Bài 10. Tuần hoàn ở động vật

ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Có 3 loại mạch máu: Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch

+ Động mạch: Thành có 3 lớp, mô liên kết và lớp cơ trơn dày. Lòng mạch hẹp hơn tĩnh mạch

+ Tĩnh mạch: Thành có 3 lớp, lớp có mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch. Lòng rộng hơn của động mạch

+ Mao mạch: Nhỏ, phân nhánh. Thành mạch nhỏ, 1 lớp tế bào, lòng mạch hẹp 

Trả lời bởi 𝓫𝓪̣𝓷 𝓷𝓱𝓸̉ ('・ω・')
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo:

Trong hệ mạch từ động mạch chủ đến tĩnh mạch chủ thì huyết áp giảm dần. Huyết áp giảm dần là do càng xa tim và ma sát của máu với thành mạch, ma sát của các phần tử máu đối với nhau khi chảy trong mạch máu.

Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Cấu tạo tim: tĩnh mạch chủ trên, tâm nhĩ phải, động mạch vành phải, tâm thất phải, tĩnh mạch chủ dưới, cung động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, tâm nhĩ trái, động mạch vành trái và tâm thất trái. Hay nói ngắn gọn hơn, tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết tạo thành các ngăn tim (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái) và các van tim (van nhĩ - thất và van động mạch).

Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Giai đoạn pha co tâm thất vì tâm thất co sẽ đẩy máu vào động mạch chủ và động mạch phổi

Trả lời bởi 𝓫𝓪̣𝓷 𝓷𝓱𝓸̉ ('・ω・')
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo:

Tim có khả năng co giãn tự động là do hoạt động tự động của hệ dẫn truyền tim.

- Nút xoang nhĩ (nằm ở tâm nhĩ phải): tự động phát nhịp và xung được truyền từ tâm nhĩ tới hai tâm nhĩ theo chiều từ trên xuống dưới và đến nút nhĩ thất

- Nút nhĩ thất nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất, tiếp nhận xung từ nút xoang nhĩ

- Bó His và mạng lưới Puockin dẫn truyền xung thần kinh theo chiều từ dưới lên
Hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ tự phát xung điện → Lan ra khắp cơ tâm nhĩ → Tâm nhĩ co → Lan truyền đến nút nhĩ thất → Bó His → Mạng lưới Puockin → Lan khắp cơ tâm thất → Tâm thất co

Kết quả: Tim có khả năng tự động co bóp theo chu kỳ.

Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo:

a,

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá: tim bơm máu vào động mạch, lên hệ thống mao mạch mang, tiếp đó vào động mạch lưng và vào hệ thống mao mạch, sau đó về tĩnh mạch và trở về tim. Hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có 1 vòng tuần hoàn.

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở lưỡng cư trưởng thành:

+ tuần hoàn nhỏ: máu từ tâm thất theo động mạch phổi lên phổi trao đổi khí ở mao mạch sau đó theo tĩnh mạch xuống tâm thất
+ tuần hoàn lớn : máu từ tâm thất theo dộng mạch chủ-> mao mạch-> tĩnh mạch-> về tâm thất 

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú qua hai vòng tuần hoàn:

+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 được tim bơm vào động mạch chủ và các động mạch nhỏ hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi khí và chất, sau đó máu giàu CO2 đi theo tĩnh mạch về tim.

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giàu O2 quay trở lại tim. Hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.
b, Hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có 1 vòng tuần hoàn

c, Hệ tuần hoàn của động vật có vú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn (lớn và nhỏ)

Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo:

- Ở động vật đơn bào hoặc một số đa bào như thủy tức, giun dẹp,...các tế bào của cơ thể trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài qua màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể

- Ở động vật bậc cao, có hệ vận chuyển gọi là hệ tuần hoàn

Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo:

Suy tĩnh mạch mạn tính là tình trạng phổ biến do hiện tượng trào ngược máu trong tĩnh mạch, gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch (d > 3mm), tĩnh mạch hình lưới (d = 1-3 mm) và tĩnh mạch mạng nhện (d < 1mm). Ở chi dưới, trào ngược tĩnh mạch có thể ở tĩnh mạch nông hay tĩnh mạch sâu. Tĩnh mạch nông liên quan đến tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển bé và các nhánh của nó nằm giữa da và mạc cơ và có thể điều trị bằng phẫu thuật. Tĩnh mạch sâu liên quan đến tĩnh mạch đùi và tĩnh mạch sâu khác nằm dưới mạc cơ và khó điều trị bằng can thiệp.

Những trường hợp giãn tĩnh mạch nhẹ chỉ gây khó chịu hay mất thẩm mỹ nhưng nặng có thể dẫn đến phù chân cuối cùng là loét.

Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo:

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

-Máu tiếp xúc trực tiếp với các tế bào.

-Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

-Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan chậm.

-Có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai...) và chân khớp (côn trùng, tôm...).

-Máu có chứa sắc tố hô hấp (ví dụ : hêmôxianin).

-Máu tiếp xúc gián tiếp với các tế bào.

-Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.

-Điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh.

-Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.

-Máu có chứa sắc tố hô hấp (ví dụ : hêmôglôbin).

Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo:

Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha giãn chung

Mỗi chu kì tim gồm 3 pha kéo dài 0,8 giây:

+ Pha co tâm nhĩ: 0,1 s

Nút  xoang nhĩ lan truyền xung điện tới hai tâm nhĩ → Hai tâm nhĩ co →Van bán nguyệt đóng lại → Thể tích tâm nhĩ giảm, áp lực tâm nhĩ tăng  → van nhĩ thất mở → Dồn máu tử hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất .

+ Pha co tâm thất: 0,3 s

Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới  nút nhĩ thất , bó His và mạng lưới Puockin→Hai tâm thất co, van nhĩ thất đóng lại  →Áp lực trong tâm nhĩ tăng lên →Van bán nguyệt mở →Máu đi từ tim  vào động mạch

+ Pha giãn chung: 0,4 s

Tâm thất và tâm nhĩ cùng giãn, van nhĩ thất mở , van bán nguyệt đóng →Máu từ tĩnh mạch chảy về tâm nhĩ , máu từ  tâm nhĩ dồn xuống tâm thất

- Các van tim có vai trò điều hướng dòng chảy của máu ra – vào tim theo nguyên tắc một chiều. Cụ thể, khi máu từ buồng tâm nhĩ chảy xuống buồng tâm thất thì van 2 lá và van 3 lá sẽ mở ra, khi đó van động mạch phổi và van động mạch chủ sẽ đóng lại

Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần