Bài viết số 2 - Văn lớp 7

LH

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2- VĂN BIỂU CẢM

đề bài: loài cây e yêu( các bạn viết về cây vú sữa hoặc cây xoài nhaaaa)

nhớ là văn biểu cảm chớ hông phải là văn tự sự hay miêu tả đâu. văn biểu cảm nhaaaa

thanks

TP
22 tháng 9 2018 lúc 16:11

A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

Em thích màu của lá cây... Cây đơm hoa vào tháng... và hoa đẹp như... Những trái cây lúc nhỏ... lúc lớn... và khi chín... gợi niềm say sưa hứng thú ra sao? Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó. Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào? Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó...).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

Bình luận (1)
LT
15 tháng 12 2018 lúc 16:57

mình viết phượng nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

MÌNH KO CHÉP MẠNG NHÉ

Nhắc đến mái trường là phải nói đến phượng. Phượng là người bạn đồng hành của lứa tuổi học trò chúng ta. Tuổi học trò là lứa tuổi để lại nhiều ấn tượng nhất và còn rất là hồn nhiên, trong sáng nhưng những tình cảm về phượng còn sâu đậm hơn cả thế. Hoa phượng còn tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của người học trò, một vẻ đẹp thuần khiết, trong sáng. Chính phượng đã để lại nhiều nhiều tình cảm nhất trong em.

Cây Phượng đã già, thân cây cao lớn vươn ra những cành to trông như những cánh tay khổng lồ. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Chính những bông phượng ấy đã đưa đón bao thế hệ học trò. Bởi thế mà cũng giống mọi người, em yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời em. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Năm nào cũng vậy, cho dù đã thành lệ nhưng những giây phút hồi hộp lúc ấy em không thể nào quên được. Tuy bài thi thành công hay thất bại chỉ cần ngắm phượng nở là em đã hết phiền muộn, âu lo.

Phượng nở là lúc báo hiệu mùa hè đến. Những ngày hè sôi động đang đón chờ nhưng nghĩ đến việc phải rời xa mái trường, rời xa các bạn, thầy cô trong một năm học gắn bó lòng em lại thấy buồn thăm thẳm.Bạn bè vui vẻ với nhau vậy mà phải rời xa trong những tháng hè,có bạn còn khóc khi không muốn rời xa mọi người. Lúc ấy, phượng lại buồn tủi một mình nở hoa mà không ai ngắm. Trong khung trời trong xanh không gợn mây trôi, hoa phượng hồng thắm nổi bật lên kiêu sa mà dễ thương đến lạ. em nhớ lại mùi hương hoa phượng không nồng nàn như hồng nhung mà mang một mùi riêng rất riêng chỉ thoảng nhẹ trong gió làm lắng đọng bao tâm hồn học trò...

Cứ đầu tháng năm, bông phượng nở rực đỏ cả sân trường. Có những cánh hoa nhẹ nhàng rơi như đang hối tiếc vì kiếp làm phượng. Có những cánh hoa muốn ở lại trên cành để đón đưa một thế hệ học trò nữa. Cây phượng cũng giống những cậu học trò nhỏ chúng em nó cũng rất ngây thơ và cũng yêu mái trường. Dưới mái trường cấp hai mến yêu, không phải ai khác là hàng cây phượng đã chứng kiến tụi em trưởng thành từng chút, từng chút một

Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng.Hoa học trò mãi là biểu tượng đẹp của tuổi học trò. Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim.. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành một phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho một thời học trò đầy cảm xúc.

Bình luận (0)
DT
22 tháng 9 2018 lúc 9:47

Cứ mỗi dạo tháng tư về, những hạt mưa đầu mùa đã bắt đầu lất phất, rồi đến những cơn mưa rào như rửa sạch những hạt bụi vương trên những cành cây, cây cối đang sung sướng vươn mình đón lấy những giọt nước mát như gội rửa những cái nắng chói chang, oi bức mà tháng 3 để lại. Ấy cũng chính là thời gian mà những cây xoài trứơc hiên nhà tôi lại đơm hoa kết trái.

Đứng trước hiên nhà, ngước nhìn lên cao tôi chỉ toàn thấy một màu xanh. Nhìn kỹ lắm, lâu lắm mới có thể nhận ra màu xanh đậm của những chiếc lá và màu xanh mơn mỡn, tươi tắn của những trái xoài non. Chúng quấn quýt với nhau như đang sợ phải xa rời. Cành xoài như một cánh tay lực lưỡng vươn dài vững chắc, đón lấy và che chở những trái xoài bắt đầu to dần nặng dần theo ngày, theo tháng. Tất cả đang rũ xuống về một hướng như cô gái đang xõa mái tóc mượt mà của mình đang trải lòng mình về một nơi nào đó xa xăm….

