Sơn Tinh Thủy Tinh là một câu chuyện được xây dựng trí tưởng tượng của người dân Việt Nam khi xưa. Truyện mang yếu tố thần thánh, tâm linh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, truyện thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người xưa.
Truyện kể về hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh mang những tài năng phi thường và đều tài giỏi, muốn được cưới Mị Nương công chúa. Vua ra điều kiện thách cưới và vì Sơn Tinh là kẻ thắng cuộc nên cưới được Mị Nương và đưa nàng về làm vợ. Thủy Tinh tức giận hô mưa gọi gió để tiêu diệt Sơn Tinh, cướp Mị Nương. Sơn Tinh cũng dốc mình chiến đấu, chống trả, cuối cùng, Thủy Tinh phải rút lui.
Thực tế hàng năm, ở đồng bằng Bắc Bộ hay xảy ra mưa bão. Người Việt xưa đã cùng nhau tìm cách đắp đê chống lũ. Vì vậy bão lũ chưa bao giờ làm ngập núi đồi và khi nước rút, cảnh vật lại yên bình như vốn có. Bởi vậy, người xưa đã tưởng tượng ra câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh để lí giải những hiện tượng thiên nhiên này.
Bởi vậy, trong truyện, Sơn Tinh được coi là hiện thân của người Việt xưa đã đắp đê chống lũ. Sơn Tinh mang sức mạnh phi thường chính là thể hiện ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa. Vì thế trong truyện, người dân dành nhiều tình cảm cho nhân vật Sơn Tinh hơn. Bằng chứng là trong ngày thách cưới, họ đã để cho nhà vua ra những yêu cầu là sản vật của đất liền: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, trăm ván cơm nếp, trăm tệp bánh chưng… Kết cục, Sơn Tinh chiến thắng và được lấy Mị Nương làm vợ.
Thủy Tinh cũng mang những năng lực phi thường như hô mây gọi gió, nhưng lại cũng có thể tạo ra bão lũ thiên tai. Vì vậy đối với người Việt xưa, đây chính là hiện thân của kẻ hung ác.
Một lần nữa người xưa lại đứng về phía Sơn Tinh. Trong cuộc giao tranh với Thủy Tinh, Sơn Tinh lại là người thắng cuộc. Việc Sơn Tinh chống trả và chiến thắng Thủy Tinh chính là một cách gián tiếp người Việt xưa nhắc lại chuyện đắp đê ven bờ sông để chống lũ cùng với khát vọng chiến thắng thiên tai, chế ngự thiên nhiên.
Câu chuyện tồn tại đến ngày nay như một bài học nhắc nhở cho thế hệ mai sau luôn chiến đấu, đối mặt với thiên tai. Hàng năm, bão lũ vẫn về nhưng nhờ những công trình thủy lợi, đê điều mà cuộc sống của chúng ta ngày một đầy đủ, ấm no. Có thể nói ước mơ, khát vọng của người Việt xưa đã và đang được thế hệ sau gìn giữ, tiếp nối và thực hiện. Câu Chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh vẫn còn mang giá trị lớn cho đến ngày nay.
Sơn Tinh Thủy Tinh là một câu chuyện được xây dựng trí tưởng tượng của người dân Việt Nam khi xưa. Truyện mang yếu tố thần thánh, tâm linh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, truyện thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người xưa.
Truyện kể về hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh mang những tài năng phi thường và đều tài giỏi, muốn được cưới Mị Nương công chúa. Vua ra điều kiện thách cưới và vì Sơn Tinh là kẻ thắng cuộc nên cưới được Mị Nương và đưa nàng về làm vợ. Thủy Tinh tức giận hô mưa gọi gió để tiêu diệt Sơn Tinh, cướp Mị Nương. Sơn Tinh cũng dốc mình chiến đấu, chống trả, cuối cùng, Thủy Tinh phải rút lui.
Thực tế hàng năm, ở đồng bằng Bắc Bộ hay xảy ra mưa bão. Người Việt xưa đã cùng nhau tìm cách đắp đê chống lũ. Vì vậy bão lũ chưa bao giờ làm ngập núi đồi và khi nước rút, cảnh vật lại yên bình như vốn có. Bởi vậy, người xưa đã tưởng tượng ra câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh để lí giải những hiện tượng thiên nhiên này.
!--> Phát biểu cảm nghĩ về truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh”
Bởi vậy, trong truyện, Sơn Tinh được coi là hiện thân của người Việt xưa đã đắp đê chống lũ. Sơn Tinh mang sức mạnh phi thường chính là thể hiện ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa. Vì thế trong truyện, người dân dành nhiều tình cảm cho nhân vật Sơn Tinh hơn. Bằng chứng là trong ngày thách cưới, họ đã để cho nhà vua ra những yêu cầu là sản vật của đất liền: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, trăm ván cơm nếp, trăm tệp bánh chưng… Kết cục, Sơn Tinh chiến thắng và được lấy Mị Nương làm vợ.
