Cảnh ngày xuân- Nguyễn Du

ND

Viết thành bài văn giúp mk với

So sánh 2 cặp thơ sau:" cỏ non xanh tận chân trời

cành lê trắng điểm một vài bông hoa"

Và :" Buồn trông nội cỏ rầu rầu

chân mây mặt đất một màu xanh xanh"

KM
22 tháng 5 2019 lúc 15:38

mk goi y nek:

+ Giống: hình ảnh cỏ và bầu trời đều đc hiện lên => cảnh vật rõ ràng

+ Khác: trong câu thơ trước"cỏ non ..." hình ảnh được hiện lên 1 cách khá vui vẻ trong buổi trời xuân

trong câu sau thể hiện sự buồn bực, bất lực chỉ biết ngắm nhìn k thể hdd đc

Bình luận (0)
KM
22 tháng 5 2019 lúc 15:38

" Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa''
Trước mắt người đọc là không gian bất tận của màu xanh.Bầu trời mặt đất nối liền thành một dải tươi xanh mơn mởn ,tràn căng sức sống .Trên nền trời màu xanh ấy là sự điểm xuyết,chấm phá của một vài bông hoa lê trắng.Cảnh có rộng có hẹp,mùa xuân có màu sắc,âm thanh ,hình ảnh ,mùa xuân được vẽ bằng nét vẽ hội họa độc đáo ,tạo ra bức tranh mùa xuân căng tràn sức xuân.Nó gắn với niềm vui,niềm hạnh phúc của con người
''Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
so với câu thơ cổ của trung quốc để làm sáng tỏ sự tinh tế của nguyễn du:
"Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa"
Hai câu thơ cổ của trung quốc thiên về tả cảnh ,cảnh tĩnh ,giống như trong một bức tranh chủ yếu bằng nét đạm bạc.Còn hai câu thơ của Nguyễn Du cũng là bức tranh cảnh ngày xuân nhưng nhiều màu sắc hơn:"xanh" của cỏ ,"trắng"của hoa lê tạo nên một sự hài hòa êm dịu.Cảnh không tĩnh mà động bởi việc tạo nên các kết hợp từ "xanh đậm","trắng điểm"làm cho những tính từ chỉ màu sắc ít nhiều mang tính chất của động từ:màu xanh trải dài tới tận chân trời(khác với màu xanh của cỏ trong cau thơ của trung quốc:đặt canh,sát ngay với màu xanh ngọc của trời"liên thiên bích),màu trắng của hoa bắt đầu xuất hiện từng bông một trên cành.Những thay đổi tưởng như không đáng kể ấy đã khiến cho mùa xuân trong thơ Nguyễn Du trở nên tràn đầy sức sống.Tươi mới ,trẻ trung "non xanh":mới bắt đầu ,còn e ấp điểm một vài nhưng đã ẩn chứa sự dâng tràn ,mãnh liệt "tận chân trời".
Câu thơ cổ Trung Quốc vẽ lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân:có hương vị(cỏ thơm),màu sắc xanh mướt(bích) của cỏ nối xanh ngọc của chân trời tạo nên khối xanh.Có đường nét của cành lê trắng điểm vài bông hoa.Cảnh đẹp mà tĩnh tại.Còn 2 câu của NDlấy 2 gam màu chủ đạo là màu xanh non của thảm coe xanh bất tận ''tận chân trời'' làm nền nổi rõ sắc trắng của hoa lê.Dùng từ ''non'' vừa bổ nghĩa cho từ ''cỏ''.vừa bổ nghĩa cho từ xanh,mùa xuân vì thế mà càng mềm mại,non tơ,đầy sức sống.''tận chân trời'' là 1 nét tạo hình,đường nét mở rộng khiến ta hình dung ra mùa xuân ở đây như được kết thành hình khối,không gian mùa xuân đẹp,tươi,rộng.Trên nền ấy,điểm xuyết vài bông hoa trắng làm cho màu sắc hài hòa.Mùa xuân của cỏ,của trời làm màu trắng hoa lê thêm thanh tao,đẹp đẽ.Màu trắng của hoa làm mùa xuân thêm tươi sáng,nền nã.Mùa xuân hiện lên sinh động,sắc nét,gợi cảm.Kia nữa.từ ''điểm''dùng thật thần tình.Câu thơ Nguyện Du chỉ thêm môt chữ trắng cho sắc màu hoa lê mà bức tranh đã khác.Chữ''trắng''làm điểm nhấn ,nổi bật thần sác cành hoa lê.Sắc xanh của cỏ, sắc trắng hoa lê tạo bức tranh mới mẻ,đầy sức sống và thật nhẹ nhàng...Tất cả gợi lên vẻ đẹp tinh khôi,trong trẻo sức sống của mùa xuân.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TL
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
JY
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
KS
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết