sử phát triển của vùng trên 300 năm, chưa bị con người can thiệp quá sớm nên việc sử dụng, cải tạo tự nhiên của vùng là một vấn đề hết sức cấp bách, nhằm biến đồng bằng thành một khu vực KT quan trọng của đất nước.
+ Nhằm phát huy những lợi thế về tự nhiên của vùng (Nội dung trên)
+ Nhằm khắc phục những lợi thế về tự nhiên của vùng (Nội dung trên)
+ Do chiến tranh và khai thác không hợp lí cho nên tài nguyên của vàng bị suy giảm nghiêm trọng, môi trường bị ô nhiễm:
– Diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp, nguồn tôm cá, sinh vật lưỡng cư bị suy giảm đến mức báo động.
– Môi trường, nhất là môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng.
+ Sự mất cân đối giữa tiềm năng và hiện thực : Là vùng giàu tiềm năng nhưng kinh tế lại chậm phát triển, cơ sở vật chất còn nghèo, đời sông người dân còn khó khăn, thiên tai còn thường xuyên gây ra những tổn thất lớn cho đời sống và sản xuất.
=>Lịch sử phát triển trên 300 năm, chưa bị con người can thiệp sớm như Đồng bằng sông Hồng. Việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là một vấn đề hết sức cấp bách, nhằm biến đồng bằng thành một khu vực kinh tế quan trọng của đất nước.

Trả lời bởi Doraemon
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

a) Thế mạnh:

- Đất phù sa có diện tích rộng lớn, được bồi đắp hăng năm nên rất màu mỡ, đặc biệt là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu (diện tích 1,2 triệu ha) rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, cây ăn quả.

Khí hậu: thể hiện rõ tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.200 — 2.700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 — 27°c. Lượng mưa hằng năm lớn (1.300 — 2.000mm), tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng V đến tháng XI). Với điều kiện khi hậu như thế, rất thích hợp cho việc trồng các cây nhiệt đới cho năng suất cao, khả năng xen canh, tăng vụ rất lớn; có thể tiến hành các hoạt động sản xuất diễn ra liên tục quanh năm.

- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt.

- Sinh vật: thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu,...) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp...), về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim.

- Tài nguyên biển: hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.

- Các loại khoáng sản chủ yếu là đá vôi (Hà Tiên, Kiên Lương) và than bùn (U Minh, Tứ giác Long Xuyên). Ngoài ra, còn có dầu khí ở thềm lục địa.

b) Hạn chế

- Mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Vì thế, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất, gây trở ngại lớn cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, đôi khi có thể xảy ra các thiên tai khác.

- Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Cùng với sự thiếu nước trong mùa khô đã làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, một vài loại đất lại thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.

- Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng.



Trả lời bởi Linh Diệu
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Giải quyết vấn đề nước ngọt trong mùa khô. Nếu thiếu nước dẫn đến hậu quả bốc phèn, mặn và nước mặn theo sông, rạch vào làm tăng diện tích đất phèn, đất mặn. Vì vậy, nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để rửa phèn, rửa mặn trong mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Hạn chế tác hại của lũ trong mùa mưa. Vì lũ lớn sẽ làm cho các vùng đất thấp trũng bị ngập nước trong thời gian dài, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt. Do đó, cần phát triển cơ sở hạ tầng, làm đường giao thông vượt lũ, quy hoạch lại các khu dân cư....



Trả lời bởi Linh Diệu