Thủy Tinh cũng mang những năng lực phi thường như hô mây gọi gió, nhưng lại cũng có thể tạo ra bão lũ thiên tai. Vì vậy đối với người Việt xưa, đây chính là hiện thân của kẻ hung ác.
Một lần nữa người xưa lại đứng về phía Sơn Tinh. Trong cuộc giao tranh với Thủy Tinh, Sơn Tinh lại là người thắng cuộc. Việc Sơn Tinh chống trả và chiến thắng Thủy Tinh chính là một cách gián tiếp người Việt xưa nhắc lại chuyện đắp đê ven bờ sông để chống lũ cùng với khát vọng chiến thắng thiên tai, chế ngự thiên nhiên.
Câu chuyện tồn tại đến ngày nay như một bài học nhắc nhở cho thế hệ mai sau luôn chiến đấu, đối mặt với thiên tai. Hàng năm, bão lũ vẫn về nhưng nhờ những công trình thủy lợi, đê điều mà cuộc sống của chúng ta ngày một đầy đủ, ấm no. Có thể nói ước mơ, khát vọng của người Việt xưa đã và đang được thế hệ sau gìn giữ, tiếp nối và thực hiện. Câu Chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh vẫn còn mang giá trị lớn cho đến ngày nay.
Mk lm ngắn gọn nha bạn!
Sơn Tinh Thủy Tinh là một câu chuyện được xây dựng trí tưởng tượng của người dân Việt Nam khi xưa. Truyện mang yếu tố thần thánh, tâm linh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, truyện thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người xưa.
Sơn Tinh Thủy Tinh là câu truyện mang tính chất tưởng tượng kỳ ảo của nhân dân ta thời xưa nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện mong ước chế ngự thiên tai của người dân Việt Nam .
ko bt có đúng ko nữa tui chỉ làm ngẵn cùn cũn như vậy thôi nha còn đâu bn tự làm nha !
Xl ng` lập câu hỏi! Cho mk spam 1 chút zì đg hơi bj bức xúc.
le anh vu bn nên xem lại lời nói của bn nhs! Những lời đó chỉ có những người vô học ms ns đc thôi bạn ạ!
Sơn Tinh, Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiên tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong nhười Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời ca ngợi, suy tôn công lao dựng nước của các vua Hùng.
Truyện cổ tích, truyện truyền thuyết, thần thoại là một phần không thể thiếu trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Những câu chuyện này được sáng tác nhằm giải thích những sự vật sự việc xảy ra xung quanh con người chúng ta. Hoặc thể hiện mong muốn ước mơ nguyện vọng của người xưa trong cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác, giữa con người và lực lượng siêu nhiên.
Truyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh mượn hình ảnh những vị thần để nói lên sự khắc nghiệt tàn bạo của những thiên tai, lũ lụt, mưa bão xảy ra hàng năm trên đất nước ta, làm cho người dân của ta phải khốn đốn chống trả.
Đồng thời qua truyện này ca ngợi tinh thần dựng nước và giữ nước của các vị vua hùng ở nước ta. Thể hiện ý chí của con người trong việc xây dựng và bảo vệ những thành quả mà mình có được.
Truyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh thể hiện cuộc đấu trí của hai người anh hùng Sơn Tinh được mệnh danh là chúa tể của vùng núi non, sơn cước, và Thủy Tinh được mệnh danh là chúa tể vùng nước biển vực sâu.
Sơn Tinh vô cùng thần thông quảng đại khi anh vẫy tay về phía đông thì phía đó lập tức nổi lên những cồn bãi, khi anh vẫy tay về phía tây thì phía đó mọc lên những núi đồi xanh tươi. Còn Thủy Tinh thì có tài hô mưa gọi gió.
Vua Hùng chỉ có một người con gái xinh đẹp tên Mỵ Nương nhà vua cũng muốn chọn một người hiền tài làm rể của mình. Nhưng nay lại có tới hai người vô cùng tài giỏi nên nhà vua không biết làm như thế nào đành bảo
Hai anh về tìm voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao tới đây. Ai đến trước thì nhà vua gả con gái cho người đó. Dường như trong cuộc đấu trí này nhà vua có ý nghiêng về Sơn Tinh thì phải bởi những thứ vua Hùng thách cưới đều là món quà của núi rừng, nơi sinh ra và lớn lên của Sơn Tinh. Chính vì vậy, Sơn Tinh nhanh chóng tìm được lễ vật tới cưới công chúa Mỵ Nương về làm vợ.
Thủy Tinh tới muộn không cưới được vợ nên ôm hận, cứ hàng năm anh ta lại hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao nhằm nhấn chìm giang sơn của Sơn Tinh. Nhưng Sơn Tinh cũng tài giỏi không kém nước dâng lên bao nhiêu thì núi cao lên bấy nhiêu, không bao giờ Thủy Tinh có thể nhấn chìm được Sơn Tinh.
Cuộc chiến giữa hai vụ thần gây ra rất nhiều lầm than, tai ương cho nhân dân, là cho người dân hàng năm lại rơi vào cảnh màn trời chiếu đất khi nhà cửa bị nước lũ cuốn trôi, hoa màu, trâu bò, lợn gà đều bị cuốn sạch. Những khó khăn đó đều khiến người dân phải hứng chịu.
Người xưa muốn giải thích cho những hiện tượng thiên nhiên, cho nạn lũ lụt xảy ra hàng năm ở nước ta nên mới nghĩ ra câu chuyện mang tính chất hư cấu, kỳ ảo với những yếu tố hoang tưởng này để làm cho cuộc sống trở nên thi vị hơn.
Đồng thời cũng nhằm khẳng định tinh thần chiến đấu của người dân trước thiên tai, lũ lụt, dù thiên nhiên có mạnh mẽ quyền lực tới đâu, thì cũng phải thua trước sức mạnh ý chí của con người mà thôi.
Chính vì vậy dù Thủy Tinh có dâng nước cao bao nhiêu thì Sơn Tinh cũng cho đá đất lấp đầy bấy nhiêu. Nói lên tinh thần chiến đấu quả cảm quật cường của những người nông dân lao động.
Thông qua những tình tiết trong câu chuyện này nhằm thể hiện một ẩn ý vô cùng sâu sắc rằng con người chúng ta không bao giờ khuất phục trước thiên nhiên. Dù khó khăn thử thách tới đâu thì con người cũng vẫn luôn chiến thắng thiên tai, làm chủ vận mệnh của mình không bao giờ lùi bước.
Cuộc chiến đấu giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh là cuộc chiến đấu không có thật nhưng lại nhằm lý giải cho những hiện tượng thiên nhiên xảy ra hàng năm. Người xưa đã vô cùng tinh tế khi lựa chọn giữa những thứ đã có thật như vua Hùng, công chúa Mỵ Nương, với những điều không có thật như thần núi Sơn Tinh hay thần nước Thủy Tinh để làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, hư hư thực thực kích thích người đọc.
Qua truyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh ta thấy rằng hàng năm nhân dân nước ta phải gánh chịu rất nhiều tai ương, lũ lụt, bão tố nhưng người dân chưa bao giờ nao núng sợ hãi trước những thiên tai này mà họ vẫn kiên cường chống chọi tới cùng, thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm của những người nông dân.
Phân tích nhân vật Sơn Tinh
CẢM NGHĨ VỀ TRUYỆN SƠN TINH, THUỶ TINH - MẪU SỐ 3:Tuổi thơ mỗi người chắc hẳn đều gắn với những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết hay thần thoại, đó là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người Việt. Những câu chuyện này đều do nhân dân sáng tạo ra nhằm giải thích những hiện tượng thiên nhiên bí ẩn, nó cũng thể hiện ước mơ hoài bão của người dân về công lý, về sức mạnh chế ngự thiên nhiên của con người. Sơn Tinh Thuỷ Tinh là một truyền thuyết rất đặc sắc kể về cuộc chiến giữa hai vị thần, nó đã tái hiện được thiên nhiên khắc nghiệt bão lũ xảy ra hằng năm trên đất nước ta.
Cách đây hàng ngàn năm khi người Việt từ núi rừng chuyển xuống đồng bằng sinh sống thì hằng năm đều xảy ra thiên tai lũ lụt. Đầu tháng bảy mùa mưa bão đến, nước từ các sông hồ dâng cao làm ngập hết những làng mạc, nhà cửa. Thế nhưng chưa bao giờ làm ngập được núi đồi sừng sững kia, khi mùa lũ qua đi sông hồ lại trở lại hiền hoà, êm dịu. Chỉ là hiện tượng thiên nhiên tàn khốc nhưng với trí tưởng tượng bay bổng của mình, nhân dân cho rằng đó là cuộc chiến giữa hai vị thần để trả mối thù năm xưa.
Tương truyền vua Hùng thứ mười tám có một cô con gái rất xinh đẹp đã đến tuổi gả chồng, vua ban lệnh xuống tìm nhân tài để chọn làm phò mã. Sau có hai chàng trai đến xin hỏi cưới Mỵ Nương. Cả hai đều khôi ngô tuấn tú và có phép thần thông. Một là Sơn Tinh - Thần Núi Tản Viên (Thánh Tản), hai là Thủy Tinh (Thần Nước). Sơn Tinh chỉ tay đến đâu núi rừng mọc xanh tươi lên đến đấy, muông thú từng đàn. Thủy Tinh có tài hô mưa gọi gió, chỉ cần vẫy tay thì nước dâng lên cao vạn trượng, ba ba, thuồng luồng nổi khắp mặt nước. Ai cũng tài giỏi xuất chúng khiến nhà vua không biết chọn ai đành bảo ngày mai ai đến trước với đủ sính lễ: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi; thì sẽ cưới được công chúa. Những thứ lễ vật vua đưa ra thử thách đều là những tinh hoa của núi rừng, trong lần so tài này nhà vua vốn có ý thiên vị nghiêng về Sơn Tinh bởi nhà vua có lẽ đã sớm nhận ra tấm chân tình và khí chất anh hùng của Sơn Tinh.
Mờ sáng hôm sau Thuỷ Tinh đã đến trước với đầy đủ sính lễ và rước Mỵ Nương về núi. Vì bận tìm kiếm lễ vật Thuỷ Tinh đến sau không cưới được công chúa bèn cho quân tức tốc đuổi theo sau để giành lại Mỵ Nương. Hai vị thần đánh nhau một trận kinh thiên động địa, khắp trời đất là một màu tối đen. Thuỷ Tinh cho nước dâng cao nhằm nhấn chìm Sơn Tinh, nước cứ cao lên bao nhiêu Sơn Tinh lại dời núi cao lên bấy nhiêu. Sau cùng Thuỷ Tinh đánh không lại đành chịu thua và rút quân về. Thế nhưng vẫn ôm mối thù xưa hằng năm cứ vào tháng bảy âm lịch Thuỷ Tinh lại cho quân đến đánh Sơn Tinh. Trận chiến của Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã gây ra cho nhân dân biết bao lầm than, tất cả nhà cửa, hoa màu, trâu bò lợn gà,.. đều bị nhấn chìm, bị cuốn trôi theo dòng nước. Hằng năm nhân dân đều phải oằn mình chống chọi với cơn giận lôi đình của Thuỷ Tinh.
Đây là một câu chuyện rất hay và ý nghĩa. Qua cuộc chiến giữa hai vị thần, tác giả dân gian đã thể hiện rõ ước mơ của nhân dân về công lý, lẽ phải, cái thiện sẽ luôn luôn chiến thắng cái ác. Thuỷ Tinh dù có hàng trăm phép thần thông cũng không thể chiến thắng Sơn Tinh, bởi vì từ cổ chí kim thì người tốt luôn được đất trời che chở bảo vệ. Đồng thời câu chuyện cũng thể hiện tinh thần, ý chí chiến đấu của nhân dân ta trước những hoàn cảnh khó khăn, dù thiên thiên có hung bạo tới đâu cũng sẽ phải khuất phục trước sức mạnh kiên cường của con người. Với sự sáng tạo, tưởng tượng phong phú của nhân dân đã sáng tạo nên câu chuyện có tính chất hư cấu, kỳ ảo nhưng cũng không kém phần độc đáo thú vị. Thuở xưa khi khoa học còn chưa thể lý giải những hiện tượng tự nhiên, con người đã mượn câu chuyện để giải thích cho nó và làm cho cuộc sống thêm thú vị hơn.
Sơn Tinh Thuỷ Tinh là câu chuyện hư cấu nhưng lại khéo léo lồng ghép những chi tiết lịch sử có thật như vua Hùng, Mỵ Nương để làm tăng sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Câu chuyện “vừa hư vừa thực” này thể hiện một ẩn ý rất sâu sắc: Con người sẽ không bao giờ lùi bước trước thiên nhiên khắc nghiệt, sẽ luôn làm chủ số phận mình trước mọi hoàn cảnh khó khăn, thử thách. Cho dù Thuỷ Tinh có dâng nước cao lên bao nhiêu nữa thì Sơn Tinh cũng lấp đầy đá bấy nhiêu.
Truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh đã thể hiện được nỗi khó khăn vất vả của nhân dân ta, hằng năm mưa bão, lũ lụt kéo đến nhưng ta vẫn chẳng hề chùn bước sợ hãi mà kiên cường chiến đấu, khắc phục thiên tai. Cho đến nay câu chuyện vẫn giữ nguyên được giá trị của nó như nhắc nhở con cháu đời sau phải biết nối tiếp, gìn giữ những truyền thống về tinh thần chính nghĩa và lòng quả cảm trước những gian khó cuộc đời.