Cây xoài ấy, nếu ông tôi không kể thì tôi cũng chẳng biết nó được trồng khi nào, đã qua bao nhiêu lần đơm hoa, kết trái, đã qua mấy bận truân chuyên để giữ lại cho gia đình tôi bây giờ một món quà lưu niệm đáng quý về những ngày tháng vất vả, khó nhọc của ông.Cây xoài này được ông tôi trồng bằng hạt chứ không phải bằng xoài cắt nhánh như bây giờ. Hạt xoài ông mang về từ những ngày đi gặt lúa mướn, phải chăm bón rất vất vả nó mới được cao lên, vậy mà nó không chịu cho trái. Bà tôi thấy vậy, bảo ông tôi chặt bỏ đi nhưng ông không nỡ và vẫn tin một ngày nào nó sẽ cho ông quả xoài ngon như ông từng được ăn. Nó may mắn được cứu sống, hình như nhờ vậy nó mới chịu có trái. Nó là cây ăn quả đầu tiên mà ông tôi trồng được.

Mẹ tôi bảo ngày đầu tiên mẹ về với cha thì cây xoài trước hiên đã bắt đầu đơm hoa, nhưng cây xoài ngày ấy nó không cao và nghiêng về phía nhà mình như bây giờ. Nó đứng thẳng, sum xuê lá và chi chít những bông li ti, vàng óng. Rồi ngày mẹ bắt đầu có tôi trong bụng, mẹ đã được ăn những trái xoài thật ngon, ấy thế chả nhẽ chẳng phải là tôi đã được ăn từ lúc còn trong bụng mẹ sao?

Thời gian dần dần đi qua, cây xoài đã qua mấy độ thu đến xuân về, không biết được bao nhiêu tuổi, nhưng hình như nó đã bị chia bớt tình cảm cho những cây cam, quýt…xung quanh nhà, hình như nó đang bị lãng quên. Nhưng ông tôi thì không quên nó, ông vẫn chăm bón nó thường xuyên, lâu lâu lại phun thuốc mấy con rầy đen bám trên lá,trên trái .

Rồi tôi lớn lên, tôi đã được chứng kiến tận mắt những ngày mùa xoài đến khi tôi lên sáu tuổi, cây xoài từ những bông nhỏ vàng lấm tấm rồi đến những trái xanh non, và những chùm xoài chín vàng óng ánh được giở lồng tre đem xuống, trông thật là ngon và hấp dẫn mà chưa chắc một loại xoài nào bây giờ có được. Được thưởng thức một quả xoài chín mọng, được nghe ông tôi kể về cây xoài này, tôi càng cảm thấy quý nó và yêu ông tôi thêm. Lúc nhỏ, tôi là một đứa con gái bướng bỉnh mà quậy phá y hệt là con trai. Có một lần không nhớ rõ việc gì mà tôi đã làm ông tôi giận, ông xách cây roi rượt tôi chạy vòng vòng nhà, chạy mệt mà đường cùng rồi, tôi leo tót lên cây xoài rôi vẫy tay với ông. Thật hết biết nói, nhưng ông tôi thấy cây cao, sợ tôi ngã nên năn nỉ tôi leo xuống, thế là ông hết giận.

Mười mấy năm trôi qua, cây xoài lớn dần lên, cao lên, to ra, tôi và em tôi nắm tay nhau mới vòng hết thân cây xoài. Nó lớn hơn tôi cả chục tuổi vậy mà lá vẫn xanh, mùa nào ra trái cũng to, ăn cũng ngọt đậm đà, lạ thiệt. Cho đến khi một cơn bão lớn ở đâu ập tới bất ngờ, gió thổi mạnh, mọi cây cối xung quanh nhà ngã rạp, và cây xoài không đủ sức chống chọi với sức gió mạnh đã ngã về phía hiên nhà, tán lá rũ về một phía. Cơn bão đi cũng là lúc cuộc sống của gia đình bắt đầu thiếu vắng ông bởi cái quy luật sinh tử của tạo hóa đã vĩnh viễn cướp mất ông trong cuộc sống thường nhật của gia đình.

Ông tôi mất, cây xoài vẫn đứng đó nhưng hình như trông có vẻ nó già cỗi đi vì không ai săn sóc, lớp vỏ ngoài thân xù xì, nâu sạm đi. Tuy vậy, nó vẫn đứng ngày ngày trong nắng, trong gió, trong cái cuộc sống bình dị hằng ngày cùng với gia đình tôi nhưng tôi có thể cảm nhận được trong nó có chút gì đó u buồn, cô đơn khi nghe những tiếng xào xạc trên lá trong mỗi chiều tắt nắng.

Bình luận (0)
KH
22 tháng 9 2018 lúc 10:18

* Trả lời: ( biểu cảm về cây vú sữa )

Thuở nhỏ khi nghe câu chuyện Sự tích cây vú sữa ai đã từng khóc sướt mướt cho tình mẫu tử thiêng liêng. Ai đã từng nếm thử vị ngọt mát như dòng sữa mẹ của trái vú sữa sẽ cảm nhận được hương vị quen thuộc của quê hương dành tặng những đứa con của mình. Từ ngày biết khóc cười khi xa nhà, tôi đã yêu loài cây vú sữa bằng tình cảm thơ ngây và niềm tin mãnh liệt của đứa trẻ dành cho mẹ của mình. Ba tôi kể, mẹ đã trồng cây vú sữa trước sân khi tôi còn trong bụng. Mẹ bảo để sau này khi tôi vừa biết leo trèo là lúc cây cũng vừa ra quả. Đúng như dự định của mẹ tôi. Tôi lên 8, cây đã to lớn vững vàng. Thân cây to như thân cột, lớp vỏ xù xì giúp lũ trẻ chúng tôi dễ trèo. Tôi thương những cành cây vươn dài che phủ cả khoảnh sân nhà. Cành chẳng sợ nắng mưa cứ dang những chiếc lá xanh phe phẩy như chiếc quạt. Một cơn gió thổi qua, lá cây lay động như mẹ ôm ấp, che chở con mình. Tôi mãi nghĩ về chiếc lá xanh kia, sao lá lại giống bàn tay mẹ đến thế kia, mặt trên của lá xanh tươi nhưng mặt dưới lại ngả màu vàng. Có phải vì dãi dầu mưa nắng mà bàn tay rám nắng hay vì khóc đứa con không ngoan ngoãn mà tay mẹ thấm đầy nước mắt, khung cửa sổ nhà tôi ngay cạnh nhánh cây to nhất. Tôi thích những buổi sáng dậy sớm nhìn ra bên ngoài và chợt sung sướng reo lên khi bắt gặp chùm hoa vú sữa đầu tiên. Hoa vú sữa màu trắng pha tim tím, từng chùm hoa nhỏ ẩn hiện trong vòm lá nhưng chẳng giấu nổi mùi hương thơm ngát. Ngày những cánh hoa cuối cùng rụng xuống đất thì cành đã mang rất nhiều trái. Trái vú sữa ban đầu nhỏ bằng trái cau rồi nhanh chóng thành những trái to tròn căng mộng. Đầu tháng 11 những trái chín đầu tiên được mẹ tôi hái vào cúng lên bàn thờ ông bà. Có nao nức nào bằng niềm mong mỏi đợi ngày trái chín để thưởng thức vị ngọt ngào của trái. Nhờ cây vú sữa người dân quê tôi được vụ mùa bội thu. Những chiếc giỏ đựng đầy vú sữa tươi ngon sẽ đi khắp mọi nơi mang hương vị quê hương đến khắp mọi nẻo đường. Nụ cười của bác nông dân sau mùa thu hoạch khiến lòng tôi ấm áp lạ thường. Tôi nhớ ngày nhỏ mẹ thường chọn những quả ngon đem ra chợ bán để mua cho tôi vài bộ quần áo tết. Chú tôi là thầy thuốc nam, chú ấy thường hái lá phơi khô và chữa bệnh tiêu chảy. Chú bảo lá hay rể cây vú sữa đều có ích cả. Riêng chúng tôi, cây vú sữa là ngôi nhà lí tưởng những buổi trưa hè. Lũ trẻ chúng tôi thích bày đồ chơi dưới gốc cây rồi đóng giả mẹ con. Tôi quên làm sao được những trận mưa hoa rụng trắng đầu, chúng tôi nhìn nhau cười khúc khích. Tôi nhớ như in cái lần đầu tiên trong đời bị mẹ đánh vì nói dối, tôi đã khóc cả ngày rồi bỏ quần áo vào cặp ra đi. Tôi lang thang khắp cánh đồng và ngoài vườn mà không biết đi đâu. Cuối cùng tôi về lại cây vú sữa và trèo lên nhánh cao nhất ngắm mây trời. Trên những cành cây nghe chiếc lá hát thì thào tôi chợt nhớ lại câu chuyện cổ tích rồi òa lên khóc tìm mẹ. Cây ơi hãy tha thứ cho đứa trẻ bao lần khờ dại, dù tôi có lớn hơn nữa cũng chỉ là cô bé cần được che chở, vỗ về. Tôi tiếc chiếc lá xanh vội lìa cành vì cậu bé chẳng nghe lời mẹ. Tôi thương lắm những người mẹ suốt đời vì con cả đến khi mất rồi. Mùa trái chín năm nay tôi sẽ chọn trái thật ngon đem tặng mẹ và nói với mẹ rằng “cảm ơn mẹ đã trồng cây và dạy tôi biết trân trọng những người thân bên cạnh mình”.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NA
Xem chi tiết
YT
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
NG
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
SC
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết