Bài 12. Sự nổi

SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Một vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực P và lực đẩy Ác - si - mét. Hai lực này cùng phương, ngược chiều. Trọng lực P hướng từ trên xuống dưới còn lực FA hướng từ dưới lên trên.

Trả lời bởi Hiiiii~
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

a) Vật chuyển động xuống dưới (Chìm xuống đáy bình).

b) Vật đứng yên (lơ lửng trong chất lỏng).

c) Chuyển động lên trên (nổi lên mặt thoáng).


Trả lời bởi Hiiiii~
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

C3:

Miếng gỗ thả vào nước lại nổi vì trọng lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.

C4:

Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng của nó và lực đẩy Ác - si - mét cân bằng nhau, vì vậy đứng yên thì hai lực này là hai lực cân bằng.

Trả lời bởi Hiiiii~
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

6. Biết P = dV. V (trong đó dV là trọng lượng riêng của chất làm vật, V là thể tích của vật) và FA = dl. V (trong đó dl là trọng lượng riêng của chất lỏng), hãy chứng minh rằng nếu vật là một khối đặc nhúng ngập vào trong chất lỏng thì:

- Vật sẽ chìm xuống khi : dV > dl

- Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi: dV = dl

- Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi: dV < dl

Hướng dẫn giải:

Dựa vào gợi ý: và dựa vào C2 ta có:

- Vật sẽ chìm xuống khi P > FA -> dV > dl

- Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khiP = FA -> dV = dl

- Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi P < FA -> dV < dl



Trả lời bởi nguyen thi vang
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Hòn bi làm bằng thép có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước nên bị chìm. Tàu làm bằng thép, nhưng người ta thiết kế sao cho các khoảng trống để trọng lượng riêng của cả con tàu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước, nên con tàu có thể nổi trên mặt nước.

Trả lời bởi Hiiiii~
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Thả một hòn bi thép vào thủy ngân thì bi thép sẽ nổi vì trọng lượng riêng của thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân.

Trả lời bởi Hiiiii~
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

a) FAM = FAN

b) FAM < PM

c) FAN = PN

d) PM > PN.

Trả lời bởi Hiiiii~